Mới có 14 đơn vị đăng ký đào tại lại, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động
Tối ngày 17/9, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thông tin về kết quả triển khai Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ tới người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) của ngành BHXH Việt Nam.
Theo đó, mới có 14 đơn vị đăng ký đào tạo lại nghề cho 1.293 lao động.
Đào tạo kỹ năng nghề để thích ứng với thị trường lao động. Ảnh: TTXVN (ảnh chụp trước năm 2020)
Cụ thể, tính đến hết ngày 17/9/2021, BHXH các tỉnh tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 552 đơn vị với 97.840 lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 674 tỷ đồng tại 51/63 tỉnh, thành phố.
BHXH cũng xác nhận danh sách cho 1.212.780 lao động của 38.242 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 62/63 tỉnh, thành phố. Trong đó gồm 945.559 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 35.045 đơn vị; 152.817 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 2.136 đơn vị; 53.745 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 của 690 đơn vị, được NSDLĐ vay vốn trả lương ngừng việc; 37.777 NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động) của 197 đơn vị; 21.589 NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 160 đơn vị.
Đáng chú ý, BHXH cũng xác nhận cho 1.293 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 14 đơn vị. Lý do các đơn vị vẫn chưa đăng ký cho lao động đi đào tào lại, nâng cao kỹ năng để chuyển đổi ngành nghề, doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vì một số địa phương đang thực hiện giãn cách, các đơn vị vẫn cho nhân viên làm việc từ xa hoặc nghỉ việc luân phiên…
BHXH xác nhân danh sách cho trên 274.000 lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến hết ngày 12/8, các đơn vị BHXH trên cả nước đã xác nhận danh sách cho 274.610 lao động của 15.179 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ.
Lao động tại cơ sở giáo dục tư thục tại Hà Nội được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng.
BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 238 đơn vị với 41.425 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 292,3 tỷ đồng tại 35/63 tỉnh, thành phố.
BHXH các tỉnh thành cũng đã xác nhận danh sách cho 274.610 lao động của 15.179 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 60/63 tỉnh, thành phố.
Trong đó có 178.280 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 14.044 đơn vị; 15.230 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 526 đơn vị; 170 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 2 đơn vị; 34.345 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại 362 đơn vị, được doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc; 32.140 người lao động được doanh nghiệp đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động) của 124 đơn vị; 14.445 người lao động được doanh nghiệp đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 121 đơn vị.
BHXH Việt Nam triển khai Nghị quyết 68 hỗ trợ lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 Chiều ngày 9/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Quang cảnh cuộc họp. Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu cho biết, 4 đợt...