Mọi chuyện không đơn giản như tôi đã nghĩ…
Ban đầu tôi nghĩ mọi thứ đơn giản chứ không phức tạp như ba tôi nói. Đơn giản là ba bỏ mẹ con tôi là vì ba chê mẹ tôi quá già, quá xấu…
Tôi không bao giờ quên câu nói của ba tôi ngày rời bỏ mẹ con tôi: “Tụi con còn nhỏ, không thể nào hiểu được chuyện giữa ba mẹ. Sau này các con sẽ hiểu”. Năm đó tôi 17 tuổi. Qua từng năm tháng, tôi mong tới ngày mình đủ lớn để hiểu rõ mọi chuyện.
Hóa ra mọi thứ đơn giản chứ không phức tạp như ba tôi nói. Đơn giản là vì nó chỉ có một lý do duy nhất: ba bỏ mẹ con tôi là vì ba chê mẹ tôi quá già, quá xấu. Ba thấy xấu hổ khi đi cùng mẹ ra ngoài bởi đôi lần có người nói thấu tai ba rằng cứ tưởng ba đi với chị hai của ba chứ không phải vợ. Chỉ đơn giản vậy thôi mà ba bỏ mẹ tôi để chạy theo người phụ nữ khác. Khi tôi hiểu rõ điều này, lúc đầu tôi rất giận ba, cho rằng ba tham vàng bỏ ngãi, tham sang phụ khó.
Lớn thêm một chút, tôi nghĩ đó cũng là điều có thể hiểu được vì đàn ông cấu trúc cơ thể không giống đàn bà; giống đực bao giờ cũng có nhu cầu mạnh mẽ hơn giống cái. Tôi nghĩ vậy với đôi chút xem thường người đã sinh ra mình vì khi ông hành động như vậy thì phần “con” đã lấn át phần “người”.
Nghĩ như vậy nên tôi càng thương mẹ nhiều hơn. Tôi đã thề với lòng sẽ bù đắp cho mẹ tất cả những gì ba tôi đã lấy đi của mẹ. Khi nghe tôi nói điều này, mẹ chỉ cười: “Cái số của mẹ nó vậy thì mẹ chịu thôi, tụi con đừng bận tâm. Thật ra thì bây giờ mẹ thấy trong lòng nhẹ nhàng hơn khi còn chung sống với ba. Thấy ổng hạnh phúc, mẹ cũng mừng”.
Mẹ tôi nghĩ rằng ba tôi sẽ hạnh phúc khi được sống với một người phụ nữ trẻ đẹp. Khi ba đi ra ngoài với người phụ nữ ấy thì ba sẽ thấy vinh hạnh, tự hào. Còn mẹ, số phận cho mẹ gặp ba quá muộn. Khi mẹ ba mươi tuổi thì sự chênh lệch không quá lớn; nhưng khi mẹ bốn mươi tuổi thì thời gian dường như chạy nhanh hơn đối với người phụ nữ. Tuy mẹ và ba bằng tuổi nhau nhưng trông mẹ già hơn ba rất nhiều. Và khi mẹ năm mươi thì trong mắt ba đó đã là một bà già lụm cụm.
Sau này tôi mới biết, khi người phụ nữ năm mươi tuổi thì họ đã suy sụp rất nhiều. Cả sắc đẹp, sức khỏe, ham muốn tình dục đều sa sút nghiêm trọng. Và thế là người đàn ông của họ không còn thủy chung với họ như thuở ban đầu…
Ba tôi đã dọn ra ở với người phụ nữ khác tính tới nay đã được 10 năm. Trong 10 năm đó, ông chưa một lần quay về nhà. Khi muốn gặp anh em tôi, ông gọi điện hẹn ra quán cà phê hoặc thỉnh thoảng ông tới trường chờ tôi ở cổng. Thời gian đầu, tôi thấy mặt ba tôi toát lên vẻ mãn nguyện. Tôi nghĩ có lẽ ông hạnh phúc với lựa chọn của mình.
Khoảng 3 năm sau thì nhận xét của tôi đã thay đổi. Tôi thấy vẻ mỏi mệt hiện rõ trên khuôn mặt ba. Năm đó ông mới năm mươi ba tuổi. Có lần ông tâm sự: “Nếu được làm lại từ đầu, có lẽ ba sẽ có một sự lựa chọn khác”. Tôi hỏi ông lựa chọn thế nào thì ông lắc đầu im lặng.
Thêm 3 năm nữa thì tôi thấy ba tôi già xọm dù tôi biết rất nhiều năm mươi sáu tuổi vẫn còn rất phong độ. Ngược lại, mẹ tôi hình như lại trẻ ra. Mẹ siêng năng tập thể dục, mẹ đi chùa, ăn chay mỗi tháng mấy ngày. Tối tối mẹ lên mạng đọc tin tức, xem phim, nghe nhạc tiền chiến… Đôi khi tôi nhìn mẹ mê mải đến nỗi mẹ giật mình: “Có gì lạ mà con nhìn dữ vậy?”. Tôi khen mẹ đẹp và trẻ ra, mẹ cười rạng rỡ. Tôi nghĩ có lẽ mẹ đã tìm được sự an nhiên cho cuộc sống của mình.
Video đang HOT
Cho đến một ngày cách đây gần một năm, ba lại hẹn tôi ra uống cà phê. Trong cái lạnh hanh hao của tiết trời cuối năm, tôi nghe ba húng hắng ho. Tôi hỏi thì ba bảo tại ba hút thuốc lá nhiều. Ba hỏi tôi: “Quân này, nếu như ba có chuyện gì, ba nhờ con một chuyện được không?”. Tôi chăm chú nhìn ông: “Chuyện gì là chuyện gì hả ba?”. Ba tôi lại ho, mãi lát sau mới nói được: “Giả sử như ba chết đi chẳng hạn…”. Chỉ nói đến đó rồi ba tôi im lặng. Trong đôi mắt mờ đục của ông, tôi nhận thấy rất nhiều u ẩn chất chứa.
Hóa ra nỗi lo lắng của ba tôi là thằng nhóc con của ba và người phụ nữ kia. Đến giờ ba tôi mới thú nhận là chị ta đã bỏ ba để chạy theo một người đàn ông khác. Chuyện này xảy ra lâu rồi nhưng ba không dám nói vì sợ tôi cười chê. “Ba gởi thằng Bảo trong chùa…”- giọng ba tôi sũng nước. Rồi ông gục đầu, đôi vai rung lên bần bật.
10 năm đâu phải là quá dài đối với cuộc đời một con người, thế nhưng nó cũng đủ để đưa một con người từ đỉnh cao xuống vực sâu. Ba tôi giờ mắc bệnh lao phổi. Người ta cho ba nghỉ việc trị bệnh. Ba sợ lây cho thằng Bảo nên mới gởi nó vô chùa. Còn người phụ nữ kia từ ngày ra đi, không một lần trở về.
Giờ thì tôi đã hiểu một người phụ nữ có thể xây nên mọi thứ những cũng có những người phụ nữ có thể phá tan mọi thứ. Tôi không thể ngồi im nhìn ba tôi tàn lụi, thế nhưng trong sâu thẳm lòng tôi vẫn có một tiếng nói rằng hoàn cảnh của ba hôm nay là do chính ba tạo ra thì có thể trách móc được ai?
“Ba không trách cô ấy mà chỉ trách mình. Cái gì cũng có giá của nó. Ba không muốn làm phiền các con, cũng không muốn cho mẹ biết hoàn cảnh hiện nay của mình. Chẳng có ích chi. Chuyện ba làm thì hậu quả ba phải gánh chịu thôi… Chỉ thương thằng Bảo…”. Mỗi lần nhắc tới thằng Bảo, ba tôi lại nghẹn ngào.
Tôi đã đi tìm gặp thằng Bảo. Nó là một thằng nhóc rất đáng yêu, mặt mũi sáng sủa, ngoan ngoãn. Khi gặp nó, tự dưng tình cảm ruột rà bỗng dậy lên trong tôi. Tôi rất muốn được gần gũi, chăm sóc, thương yêu nó… Nhưng tôi không thể đem nó về nhà vì tôi sợ khoét vào vết thương đã lành của mẹ. Biết đâu khi trông thấy nó, những nỗi niềm sâu kín trong lòng mẹ tôi lại trỗi dậy. Và mẹ tôi sẽ buồn khổ khi hình ảnh thằng Bảo sẽ nhắc nhớ chuyện xưa, sẽ không thể nào sống an nhiên như những ngày tháng cũ.
Thế nhưng tôi cũng không đành lòng để nó ở trong chùa. Tôi muốn nó có một mái ấm thật sự giữa những người ruột thịt. Tôi không biết phải mở miệng nói với mẹ tôi thế nào. Tôi mất ăn, mất ngủ bao nhiêu ngày rồi. Và bây giờ thì tôi thấy mọi sự rất phức tạp chứ không đơn giản như mình đã từng nghĩ…
Theo NLĐ
Kiệt sức sau 1 ngày 'làm vợ'
Mấy ngày hôm nay vợ tôi đã bắt đầu nói bóng nói gió: "Thế nào, mùng 8/3 năm nay anh định tặng em quà gì đây? Hay là chúng mình lại đổi vai như năm ngoái nhé". Nói rồi cô ấy tủm tỉm cười. Còn tôi thì cứ méo hết cả mặt. Thôi năm nay tôi quyết mua đại thứ gì tặng cho cô ấy thôi chứ quyết không chơi trò đổi vai như năm ngoái nữa đâu. Cứ nghĩ lại 8/3 năm ngoái mà tôi sợ toát cả mồ hôi.
Vợ chồng tôi lấy nhau đã gần chục năm, 2 đứa con 1 lên 8 một lên 4. Tôi chưa bao giờ tặng hoa tặng quà cho vợ nhân ngày 8/3 cũng như ngày sinh nhật, ngày cưới và cũng chưa bao giờ có ý định đó. Chỉ bởi lý do: Tôi không thích. Tôi thấy nó cứ sến sẩm làm sao ấy. Còn vợ tôi, hồi đầu tiên cô ấy cũng phản ứng dữ lắm, cô ấy khóc lóc dỗi hờn đủ kiểu. Nhưng rồi về sau cô ấy đã thích nghi. Đến giờ cô ấy không có khía niệm ngày lễ.
Năm ngoái, trước ngày 8/3 tôi và vợ có trận cãi nhau to mà nguyên nhân xuất phát từ tôi. Tôi cũng muốn làm lành với vợ nhưng lại ngại. Rồi tôi chọn đúng ngày 8/3 cho có lý do chính đáng. Tôi thì thào hỏi vợ xem thích quà gì thì cô ấy bảo chẳng thích gì, chỉ cần chồng quan tâm chia sẻ với vợ mà thôi. Và nghe theo lời xúi giục của bạn bè, tôi gợi ý với vợ là sẽ đổi vai cho cô ấy trong đúng 1 ngày 8/3 để cho cô ấy có 1 ngày sung sướng. "Ôi dào tưởng chuyện gì chứ chuyện này đối với tôi cỏn con, tôi thừa sức làm được". Tôi nghĩ thầm như thế. Đen đủi cho tôi, ngày 8/3 năm ngoái rơi trúng vào ngày thường, các con tôi phải đi học.
Việc nấu ăn không hề đơn giản như tôi đã từng nghĩ.(Ảnh minh họa)
6g sáng: Chuông báo thức của chiếc điện thoại kêu, tôi mắt nhắm mắt mở quờ quạng. .. tắt đi ngủ tiếp và bị vợ vỗ đôm đốp vào người: Dạy đi anh ơi, để chuẩn bị ăn sáng cho con đi học.
Con tôi ngái ngủ, kiên quyết ì èo không tỉnh. Mọi khi, tôi thấy vợ cứ thủ thỉ gì đấy vào tai 2 đứa là chúng nó tỉnh như sáo, đứa lớn tự giác vào đánh răng rửa mặt, còn đứa bé cũng ngoan ngoãn theo mẹ đi đánh răng rửa mặt. Vậy mà đến lượt tôi gọi chúng cứ nằm im như là bị điếc vậy. Uớc gì tôi biết được mẹ con nó nói gì với nhau thì tốt biết mấy. Cuối cùng, vì sợ muộn học, muộn làm, tôi đành phải lớn tiếng vừa quát tháo vừa dọa dẫm xen lẫn thí sẽ mua đồ chơi cho chúng nó thì chúng mới chịu nghe lời bật dậy.
Dọn bát mỳ ra, 2 đứa chê mỳ bị cay bởi tôi không biết trút hết gói gia vị vào. Trứng thì bị sống nên chúng nhất quyết không ăn. Tôi nịnh mãi, chúng nể lắm mới khều khều vài miếng cho tôi vui lòng. Nhìn 2 bát mỳ còn nguyên, tôi lắc đầu ngao ngán. Ngó đồng hồ, gần sát giờ học nên tôi nén giận, bắt nó vào lấy sách vở, thay quần áo. Sau đó tôi cuống quýt tìm khăn tìm mũ cho con nhỏ nhưng mãi không thấy đâu. Cuối cùng vội quá đành lấy tạm cái mũ lưỡi chai của bố cho con gái đi học mầm non. Đến trường, các cô cứ cười khúc khích. Thả đứa nhỏ ở trường mầm non xong, tôi quay ra đưa thằng lớn đến trường.
Đường buổi sáng thì tắc, trường lại xa, mãi mới tới được cổng trường, ông con trai quần áo xộc xệch, xềnh xệch lôi cái balo đứt quai, chạy hộc tốc vô trường. Chưa kịp quay đầu xe, thằng con hét lên: Thôi chết bố không cho con mặc đồng phục, kiểu này con bị cô phạt. Rồi nó đứng khóc mếu máo. Tôi gãi đầu gãi tai không biết phải làm sao. Dỗ dành mãi nó không nghe đành phải gửi xe dắt nó vào lớp vào xin phép cô. Vậy là đến cơ quan bị muộn nửa tiếng.
Đến cơ quan ngồi chưa ấm chỗ thì lại nhận được cuộc điện thoại của cô chủ nhiệm: Con trai quên sách vở môn học chiều ở nhà. Vậy là tranh thủ 1 tiếng nghỉ trưa, trời thì mưa tầm tã, tôi hồng hộc phi xe về lấy sách vở cho con. Khổ nỗi chẳng biết nó thiếu những cái sách gì, có bao nhiêu là sách vở biết quyển nào vào với quyển nào. Để cho chắc ăn, tôi nhét hết sách vở ở nhà vào một cái balo to đùng mang đến cho con rồi quay lại công ty cho kịp giờ làm buổi chiều. Bụng thì đói vì chưa được ăn, lại mệt phờ vì đi lại cộng với dính tí nước mưa tôi cứ ngồi hắt hơi liên tục. Cuối cùng phải xin tạm mấy cái bánh ngọt của chị em trong công ty ăn chống đói.
Ngồi làm việc được một lúc ngoảng lên ngoảnh xuống đã lại đến giờ đón con. Tôi mắt trước mắt sau lẻn về sớm để đón thằng lớn trước, sau đó đến con bé sau. Ngày 8/3 nên đường chỗ nào cũng tắc, cũng đông. Tôi chở 2 đứa với lỉnh kỉnh balo, cặp sách, rồi túi sách vở to đùng phía trước nữa khiến tôi trông như một ông đi buộn. Đang muốn mau mau chóng chóng về nhà thì lại sực nhớ ra nhiệm vụ phải đi chợ.
Vừa đi đường tôi vừa vắt óc ra nghĩ xem hôm nay nấu món gì cho tử tế, cho vợ biết rằng không có vợ mình vẫn nấu được cơm ăn. Nghĩ mãi tôi mới tìm được ra món đơn giản, dễ làm: đó là trứng rán, rau muống luộc và cá rán. Công đoạn đi chợ cũng không mấy vất vả vì họ nói bao nhiêu tôi trả biết nhiêu. Thở phào vì xong được công đoạn chợ búa thì 2 đứa con giật áo liên tục chỉ vào hàng đồ chơi. Chúng đồng thanh bắt tôi phải mua vì lúc sáng đã hứa. Mặc dù lỉnh kỉnh treo đủ thứ trên xe nhưgn tôi vẫn phải miễn cưỡng chở chúng vào hàng đồ chơi và mua cho chúng. Xong xuôi 3 bố con kéo nhau về.
Bước chân về nhà lúc này đã là 6g tối, vợ vẫn chưa về. Vừa dắt cái xe vào nhà và ngồi phịch xuống ghế cho giãn gân giãn cốt thì vợ gọi thẽ thọt: Em đang đi xem phim cùng mấy chị ở công ty, lát nữa em về ăn cơm. Anh nấu giúp em nhé. Trời ạ, tôi đang mệt muốn chết đây mà còn phải có tiết mục nấu cơm nữa.
Đang ngồi thở thì 2 đứa con kêu ầm ầm lên là đói. Nấu cơm bây giờ thì không kịp. May quá, trong nhà còn ít bánh kẹo nên tôi dụ chúng ăn tạm để tôi đi nấu cơm. Rau luộc trứng rán, toàn món đơn giản nên tôi nghĩ mình làm được. Rau tôi mua sẵn nên chỉ cần rửa ào ào là xong. Trứng thì rán một lát đã xong. Cá thì cũng đã làm sẵn, tôi đặt lên bếp rán nhỏ lửa đợi vợ về. Tranh thủ trong lúc rán cá tôi chạy lên tầng xem bọn trẻ nó đang làm gì.
Vừa lên đến nơi thì một cảnh tượng hãi hùng xảy ra trước mắt. Toàn bộ chăn màn quần áo, đồ chơi tung tóe khắp nhà, 2 đứa nhà tôi đầu bù tóc rối đang chơi trò chiến tranh. Bình nước uống đổ lênh láng ra nhà, quần áo cái ướt cái khô lẫn lộn. Đứa bé cấu đứa lớn chảy cả máu, thấy tôi lên chúng nhao nhao ra mách tội nhau với bố. Tôi phát khóc vì không biết phải bắt đầu dọn dẹp từ đâu. Nhà tôi không rộng nhưng đồ đạc lại nhiều. Nói thế nào 2 đứa cũng chẳng chịu giúp tôi, bố cứ dọn trước con lại bày ra sau. Ăn bánh kẹo xong chúng xả đầy rác ở phòng ngủ, đồ chơi bạ đâu vứt đấy, mỗi chỗ một thứ. Vừa dọn tôi vừa mắng chửi chúng nó thậm tệ. Nghĩ lại mới thấy, bảo sao vợ mình cứ hay lắm mồm. Tắm rửa cho các con xong cũng là lúc vợ tôi về. Tôi mừng ra mặt, hí hửng như đứa trẻ mong mẹ về chợ.
Tôi cứ dọn trước thì bọn trẻ con nó bày ra sau
Nhưng vừa về đến nhà đã thấy vợ tôi kêu giời lên mùi gì. Chạy xộc vào bếp thì thấy chảo cá cháy đen xì, lại khen khét mùi đường. Hỏi vợ thì mới biết mình nhầm lẫn lọ muối và lọ đường nên mang đường vào ướp cá. Nhìn con cá cháy thui trên chảo, vợ tôi vừa tức vừa buồn cười. Bày mầm cơm ra, vợ tôi lại được trận cười như lắc lẻ khi thấy món rau muống của tôi bị nhũn đỏ quạch, chưa kể khuyến mại thêm một con sâu béo mũm mĩm trên đĩa. Thấy tôi nhăn nhó vợ tôi bảo: tại tôi không vớt rau ra ngay sau khi luộc.
Vậy là có 3 món thì hỏng mất 2 rồi. Tôi hồi hộp hi vọng mình vớt vát được món trứng rán thì không ngờ vợ tôi vừa ăn thử đã kêu ầm lên: Sao anh lại cho tỏi vào trứng? Tôi nghệt mặt ra: Cho vào cho thơm, mọi khi thấy em hay cho gì vào cơ mà. Trời ạ, đó là hành chứ không phải tỏi. "Ai đời ăn tỏi với trứng thế này bao giờ không?" Vợ tôi rít lên.
Vậy là bữa cơm hôm đó của tôi đã thất bại. Vợ tôi lụi cụi đi tráng lại mấy quả trứng cho bố con tôi ăn.
Đánh vật với bữa cơm xong, tôi lại phải rửa bát và dạy con học. Gọi là dạy học nhưng tôi có biết dạy gì đâu. Vợ tôi vẫn ngồi kèm con và bắt tôi ngồi bên cạnh. Quả thực tôi cảm thấy mình như bị vắt kiệt sức.
Xong xuôi mọi việc nhìn đồng hồ cũng là 11 giờ đêm. Lúc này đứa bé đã lăn lóc ra ngủ còn thằng lớn cũng đang ngáp dài ngáp ngắn. Tôi thì bải hoải hết cả người cứ như bị ai đó đánh cho một trận. Vợ tôi thì vẫn đang tỉnh như sáo, cô ấy còn trêu tôi: "Đêm nay, chúng mình kỉ niệm ngày 8/3 nhé!" Tôi nhìn cô ấy cười mà như mếu.
Nằm vắt tay lên trán nghĩ, vợ mình giỏi thật, từ trước tới nay cô ấy vừa đi làm vừa đảm đương việc nhà mà vẫn đâu vào đấy. Nhờ ngày này tôi mới thấu hiểu những nỗi vất vả của vợ, tôi thầm cảm ơn vợ lắm.
Từ giờ những ngày lễ tết, nhất định tôi sẽ tặng quà cho cô ấy. Bởi cô ấy là vợ tôi, cô ấy xứng đáng được tôn vinh.
Theo VNE
Tán gái không đơn giản Một anh chàng gặp khó trong chuyện tán gái. Ảnh minh họa - Nhà em ở đâu? - Ở đâu còn lâu mới nói. - Nói đi? - Ở tận gốc mít đi tít vào trong gặp tổ ong rẽ trái. - Thế ở xã nào? - Thôn cành lá, xã cành cây, huyện gió mây, tỉnh đồi núi. - Cho anh số...