Mời chuyên gia nước ngoài tư vấn động đất Sông Tranh 2
Ông Harsh K Gupta (ở Ấn Độ, chuyên gia kích động đất thích hàng đầu thế giới) đã nhận lời sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu động đất ở thủy điện Sông Tranh 2.
Chiều 19/9, GS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch Hội Địa chấn Châu Á cho biết, chuyên gia Harsh K Gupta sẽ sang tư vấn, giúp đỡ Việt Nam vào đầu tháng 11 nhân Đại hội lần thứ 33 của Hội tại Mông Cổ,
“Tôi mời chuyên gia này chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu vì động đất kích thích ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 tương tự như ở hồ chứa Koyna (Ấn Độ)”, GS Triều lý giải và cho biết hồ chứa này có dung tích 1 tỷ m3 khối nước, cao trình đập 100 mét đưa vào hoạt động năm 1963, đến năm 1967 thì động đất xảy ra 6,3 độ ritcher. Trận động đất đã tạo nên những cột sóng cao trong hồ chứa, tràn qua đập gây phá hủy thành phố Koyna làm chết 200 người. Chính phủ Ấn Độ đã chi 70 triệu USD để lập dự án, nghiên cứu chi tiết về động đất kích thích liên quan đến hồ chứa nguy hiểm này.
Động đất liên tiếp gây sạt lở vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.
GS Triều cho rằng, về nguyên tắc không được xây dựng hồ chứa trong khu vực đới đứt gãy đang hoạt động, nhất là đối với các hồ có sức chứa lớn trên dưới 1 tỷ m3 nước. Lo ngại nhất là khu vực thủy điện Sông Tranh 2 có đới đứt gãy mang tên Trà My chạy qua thị trấn Trà My xuyên qua vai trái đập thủy điện đang có biểu hiện hoạt động mạnh. Do vậy, nhà chức trách cần thận trọng trước khi tích nước hồ chứa trở lại sau sự cố thấm ở đập thủy điện gấp rút lắp đặt các trạm địa chấn đo động đất nghiên cứu động đất kich thích ở khu vực này thật chính xác, nắm được quy luật hoạt động của nó thì mới có thể cảnh báo kịp thời giúp người dân vùng hạ lưu tránh được thảm họa.
Cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định cấp 100 tấn gạo để hỗ trợ cho hơn 2.300 nhân khẩu là người dân tái định cư tập trung của thủy điện Sông Tranh 2 với mức 15kg cho một khẩu mỗi tháng. Những hộ không nằm trong diện tái định cư nhưng bị thiệt hại nặng do những trận động đất gây ra cũng được hỗ trợ gạo. Chiều nay, UBND huyện Bắc Trà My cũng đã trích ngân sách dự phòng 100 triệu đồng hỗ trợ 17 hộ gia đình có nhà bị nứt nẻ, bị ảnh hưởng do những trận động đất vừa qua.
Video đang HOT
Động đất liên tục xảy ra khiến người dân ở huyện Bắc Trà My và các địa phương lân cận thủy điện Sông Tranh 2 hoang mang sợ hãi. Ảnh: Trí Tín.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng vừa gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét mức độ an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 trước khi tích nước hồ chứa trong mùa mưa bão. Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đối với trường hợp sự cố vỡ đập thủy điện đồng thời tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt. Bộ Khoa học và Công nghệ cần triển khai đề tài nghiên cứu động đất tại huyện Bắc Trà My và vùng lân cận trong năm 2012.
Để giải tỏa nỗi lo của người dân vùng động đất, huyện Bắc Trà My đã lên kê hoạch mở 3 lớp tâp huân kiên thức ứng phó với đông đât cho 6 xã vùng trọng điêm bị ảnh hưởng đông đât trực tiêp mạnh nhất là: Trà Tân, Trà Đôc, Trà Giác, Trà Bui, Trà Sơn và thị trân Bắc Trà My. Hai lớp dành cho toàn bô cán bô quản lý, giáo viên đứng lớp của các đơn vị trường học. Môt lớp dành cho cán bô chủ chôt, các hôi đoàn thê và quân dân chính các thôn, tô.
Theo VNE
'Cần lập phương án di dân khi phát hiện khả năng vỡ đập'
Lo ngại trước tình hình động đất bất thường xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa đề xuất Chính phủ giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm an toàn tính mạng người dân khu vực này.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 18/9, GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho biết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa gửi văn bản đề xuất Chính phủ về giải pháp ứng phó động đất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân sinh sống ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 bị sạt lở nặng do động đất dồn dập, chủ đầu tư phải dùng rọ đá làm bờ kè bảo vệ dọc hai bên tuyến đường từ huyện Bắc Trà My đi Nam Trà My. Ảnh: Trí Tín.
Trong văn bản này, các chuyên gia khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 chưa đạt yêu cầu. Do vậy, mùa mưa lũ năm nay, khi cho tích nước cần có quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở vùng hạ du. Trong quá trình tích nước phải luôn theo dõi ứng suất thân đập, nếu ứng suất này vượt quá giới hạn thì phải xả bớt nước.
"Cần xây dựng phương án di dân khi phát hiện đập có khả năng bị vỡ. Lập mạng lưới cảnh báo cho người dân, đo vẽ bản đồ theo giả định vỡ đập, đánh dấu các khu có cao trình an toàn để người dân có thể di dời trong tình huống xấu xảy ra", GS Hồng đề xuất.
Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng động đất kích thích là hiện tượng mới ở Việt Nam, chưa có một tiêu chuẩn kỹ thuật nào về vấn đề này. Chính phủ cần giao cho một bộ (ngành) lập tiêu chuẩn để đánh giá đập thuỷ điện Sông Tranh 2 có an toàn hay không. Đập này được đặt trên một nền nằm trong khu vực có những đới đứt gãy hoạt động. Việc xuất hiện động đất kích thích có thể là dấu hiệu của sự hoạt động trở lại của đới đứt gãy. Nếu việc khoan phụt của thiết kế không giải quyết được tận gốc vấn đề này thì đập khó đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu và Viện Địa chất kiểm tra vết nứt tại một trường học ở huyện Bắc Trà My do động đất gây ra. Ảnh: Trí Tín.
Ngay khi đi vào tích nước, đập đã có hiện tượng thấm quá mức cho phép. Hiện nay đã dược xử lý ở bề mặt đập bằng cách dán màng keo ngăn nước ở thượng lưu. Còn các lỗ hổng trong thân đập do thấm gây ra cần được đánh giá trước khi cho phép tích nước. Do vậy, việc lấy mẫu thân đập vừa qua ở lúc chưa tích nước để kiểm tra về cường độ là chưa bảo đảm thân đập đã ổn định, cần tiếp tục theo dõi ứng suất trong thân đập khi tích nước.
Rạng sáng nay, chính quyền địa phương cùng người dân đã ghi nhận ba trận động đất khiến người dân lại bỏ chạy ra khỏi nhà. Tuy nhiên do động đất dưới 2 độ ritcher nên các Trạm địa chấn của Viện Vật lý địa cầu đặt ở Bình Định, Huế không thể ghi nhận được. Như vậy, trong vòng một tháng qua tại khu vực này đã xảy ra đến 20 trận động đất.
Trước tình hình động đất xảy ra dồn dập, GS Cao Đình Triều, Viện Vật lý Địa cầu khuyến cáo, trong quá trình tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 cần theo dõi sát sao diễn biến của động đất. Nếu các trận động đất nhỏ xảy ra liên tiếp kèm theo mực nước hồ dâng cao, trận động đất mạnh hơn có thể xảy ra sau đó. Khi ấy cần quan tâm gia cố, chống rò rỉ nước cho đập thủy điện.
Động đất xảy ra dồn dập khiến người dân ở huyện Bắc Trà My và nhiều địa phương sống lân cận thủy điện Sông Tranh 2 hoang mang, sợ hãi. Ảnh: Trí Tín.
Chiều 18/9, Thường trực Hội đồng khoa học thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức cuộc họp khẩn, lấy ý kiến đoàn khảo sát, các chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu, Viện Địa Chất... để tổng hợp ý kiến nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình động đất thủy điện Sông Tranh 2. Văn bản kết luận này sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét trước khi quyết định cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tích nước trở lại hồ chứa thủy điện này.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các địa phương triển khai tập huấn ứng phó động đất cho người dân đồng thời khảo sát những vị trí đồi cao, xây dựng phương án diễn tập sơ tán, di dời dân, chủ động phòng tránh trong tình huống xấu nhất là vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2.
Theo VNE
Động đất 'nguy hiểm nhất' tại Sông Tranh 2 Rạng sáng nay, hai trận động đất lại xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 có độ chấn tiêu nông nhất so với những lần trước. Đây được xem là động đất có độ nguy hiểm, sức công phá bề mặt cao. Lúc 0h37 ngày 17/9, lòng đất ở huyện Bắc Trà My bỗng phát ra tiếng nổ, nhà cửa...