Mọi chuyện cứ để đàn ông lo
Cuộc đời mỗi người chỉ cần cầu cho mình được một chút may mắn thôi cũng đủ để thay đổi số phận. Vì thế phụ nữ không cần phải gồng mình lên chống chọi với thế giới đâu. Mọi việc cứ để đàn ông lo.
Người ta nói phụ nữ xinh đẹp bao nhiêu, tài giỏi bao nhiêu cũng không bằng may mắn. Mai là một trong những cô gái may mắn khi tìm được một bến đậu neo thân vững chắc, an toàn. Cô xuất thân từ một gia đình thuần nông, bố mẹ quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho trời.
Cô cũng không xinh đẹp, không đảm đang vậy mà lại lấy được một người chồng tử tế, gia đình gia giáo, công việc ổn định. Ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ Mai, người vui cho Mai cũng có, mà ghen ghét đố kỵ với cô cũng có.
Giá Mai không giàu có, không phải thiên kim tiểu thư nhưng kéo lại được nhan sắc xinh đẹp, hay nước da nõn nà, đảm đang, ăn nói dễ nghe thì đã đành, đằng này nhắc đến cái gì Mai cũng chỉ thuộc dạng chung, không có chút gì nổi bật nhưng cuộc đời Mai lại sung sướng kể từ khi bước chân đi làm dâu.
Cuộc đời mỗi người chỉ cần cầu cho mình được một chút may mắn thôi cũng đủ để thay đổi số phận (Ảnh minh họa)
Chồng Mai làm bác sỹ, anh yêu Mai đơn giản chỉ vì tìm được sự đồng cảm ở Mai, cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc mỗi khi bên Mai. Bản thân anh đã có cuộc sống sung túc, vương giả nên anh không cần một người vợ tài giỏi, không cần vợ giàu có, lại càng không cần một cô vợ quá xinh đẹp. Anh vẫn thường nói với Mai, “‘mọi thứ anh cần chỉ là sự vừa mắt, quá một tí anh không chịu được, &’chói chang’ anh cũng không chịu được…”.
Nhắc đến bố mẹ chồng Mai thì càng khiến người ta phải ngưỡng mộ, ghen tị. Ông bà đã có tuổi, là dân trí thức đã về hưu. Thứ ông bà cần ở một người con dâu là sự ngoan ngoãn, hiếu thảo. Những thứ đó Mai lại có thừa. Được chồng yêu chiều, bố mẹ chồng quan tâm coi như con gái trong nhà Mai ngày càng trở nên xinh đẹp, ăn nói cũng khác nhiều so với trước kia. Thậm chí bạn bè lâu ngày không gặp khó có thể nhận ra Mai.
Từ một cô nàng có nước da bánh mật, đặc sệt nét quê trên mặt, ăn nói, đi đứng suồng sã… nay như được lột xác trở nên trắng trẻo, xinh đẹp, cách ăn nói đi đứng cũng chỉn chu hơn, đúng phong cách của người có tiền. Duy chỉ có điều mà mọi người nhìn thấy rõ rệt ở Mai là cách đối xử của cô với mọi người trở nên điềm đạm, trang trọng hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Cũng bởi cuộc sống của Mai đã khác xưa. Cô không còn phải lo lắng nghĩ suy đến chuyện cơm áo gạo tiền, ăn bữa nay đã lo đến bữa mai. Mọi việc trong nhà từ bé đến lớn đã có chồng cô lo, có bố mẹ chồng giúp đỡ. Việc của cô bây giờ chỉ là làm tròn trách nhiệm một người con dâu, coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, coi nhà chồng như nhà đẻ, tôn trọng chồng và sống đức độ như truyền thống gia đình cô bấy lâu. Đó cũng vì cô may mắn nên mới có được một nhà chồng như vậy.
Ngoài kia có biết bao nhiêu người phụ nữ luôn cố gồng mình tỏ ra thông minh, có người lấy chữ nghĩa, học vị, bằng cấp ra chứng tỏ tài giỏi, cũng có người có chút nhan sắc hơn người luôn nghĩ mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ… thông minh đó, tài giỏi đó, xinh đẹp đó nhưng chỉ thiếu đi chút may mắn thôi thì cuộc đời cũng đủ để rẽ ngang.
Đâu phải lúc nào phụ nữ tài giỏi, thông minh, xinh đẹp cũng có được cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, giàu sang. Người ta nói “càng khôn ngoan lắm càng oan trái nhiều, chữ tài liền với chữ tai một vần…”. Thông minh, xinh đẹp như Thúy Kiều mà cuộc đời cũng bảy nổi ba chìm. Âu cũng chỉ là thiếu đi may mắn mà thôi.
Những người như Mai giống như “chuột sa chĩnh gạo”. Chẳng vì thế mà cô luôn cố gắng giữ gìn hạnh phúc, coi trọng những gì mình có. Cuộc đời mỗi người chỉ cần cầu cho mình được một chút may mắn thôi cũng đủ để thay đổi số phận. Vì thế phụ nữ không cần phải gồng mình lên chống chọi với thế giới đâu. Mọi việc cứ để đàn ông lo.
Theo Giadinhvietnam
'Chứng nhân' cuộc tình
"Đêm nay bên em say trăng Đà Lạt huyền mơ, trăng lồng trong lá. Lung linh trăng soi sáng tỏ tình em, ngây ngất môi cười...". Ít ai biết, những âm điệu da diết của bài hát Say trăng làm nao lòng bao người yêu xứ sở thông reo; là sự trút cạn nỗi dằn vặt, đau đớn của một cuộc tình.
Bữa cơm gia đình là "trách nhiệm" chung của vợ chồng
Mối tình nhiều đau khổ
Cảm xúc, những rung động yêu đương không phải là điều ai cũng "cai quản" được. Đời sống thường có nhiều cuộc tình mà tự thân người trong cuộc không mong muốn và cũng chưa sẵn lòng đón nhận. Nhạc sĩ Đình Nghĩ (Trưởng đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Lâm Đồng) mở đầu bằng những cắt nghĩa về mối tình giữa anh với chị Trần Thị Hồng Phương như thế. Đó là thời điểm năm 1996, Đình Nghĩ gặp Hồng Phương trong một cuộc thi âm nhạc do anh làm giám khảo. Cảm giác quyến luyến, nhớ nhung là "sợi dây" kéo họ gần nhau kể từ cuộc thi kết thúc. Trớ trêu, đó chẳng phải điều hai người mong đợi. Hồng Phương khi ấy đã "độc thân trở lại" sau hôn nhân tan vỡ nhưng Đình Nghĩ lại ở "thế" vướng bận, chịu sự ràng buộc của một gia đình.
Nói "vướng bận", "ràng buộc" là bởi bấy giờ, đời sống hôn nhân của Đình Nghĩ đã đứng bên đổ vỡ, với những trục trặc ẩn giấu từ lâu. Nhiều người biết. Nhưng, trước nhiều người, biện giải kiểu gì thì cuộc tình nảy sinh giữa anh với Hồng Phương không tránh khỏi phán xét. Ngay cả gia đình Hồng Phương cũng ra sức can ngăn. Bởi thế, với hai trái tim hồng đang bừng lửa yêu kia, điều tiếng dư luận lẫn trở ngại từ người thân là những áp lực phải đương đầu.
"Lắm khi quá mệt mỏi, tôi muốn chấm dứt bằng cách không gặp Đình Nghĩ nữa" - Hồng Phương kể. Quả thật, đau khổ, dằn vặt khiến chị nhiều lần tìm cách chạy trốn, lánh mặt người yêu. Chị phải tự nhủ lòng: anh "dân" nghệ sĩ, tình cảm hẳn như mây gió thoảng qua. Mà thói đời, cố quên thường càng nhớ. Để rồi, mỗi lần gặp lại, chị thấy mình yêu anh hơn. Đình Nghĩ cũng chẳng khác, nhận ra cuộc sống không thể nào thiếu chị.
Say trăng ra đời trong một cuộc gặp sau những ngày tìm kiếm; anh đưa chị dạo khuôn viên Trường ĐH Đà Lạt vào một tối trăng tròn. Xúc cảm với bối cảnh sương lạnh, trăng vờn khuất đồi thông và từ nỗi khổ tâm chung đang đày đọa tim yêu khiến Đình Nghĩ bật thành những ca từ da diết. "...Dù một nửa thôi, có nhau bên đời" - Đình Nghĩ giải thích: "Dù không đến được với nhau, tôi vẫn xin được sống trong tình yêu này, xin được yêu Phương mãi".
Bài hát tặng riêng cho người tình, sau đó trở thành "hiện tượng"; được yêu cầu nhiều nhất trên sóng phát thanh Lâm Đồng. Tiếp sau là hàng loạt ca khúc làm nên tên tuổi Đình Nghĩ, cũng lấy xúc cảm từ người-yêu-không-đến-được; như Ru tình Đà Lạt, Lời ru trong mưa, Đồi cỏ cháy, Mùa đông như thế... Người ta đón nhận, yêu quý tất cả các sáng tác của anh trong thời điểm này, thậm chí ví von Hồng Phương là "nàng thơ", song người ta vẫn không quên nhìn chị bằng ánh mắt nghi ngại. Hồng Phương không thanh minh.
Chị yêu anh lặng lẽ, cất giấu tình cảm riêng trong lòng. Chị không đòi hỏi một danh phận hay bất cứ sự ràng buộc nào, kể cả mong chờ. Cho đến sáu năm sau, mầm mống ly tán đã thực khiến tổ ấm của Đình Nghĩ đổ vỡ - trong sự tôn trọng, thống nhất, sắp đặt ổn thỏa giữa cả hai vợ chồng; anh mới chính thức thoát ra những ràng buộc và thành người "tự do". Chẳng tham vọng một cái kết tốt đẹp, nhưng đó là lúc không còn trở ngại nào ngăn Đình Nghĩ - Hồng Phương đến với nhau. Một bữa tiệc đơn sơ chỉ với hai tâm hồn để được thuộc về nhau; cho bao khổ tâm, dằn vặt lùi về quá vãng
Gia đình nhỏ của Đình Nghĩ - Hồng Phương
Vin mối tình đứng lên
Yêu thương là vậy, khó khăn là thế mới trở thành của nhau. Nhưng, về dưới một mái nhà lại là chuyện khác, với bao trái nghịch nảy sinh buộc phải dung hòa nếu không muốn rơi vào vết xe đổ họ đều từng trải qua. Hồng Phương tâm sự, không ít lần chị muốn... ngã dúi khi "Đình Nghĩ chồng" hơi khác "Đình Nghĩ người yêu". Chị là người nhẹ nhàng, thích sự lãng mạn.
Ấy vậy mà, mười mấy năm chung sống, thi thoảng chị mới được "Đình Nghĩ chồng" tặng hoa hay trao cho lời chúc đẹp đẽ trong những ngày quan trọng. Bận bịu công việc, anh cũng ít có thời gian cùng chị rong chơi trong những chiều Đà Lạt vàng nắng/ đêm sương. Thế nên, trong một thời gian dài của đoạn đầu chung sống, chị thường... nổi ghen khi những "anh", "em", "nàng" trong sáng tác mới của chồng không thấy dáng dấp vợ. Nhiêu đó thôi đủ khiến cuộc sống chung nhuốm màu mỏi mệt.
"Làm sao để vượt qua?" - tôi hỏi. Hồng Phương cười: "Điều cốt yếu mình hiểu rằng đó là con người, tính cách của ảnh. Chẳng ai có thể một cách rốt ráo thay đổi được người bạn đời theo ý riêng mình. Muốn dung hòa chỉ còn cách biết chấp nhận, vì có ép bắt họ làm điều mình muốn, mình cũng chẳng vui. Tôi tìm sự lãng mạn khác ở anh, như là người chồng biết san sẻ việc nhà, sẵn sàng phụ vợ bếp núc". Còn anh Đình Nghĩ giải thích: "Lãng mạn đâu cứ là vuốt tóc, tặng hoa, trao cho nhau lời nói hay hành vi ngọt ngào.
Tôi lãng mạn theo kiểu của riêng mình. Một ánh mắt của vợ, một lọn tóc bay bay hay nhìn thấy sự vất vả lo toan cho gia đình của cô ấy đủ khiến tôi rung động và xúc cảm này tôi dồn trong... sáng tác". Hồng Phương tập yêu những khoảnh khắc chồng "ngẩn ngơ" chỉ bởi... lọn tóc bay của mình thay cho lời nói. Để rồi, Em nghiêng phía anh có nghe bờ xa, bao la cánh nhạc ru hời... (Em nghiêng phía anh) ra đời không khỏi khiến chị rưng rưng. Trên hết, chị hiểu rằng, "bó hoa" lớn nhất anh tặng chị chính là hàng loạt giải thưởng âm nhạc anh mang về hàng năm. Ngay cả việc anh là nghệ sĩ, vẫn không quên cùng vợ duy trì bữa cơm gia đình đã đủ để tin yêu, trân trọng.
Tôi bật cười với ý nghĩ, phải chăng, hôn nhân của nghệ sĩ thì mâu thuẫn nảy sinh cũng... nghệ sĩ không kém. Bởi thế, tôi càng ngạc nhiên khi Đình Nghĩ - Hồng Phương bàn về sự "chỏi" nhau trong việc dạy dỗ cậu con cưng - Nguyễn Đình Phúc. Ở Đà Lạt, Phúc khá nổi tiếng với ngón đàn piano điệu nghệ. Phát hiện năng khiếu của con, ngay từ khi Đình Phúc còn nhỏ, anh Đình Nghĩ đã quan tâm chăm chút, rèn luyện để con trai phát triển.
Mỗi ngày, anh dành nhiều thời gian cùng con tập đàn. Muốn hướng con trở thành nghệ sĩ piano, anh không đặt nặng chuyện học hành với những môn Văn, Toán. Anh cũng "cởi bỏ" cho con tất cả các áp lực học thêm, phải đạt danh hiệu học sinh giỏi hay nếu lỡ có phạm điểm "0", "1" cũng chẳng thành vấn đề lớn lao.
Trong khi đó, Hồng Phương nghĩ khác, chị tâm niệm con phải có một nền tảng kiến thức chung nhất định thông qua thành tích học vấn; để mai sau, vẫn còn nhiều cánh cửa cho con lựa chọn. Sau vài lần tranh luận, ai cũng cho mình đúng; cuối cùng, họ dung hòa bằng thỏa thuận: chị tôn trọng giờ khắc cha con đắm trong âm nhạc, anh không ý kiến khi chị chỉ dẫn con học bài hoặc bàn luận chuyện trường lớp của con.
Theo Đình Nghĩ, trong đời sống hôn nhân, mâu thuẫn lớn hay nhỏ nếu không ngồi lại tháo gỡ, giải quyết đều trở thành "ung nhọt". Lẽ đó, anh luôn đề cao việc vợ chồng phải cởi mở và biết chia sẻ để cùng nhau tháo gỡ những gút mắc, đạt đến tiếng nói chung. Ngoài "hạ nhiệt" cái tôi để học cách chấp nhận, vì nhau; Đình Nghĩ lẫn Hồng Phương đồng tình, điều để hai người cùng vin vào gìn giữ hạnh phúc, gắn bó nhau hơn; là những năm tháng mòn mỏi, đau khổ yêu thương, mà "sự sống" của Say trăng là "chứng nhân" cho họ.
Theo Baophunu
Cưới con gái nhà người ta về thì thương đi chứ? "Vợ mình, mình không thương chẳng lẽ chờ thằng khác thương dùm". Một ngày mưa nhưng cả hai gia đình đều ấm áp và hạnh phúc. Cuộc đối thoại giữa hai người chồng cùng tuổi và lấy hai cô vợ cũng cùng tuổi với nhau sẽ khiến bạn phải suy nghĩ về cuộc hôn nhân của mình. Họ là bạn từ thời đại...