Mọi chú ý đổ về Triều Tiên khi đàm phán phi hạt nhân đình trệ
Đặc phái viên Hàn Quốc tới thăm Triều Tiên được kỳ vọng sẽ phá vỡ sự đình trệ trong đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều.
Đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc dự kiến tới thăm Bình Nhưỡng vào ngày 5/9, theo đó, mọi sự chú ý đang đổ vào cuộc làm việc lần này giữa hai miền Triều Tiên, trong đó là việc Triều Tiên sẽ đề xuất gì cho tiến trình phi hạt nhân hóa?
T ổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử. Ảnh: Getty
Chuyến thăm của đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng lần này diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ dường như bị đình trệ sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ hoãn chuyến thăm Bình Nhưỡng của Ngoại trưởng Mike Pompeo với lý do phía Triều Tiên thiếu các hành động trong tiến trình phi hạt nhân hóa.
“Nếu Triều Tiên cam kết công khai các cơ sở hạt nhân của mình, thì điều này có ý nghĩa rất lớn. Trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy tiến trình phi hạt nhân hóa bị đình trệ thì việc Triều Tiên đồng ý đón tiếp đặc phái viên của Hàn Quốc đã cho thấy khả năng tiến triển của quá trình này. Theo đó, Triều Tiên có thể đề xuất “một món quà”- điều đã được đề cập tại cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều”, nhà nghiên cứu trưởng Shin Beom-chul tại Viện nghiên cứu chính sách Asan nhận định.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Shin Beom-chul cũng nhắc lại việc Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp Thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trước đó đã thể hiện thiện chí sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân nếu an ninh của Bình Nhưỡng được đảm bảo. “Món quà” ông Shin Beom-chul đề cập chính là việc Bình Nhưỡng có thể sẽ cam kết thực hiện các hành động cụ thể để tiến hành phi hạt nhân hóa.
Theo các nhà quan sát, kết quả chuyến công du Bình Nhưỡng của đặc phái viên Hàn Quốc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Trong đó, có việc liệu phái đoàn Hàn Quốc có gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên hay không, vốn là điều mà Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc vẫn chưa thể xác định.
“Nội dung chính trong chuyến công du của đặc phái viên Hàn Quốc sẽ là cuộc gặp Thượng đỉnh sắp tới giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng phải đóng một vai trò thiết yếu trong đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên. Bởi vì, sự đình trệ này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới Thượng đỉnh liên Triều”, Giáo sư Koh Yu-hwan tại trường Đại học Dongguk nhìn nhận.
Giới chuyên gia cho rằng, chuyến công du Bình Nhưỡng của đặc phái viên Hàn Quốc nếu diễn ra suôn sẻ có thể sẽ mở đường cho cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng sau ngày Quốc khánh Triều Tiên 9/9 tới./.
Theo Hoàng Lê/VOV.VNNguồn Korea Times
Ai được Tổng thống Hàn Quốc "chọn mặt gửi vàng" sang Triều Tiên đàm phán?
Một đặc phái viên sẽ thay mặt Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sang Triều Tiên để tiến hành đàm phán với quốc gia láng giềng trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có dấu hiệu ấm dần lên.
Ông Kim Jong-un mời Tổng thống Hàn Quốc tới Triều Tiên
Tổng thống Moon Jae-in (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: Getty)
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump gần đây, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết ông sẽ cử một đặc phái viên sang Triều Tiên để trao đổi với quốc gia láng giềng về một loạt vấn đề. Trong chuyến đi tới Triều Tiên, đặc phái viên Hàn Quốc dự kiến sẽ kêu gọi Bình Nhưỡng đàm phán với Washington về việc phi hạt nhân hóa trước khi các cuộc đàm phán liên Triều được tổ chức. Ngoài ra, đặc phái viên Hàn Quốc có thể sẽ trao đổi với phía Triều Tiên về triển vọng tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Những gương mặt được cho là sẽ đại diện Tổng thống Moon Jae-in sang Triều Tiên đàm phán gồm Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Suh Hoon và Bộ trưởng Bộ Thống nhất Cho Myoung-gyon. Cả hai quan chức cấp cao này đều từng tham dự các cuộc gặp với hai phái đoàn cấp cao Triều Tiên khi họ sang Hàn Quốc dự lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội mùa Đông hồi tháng trước.
Cả ông Suh và ông Cho đều có mặt trong cuộc gặp của Tổng thống Moon Jae-in với bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khi bà gửi bức thư của anh trai tới nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhân chuyến thăm tới quốc gia láng giềng hôm 9/2. Trước khi Tổng thống Moon Jae-in nhậm chức, Giám đốc Suh Hoon và Bộ trưởng Cho Myoung-gyon cũng từng tới Triều Tiên đàm phán dưới thời cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon (trái) đón bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un, và Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam tại Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ở Seoul. (Ảnh: AFP)
Theo Korea Times, hai quan chức cấp cao khác được cho là nằm trong danh sách "chọn mặt gửi vàng" của Tổng thống Moon để đàm phán với Triều Tiên, gồm Chánh văn phòng Tổng thống Im Jong-seok và Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Chung Eui-yong. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 2/3 cho biết ông Moon Jae-in sẽ sớm công bố quyết định chọn đặc phái viên nào.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã hạ nhiệt trong những tuần gần đây khi Thế vận hội mùa Đông diễn ra tại Hàn Quốc (9-25/2). Sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un bày tỏ lập trường hòa hoãn và quyết định cử đoàn vận động viên Triều Tiên sang Hàn Quốc, Mỹ và Hàn Quốc cũng nhất trí dừng các cuộc tập trận chung giữa hai nước. Các cuộc tập trận dự kiến được lùi sang tháng 4 sau khi Thế vận hội dành cho người khuyết tật tại Hàn Quốc (Paralympic) kết thúc.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ cử đặc phái viên tới Triều Tiên trước khi cuộc tập trận chung được nối lại do lo ngại cuộc tập trận này có thể ảnh hưởng tới tâm lý sẵn sàng đối thoại của Bình Nhưỡng. Một số nguồn tin nói rằng đặc phái viên Hàn Quốc sẽ sang Triều Tiên trong thời gian diễn ra Paralympic, dự kiến kéo dài từ ngày 9-18/3.
Trước đó, trong thư gửi Tổng thống Moon Jae-in, ông Kim Jong-un đã mời nhà lãnh đạo Hàn Quốc sang Triều Tiên trong thời gian sớm nhất và đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Ngoài Hàn Quốc, Bình Nhưỡng cũng để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ. Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol đã nói với Tổng thống Moon Jae-in khi ông tới Hàn Quốc dự lễ bế mạc Thế vận hội rằng, Bình Nhưỡng sẵn sàng đối thoại với Washington. Tuy nhiên cho đến nay cả hai bên vẫn chưa có những bước đi cụ thể để thực hiện tuyên bố này.
Thành Đạt
Theo Dantri
Cuộc gặp thượng đỉnh đánh dấu những "lần đầu tiên" trong lịch sử Hàn - Triều Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày mai được xem là sự kiện lịch sử, đánh dấu những "lần đầu tiên" trong quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Moon Jae-in (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: AP) Theo giới quan sát, cuộc gặp giữa Tổng thống...