Mỗi cá nhân trong bệnh viện là những đại sứ hòa bình của Việt Nam
Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại lễ tuyên dương Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc về nước vào chiều 5.12.
Cùng với việc tích cực tham gia thảo luận, hoạch định chính sách liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế, đề cao việc tuân thủ nguyên tắc của pháp luật quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, đấu tranh chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, hiện nay Việt Nam đã cử lực lượng quân đội tới các nước có xung đột để trực tiếp tham gia vào các hoạt động nói trên.
Phó thủ tướng khẳng định Việt Nam chân thành mong muốn nhân dân các nước trên thế giới đều được sống trong hòa bình, phát triển và hạnh phúc. Việt Nam chủ trương đóng góp thực chất hơn nữa vào các công việc chung của thế giới trong khuôn khổ hợp tác của Liên Hợp Quốc, nhất là những lĩnh vực có thể chia sẻ kinh nghiệm như tái thiết sau chiến tranh, xóa đói, giảm nghèo…
Việc tham gia hoạt động gìn giữa hòa bình Liên Hợp Quốc bằng hình thức cử các lực lượng tới các phái bộ là minh chứng thể hiện trách nhiệm và sự chung tay góp sức của Việt Nam đối với các quốc gia còn chìm trong xung đột, đói nghèo.
Phó Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1, của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Các cán bộ, nhân viên Bệnh viện Dã chiến cấp 2, số 1 đã đoàn kết chặt chẽ, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Quân đội và niềm tin yêu của nhân dân.
“Mỗi cá nhân trong bệnh viện là những đại sứ hòa bình của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ mang tính nhân văn sâu sắc theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là giúp bạn là giúp mình, đã làm tô thắm hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình trong mắt bạn bè thế giới”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Video đang HOT
Phó thủ tướng cũng biểu dương 63 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Dã chiến đã quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Liên Hợp Quốc, phái bộ, pháp luật của quốc gia sở tại, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam, đảm bảo an toàn trong thực hiện nhiệm vụ.
Các nhân viên của Bệnh viện Dã chiến cấp 2.1 trong một ca cấp cứu được thực hiện tại Nam Sudan – Ảnh: C.N
Cũng tại buổi lễ tuyên dương Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, Bộ quốc phòng đã công bố Quyết định và trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc từ năm 2014 đến năm 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.
Theo đó, có 2 tập thể (Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1) và 1 cá nhân (thiếu tướng Hoàng Kim Phụng – Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam) được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; 1 cá nhân, 1 tập thể được tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 1 tập thể và 5 cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng Quốc phòng.
Theo Bệnh viện Quân y 175 TP.HCM, ngày 1.10.2018 lần đầu tiên Việt Nam triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Phái bộ Cộng hòa Nam Sudan.
Sau hơn 12 tháng hoạt động tại Nam Sudan, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 đã thu dung và điều trị cho tổng số 2.022 lượt bệnh nhân (ngoại trú 1.958 ca, nội trú 64 ca, phẫu thuật 62 ca trong đó có 21 ca trung – đại phẫu và 41 ca tiểu phẫu), vận chuyển thành công bằng đường không lên bệnh viện tuyến trên 7 trường hợp. Các bệnh nhân đến khám và điều trị đều đảm bảo về chất lượng điều trị, không xảy ra tai biến tai nạn.
Hàng tháng Bệnh viện Dã chiến cấp 2. 1 đều đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân qua phiếu tín nhiệm, kết quả mức độ hài lòng đạt tỷ lệ cao (trung bình 94-100% hàng tháng). Chỉ huy y tế Phái bộ, Chỉ huy trưởng Căn cứ Bentiu và các đơn vị tại địa bàn đánh giá cao về trình độ chuyên môn, chất lượng điều trị, thái độ tiếp xúc…
Các cán bộ y tế Bệnh viện Dã chiến cấp 2.1 duy trì nghiêm các quy định về khám chữa bệnh và báo cáo chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Duy trì đầy đủ các chế độ chuyên môn: trực, giao ban, điểm bệnh, kiểm kê bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế…
Hồ Quang
Theo Motthegioi.vn
Ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp
Ngày 27-6, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Lê Minh Khái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ; Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị.
Theo Thanh tra Chính phủ, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra thực tế là trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách pháp luật, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc... Điều này đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết do người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa đề cao trách nhiệm nêu gương, chưa thực hiện đúng, đầy đủ việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật; công tác quản lý, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền chưa thường xuyên, chặt chẽ; thanh tra, kiểm tra công vụ chưa được chú trọng... Tinh thần phục vụ, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, chưa làm hết trách nhiệm. Chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực chưa đồng bộ, còn chồng chéo, vướng mắc, có nhiều kẽ hở. Ở một số lĩnh vực, bộ, ngành, địa phương, thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu công khai, minh bạch, vẫn còn nhiều "giấy phép con"...
Giải pháp được đề ra là tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến rõ rệt, chuyển biến tích cực, thể chế về quản lý kinh tế-xã hội, tổ chức và cơ chế lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được hoàn thiện. Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã có chuyển biến tích cực, nhất là việc phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án lớn, được xã hội quan tâm, đồng tình, ủng hộ, đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình trạng tham nhũng vặt biểu hiện qua nạn hối lộ trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ công, nạn lót tay, chạy chọt để được việc khi giao dịch với các cơ quan công quyền vẫn còn nhức nhối, gây bức xúc đối với người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Tình trạng đó cần phải sớm chấm dứt.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, Chính phủ luôn xác định quyết tâm chính trị cao trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, kiên quyết ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và có những biện pháp, nội dung chỉ đạo quyết liệt, mang tính đột phá; đề cao tính kỷ luật, kỷ cương về tinh thần phục vụ; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; thể hiện thái độ cương quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu tiêu cực, tham nhũng.
Tin, ảnh: MẠNH HƯNG
Theo QĐND Online
Tuyên dương thành tích lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc là minh chứng thể hiện trách nhiệm và sự chung tay góp sức của dân tộc Việt Nam đối với các quốc gia còn chìm trong xung đột, đói nghèo. Thượng tướng Trần Quang Phương trao tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong...