Mỗi bệnh viện một giá thuốc
Cùng một biệt dược, cùng một hàm lượng và cùng một công ty sản xuất nhưng giá trúng thầu vào các bệnh viện lại chênh nhau một trời một vực. Hậu quả: giá thuốc tại các bệnh viện có chênh lệch nhau đến bất ngờ.
Cùng một loại thuốc, đấu thầu vào bệnh viện mỗi nơi một giá. Trong ảnh: người dân thanh toán viện phí có bảo hiểm y tế – Ảnh: hoàng Thạch Vân
Người dân nhận thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM chiều 16-8 – Ảnh: THUẬN THẮNG
Các bệnh viện (BV) tại TP.HCM đã thực hiện xong đợt đấu thầu cung ứng thuốc vào BV năm 2012. Các thuốc trúng thầu này chủ yếu phục vụ bệnh nhân diện bảo hiểm y tế và được Bảo hiểm xã hội TP.HCM chi trả. So sánh danh mục thuốc trúng thầu của nhiều BV cho thấy mỗi nơi mỗi giá khác nhau.
Chênh nhau từ 1-4 lần
Ở nhóm thuốc nội do các công ty VN sản xuất, ghi nhận cho thấy cùng là thuốc BBD 25mg, trúng thầu vào BV Từ Dũ 900 đồng/viên, còn vào BV Hùng Vương 3.500 đồng/viên, cao gần gấp bốn lần. Cùng thuốc Aubactam 1g/200mg, trúng thầu vào BV Từ Dũ 24.500 đồng/lọ nhưng vào BV Chấn thương chỉnh hình là 32.000 đồng/lọ…
Video đang HOT
Trong khi đó với nhóm thuốc ngoại nhập, trúng thầu vào các BV giá cả cũng rất hỗn loạn. Cụ thể, thuốc Bernodan (Indonesia) trúng thầu vào BV An Bình 15.000 đồng/ống, trong khi vào BV Q.Thủ Đức 22.000 đồng/ống. Thuốc Sinraci 500mg (Hàn Quốc) trúng thầu vào BV Trưng Vương giá 240.000 đồng/lọ nhưng vô BV Q.Thủ Đức 275.000 đồng/lọ. Thuốc Planitox 500mg (Hàn Quốc) trúng thầu vào BV Nguyễn Tri Phương giá 2.405.000 đồng/lọ nhưng vào BV Q.Thủ Đức 2,5 triệu đồng/lọ…
Theo giám đốc một công ty dược phẩm, đòi hỏi giá thuốc trúng thầu vào các BV phải như nhau là không thể vì các BV tại TP đều đấu thầu riêng lẻ. Hơn nữa giá dự thầu phải bí mật, nếu đấu cùng giá ở các BV thì giá sẽ bị lộ vì thời gian mở thầu ở các BV khác nhau.
Cũng theo vị giám đốc trên, giá thuốc trúng thầu chênh lệch giữa các BV trong khoảng 5-7% là chấp nhận được. Nếu chênh đến mấy chục phần trăm, thậm chí vài lần thì phải xem lại. Việc đấu thầu thuốc riêng lẻ từng BV hiện nay rất dễ nảy sinh tiêu cực và không thể tránh khỏi tình trạng mỗi nơi một giá.
Trả lời Tuổi Trẻ về việc thuốc trúng thầu vào BV Q.Thủ Đức luôn cao hơn các BV khác, ông Nguyễn Minh Quân – giám đốc BV Q.Thủ Đức – cho rằng giá thuốc mà các công ty dược đấu thầu vào các BV nói chung và BV Q.Thủ Đức nói riêng là do các công ty này quyết định, dựa theo hồ sơ mời thầu của BV. Khi xây dựng hồ sơ mời thầu, BV có quy định nhà thầu phải cam kết giá tham gia thầu vào BV Q.Thủ Đức không được cao hơn giá trong cùng khu vực và nếu cao hơn thì không quá 3%. Theo ông Quân, BV Q.Thủ Đức đang kiểm tra lại giá trúng thầu các mặt hàng thuốc bằng cách so sánh giá với các BV khác trên toàn TP. Khi phát hiện các nhà thầu vi phạm cam kết, BV sẽ có biện pháp xử lý.
Theo BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, không biết vì sao cùng một mặt hàng giống nhau nhưng các công ty đi đấu thầu mỗi nơi một giá. Chỉ khi các BV đấu thầu xong và Sở Y tế TP tổng hợp toàn bộ danh mục thuốc trúng thầu của các BV tại TP lại thì các BV mới có dữ liệu của nhau để so sánh và đối chiếu.
Chênh lệch giá một số loại thuốc
Tên thuốc Nguồn: một nguồn tin của Tuổi Trẻ Cao hơn 5%: không thanh toán! Ông Cao Văn Sang – giám đốc Bảo hiểm xã hội TP – cho biết giá thuốc trúng thầu của các BV rất khác nhau, có những mặt hàng chênh lệch giá rất lớn. Sau khi được nhắc nhở, các BV có giá thuốc trúng thầu cao đã thương lượng với nhà cung cấp và giá nhiều loại thuốc đã được hạ xuống. Theo bà Lưu Thị Thanh Huyền – phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP, độ chênh lệch giá thuốc giữa các BV chấp nhận được là 5%. Trường hợp mặt hàng đó có giá cao hơn giá trúng vào BV khác, Bảo hiểm xã hội TP đề nghị BV nên thỏa thuận với nhà cung cấp giảm giá bằng BV khác và không thanh toán giá thuốc cao bất hợp lý. Theo Tuổi Trẻ
Bộ trưởng BYT: "Quan trọng là phải sớm cải thiện thái độ phục vụ bệnh nhân"
Bên lề hội nghị góp ý cho đề án bảo hiểm y tế toàn dân được Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội VN tổ chức ngày 2/8 tại Hà Nội, tất cả ý kiến đều tỏ ra đồng tình với việc tăng viện phí, nhưng chất lượng chưa thể tăng ngay.
Nhiều BV lý giải quá và giá viện phí thấp là nguyên nhân khiến thái độ phục vụ bệnh nhân chưa tốt (Ảnh minh họa)
Trả lời câu hỏi của các nhà báo xung quanh chuyện tăng viện phí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng điều quan trọng trước tiên là phải sớm cải thiện thái độ giao tiếp của nhân viên y tế và cho biết sẽ có đề án riêng về việc này. "Bệnh viện Việt Pháp chỉ cách Bệnh viện Bạch Mai một bức tường mà bên Việt Pháp có phải giáo dục y đức gì đâu, cái gốc là khó khăn quá, lương thấp quá, nếu bệnh viện công cứ sai sót là đuổi việc thì lấy ai làm việc?", bà Tiến phân trần.
Bà còn kêu gọi: "Trước giá công khám chỉ 3.000 đồng, người bệnh không tin vào chất lượng dịch vụ, không dùng thẻ bảo hiểm y tế, nay giá công khám lên 20.000 đồng, chắc chắn chất lượng khám phải cao hơn. Người chưa có thẻ càng phải tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn".
Theo bà Nguyễn Thị Bích Hường, Trưởng phòng kế hoạch tài chính Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), một trong năm bệnh viện trung ương đầu tiên áp dụng viện phí mới, trong giai đoạn đầu áp dụng viện phí mới, tăng chất lượng là phải thực hiện đúng quy định, những vật tư trước đây thu thêm của người bệnh vì giá dịch vụ thấp nay không được thu thêm.
Điểm đổi mới thứ hai là cố gắng không để bệnh nhân nằm ghép, ban giám đốc bệnh viện đã yêu cầu mua thêm giường, cáng, phòng bệnh phải có máy điều hòa. Giá viện phí mới nhưng chất lượng có thật sự mới? Bà Hường cho rằng mới cải thiện một phần, thay đổi hoàn toàn thì chưa thể. "Chúng tôi tập trung vào cải thiện thái độ giao tiếp của nhân viên, nóng nhất là khu vực phòng khám", bà Hường nói.
"Tiêm một mũi thuốc, muốn khỏe ngay thì khó", ông Lê Văn Quân, phó giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), nói như vậy khi được phản ảnh có nhiều người phàn nàn bệnh viện áp dụng viện phí mới từ ngày 20/7 nhưng chất lượng dịch vụ vẫn như cũ.
Theo ông Quân, khó chấm dứt nằm ghép ngay vì giường bệnh chưa đủ, khoa nội Bệnh viện K hiện nay ghép 2-3, có lúc 4 bệnh nhân/giường. Từ ngày 15/8 khai trương cơ sở mới ở Tân Triều (Thanh Trì) với 300 giường bệnh thì quá tải sẽ giảm, còn muốn giảm hẳn quá tải phải cuối năm 2013 nếu Chính phủ cấp đủ ngân sách cho dự án xây dựng bệnh viện mới (1.400 tỉ đồng, đến năm 2012 mới cấp 600 tỉ đồng). Khi được hỏi sao trước tiên không cải thiện thái độ giao tiếp của nhân viên, ông Quân lại nói đòi hỏi ngay rất khó, phải... từ từ.
Theo Lan Anh
Tuổi trẻ
Bé tử vong vì bị bác sĩ lôi khỏi lồng ấp Một bé gái 5 ngày tuổi đã chết tại bệnh viện công ở bang Punjab, phía bắc Ấn Độ, sau khi bác sĩ đưa em ra khỏi lồng ấp chỉ vì cha mẹ em quá nghèo, không trả được số tiền 200 rupee cho dịch vụ này. Sinh non hôm 20/7, bé gái này cần phải nằm lồng ấp để được sống sót....