Mọi bệnh nhân bị TNGT sẽ được BHYT thanh toán
Mọi bệnh nhân bị tai nạn giao thông (TNGT) cho dù có vi phạm luật hay không sẽ được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán.
Đồng thời mổ chỉnh thị mắt lác, cận thị và tật khúc xạ cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được BHYT thanh toán 100% như các loại bệnh khác…
Đây là thông tin được bà Tống Thị Song Hương – Vụ trưởng Vụ BHYT cho phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống biết khi đề cập đến một số nội dung mới của dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp khai mạc trong tháng 5 này…
Vì mục đích nhân văn…
Theo bà Hương, TNGT thường không xảy ra ở địa bàn người dân cư trú hoặc xảy ra trong đêm, không có người làm chứng dẫn đến tình trạng rất khó xác định người đó có vi phạm Luật An toàn giao thông hay không, trong khi thực tế quỹ BHYT vẫn phải thanh toán mà còn tốn kém rất nhiều công sức, công văn giấy tờ để điều tra. Để bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, dự thảo mở rộng phạm vi thanh toán cho mọi đối tượng bị TNGT.
Lý giải về việc mở rộng này, bà Hương phân tích, theo Thông tư 39 do Liên Bộ Y tế và Tài chính ban hành năm 2011, những người bị TNGT nếu xác định là vi phạm Luật An toàn giao thông thì sẽ không được BHYT thanh toán, còn nếu không vi phạm thì sẽ được thanh toán BHYT. Bệnh nhân bị TNGT nào vào viện vẫn được hưởng chế độ BHYT theo quy định. Để xác định người bị nạn có vi phạm luật hay không, cán bộ bảo hiểm xã hội phải gửi văn bản đến cơ quan cảnh sát giao thông hoặc cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nơi xảy ra vụ tai nạn đề nghị xác minh hành vi của người bị TNGT.
Tới dây, mọi người bị TNGT sẽ được BHYT thanh toán?
“Thông tư hướng dẫn đầy đủ, phía công an cũng phối hợp nhiệt tình nhưng TNGT thường xảy ra trong đêm, không có người làm chứng… dẫn đến khó xác định người đó có vi phạm Luật An toàn giao thông hay không. Quỹ BHYT vẫn phải thanh toán mà còn tốn kém rất nhiều công sức, công văn giấy tờ để điều tra. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, Dự thảo Luật BHYT sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi thanh toán cho mọi đối tượng bị TNGT”- bà Hương cho hay.
Video đang HOT
Về vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT của BHXH Việt Nam cho rằng, việc điều tra ai vi phạm pháp luật trong các vụ TNGT khá khó khăn. Thậm chí, điều tra ra cũng không đòi người bệnh hoàn được tiền họ đã được chi trả. Trong khi đó, bệnh nhân bị TNGT không vi phạm luật lại bị phiền hà vì thủ tục hành chính. Khi đã vào viện thì việc cứu chữa con người là quan trọng nhất, không nên vì họ sai mà phân biệt đối xử. Không chỉ người vi phạm luật giao thông mà cả người tự tử, đánh nhau… đã vào viện thì không thể cứ mải đi tìm nguyên nhân khiến họ vào viện mà phải tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa cho họ. “Dự thảo nhắm tới mục đích nhân văn đó” – ông Sơn nhấn mạnh.
Trẻ dưới 6 tuổi mổ mắt lác, cận thị được BHYT thanh toán 100%
Một trong những điểm mới nữa là mở rộng phạm vi thanh toán đối với mổ chỉnh thị mắt lác, cận thị và tật khúc xạ cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được thanh toán 100% như các loại bệnh khác. Theo điều tra chưa đầy đủ của Bệnh viện Mắt T.Ư, có khoảng 5-7% trẻ em bị lác bẩm sinh và tỷ lệ trẻ em không được điều trị là rất lớn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Hiện mỗi tháng, khoa Mắt trẻ em cũng phẫu thuật khoảng 100 ca mắt lác.
Hiện nay có khá nhiều trẻ em bị các tật khúc xạ về mắt
Hiện nay BHYT không thanh toán cho điều trị mổ lác vì cho rằng mổ điều trị lệch trục nhãn cầu, chỉnh thị là mổ thẩm mỹ. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Văn Huy – BV Mắt Trung ương, quan niệm này hoàn toàn sai vì lác là bệnh lý, nếu không mổ để điều chỉnh thì sẽ có nguy cơ nhược thị, rối loạn thị giác, thậm chí mù lòa. Ngoài ra, việc đưa các bệnh về mắt của trẻ dưới 6 tuổi vào danh mục thanh toán BHYT sẽ không chỉ giúp đỡ một cá nhân mà còn có ý nghĩa xã hội lớn bởi tỉ lệ trẻ em bị các tật khúc xạ lên đến gần 40%, trong khi các bệnh này được điều trị càng sớm càng tránh được nguy cơ mù lòa.
Về vấn đề này, bà Tống Thị Song Hương cho biết, các chuyên gia y tế đã xác định điều trị, phẫu thuật chỉnh thị của mắt lác, cận thị và tật khúc xạ không phải là mổ “thẩm mỹ”, do đó Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT đã mở rộng phạm vi thanh toán đối với loại bệnh này.
Theo thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong quý I/2014, cả nước đã xảy ra 6.582 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.427 người, làm bị thương 6.462 người. Phần lớn nạn nhân trong những vụ tai nạn có hoàn cảnh rất khó khăn, nếu được BHYT chi trả thì sẽ giảm bớt đi khó khăn cho thân nhân họ.
Theo SKĐS
Người nghèo sẽ được miễn viện phí
Theo dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, tới đây, những đối tượng thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% phí khám chữa bệnh.
Theo Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) hiện hành, nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số khi đi khám chữa bệnh BHYT phải cùng chi trả 5% viện phí, nhóm người cận nghèo là 20%... Tuy nhiên, theo dự thảo Luật BHYT đang sửa đổi, những quy định này sẽ được bãi bỏ.
Khốn đốn vì cùng chi trả
Tại Bệnh viện K (Hà Nội), bệnh nhân Lý Thị Thuận (58 tuổi, ở Thái Nguyên) cho biết, dù thuộc hộ nghèo nhưng chi phí mỗi đợt khám chữa bệnh của bà cũng ngốn cả triệu đồng. "Với người khá giả, cùng chi trả vài trăm ngàn đồng sẽ chẳng thấm vào đâu nhưng với dân lao động nghèo, tăng thêm một đồng là thêm một phần túng khó" - bà Thuận than.
Trong khi đó, dù đã được BHYT chi trả tới 95% chi phí khám chữa bệnh nhưng người thân bệnh nhân Phạm Văn Quyến (73 tuổi, ở Sơn La), phẫu thuật tim tại Viện Tim mạch Quốc gia, vẫn chạy đôn chạy đáo vì khoản tiền gần 3 triệu đồng cùng chi trả và một số thuốc không có trong danh mục được Quỹ BHYT thanh toán.
Theo con trai ông Quyến, mỗi lần đưa cha đi chữa bệnh là cả nhà anh "đau đầu vì tiền". "Lên Hà Nội chữa bệnh cũng đồng nghĩa với các khoản phí ăn ở, đi lại. Trong khi đó, để nhận được khoản hỗ trợ từ quỹ người nghèo ở địa phương thì chẳng biết đến bao giờ. Bác sĩ chỉ định bố tôi phải mổ tim từ năm ngoái nhưng gia đình chần chừ vì không có tiền. Mãi gần đây, bệnh của ông tái phát nặng hơn, buộc gia đình phải vay mượn để ông mổ" - anh cho biết.
Quyền lợi của bệnh nhân nghèo sẽ được mở rộng khi Luật BHYT sửa đổi đi vào đời sống. Trong ảnh: Bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Hộ cận nghèo cũng được lợi
Theo ông Vũ Xuân Bằng - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - quy định mức cùng chi trả đối vơi một số nhóm đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, người cận nghèo... đã làm hạn chế việc tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này, nhất là những người mắc bệnh nặng, bệnh man tính.
Vì thế, theo dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, tới đây, những đối tượng thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% phí khám chữa bệnh. Đối tượng thuộc hộ cận nghèo cũng được thanh toán 95% thay vì 80% như hiện nay. Ngoài ra, nếu người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.
Giữ nguyên hỗ trợ ở địa phương
Ông Phạm Lương Sơn - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - cho biết hiện có 14 triệu người thuộc diện hộ nghèo được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT. Năm 2013, tổng số tiền mà người nghèo phải cùng chi trả chiếm khoảng 100 tỉ đồng. Tuy vậy, việc bãi bỏ cùng chi trả với người nghèo và người cận nghèo chỉ còn phải đóng 5% chi phí khám chữa bệnh sẽ không ảnh hưởng đến việc cân đối Quỹ BHYT.
Ông Nguyễn Nam Liên - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế - cho biết kể cả khi người nghèo được Quỹ BHYT thanh toán 100% phí khám chữa bệnh thì Quỹ 139 tại các địa phương vẫn sẽ hỗ trợ các khoản chi về ăn ở, vận chuyển và một số thuốc, dịch vụ ngoài danh mục được Quỹ BHYT thanh toán. Ngoài ra, nguồn quỹ này cũng sẽ hỗ trợ chi trả cho những đối tượng thuộc hộ cận nghèo không đủ khả năng trả viện phí.
Viện phí tăng khiến người cận nghèo thêm nặng gánh. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng quy định tăng mức thanh toán lên 95% sẽ bảo đảm công bằng trong khám chữa bệnh, đồng thời khuyến khích người dân tham gia BHYT.
"Hiện nay, khoảng cách của người nghèo và cận nghèo rất hẹp nhưng đối tượng cận nghèo vẫn phải chi 30% để mua thẻ BHYT, nếu đi khám chữa bệnh lại tiếp tục phải cùng chi trả 20% viện phí như người bình thường là chưa công bằng. Do đó, việc rút ngắn khoảng cách cùng chi trả sẽ giúp đối tượng này bớt đi gánh nặng viện phí và tránh rơi vào "bẫy nghèo" sau một trận ốm nặng" - một chuyên gia y tế nhận định.
Siết lạm dụng quỹ bằng hậu kiểm Để tránh tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng phương thức giám định bằng cách hậu kiểm chi phí khám chữa bệnh tại 50% cơ sở y tế trên toàn quốc. Sau khi giám định khoảng 10% hồ sơ này, nếu phát hiện có sai sót bao nhiêu, cơ quan bảo hiểm sẽ quy ra số tiền sai sót của 90% hồ sơ còn lại để xuất toán.
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Đeo kính nhiều có ảnh hưởng đến mắt không? Nếu bị cận mà không đeo kính có bị nặng hơn không, đeo kính nhiều mắt có bị lồi ra không? Em xin hỏi mắt em nhìn ở xa là hay bị lóa, không thấy rõ, nhưng khi thử đeo kính 2 độ mấy lại thấy rõ. Vậy có phải là bị cận? Mà nếu bị cận mà không đeo kính có bị...