Mời anh trai Obama đến buổi tranh luận cuối cùng, Trump mưu tính gì?
Malik Obama (58 tuổi) – người anh cùng cha khác mẹ của Tổng thống Barack Obama sẽ là vị khách đặc biệt của ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump trong buổi tranh luận diễn ra tối 19/10 (giờ địa phương).
Ông Malik Obama – anh trai Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump vừa tuyên bố sẽ mời ông Malik Obama – anh trai cùng cha khác mẹ của Tổng thống Barack Obama đến tham dự buổi tranh luận thứ 3 diễn ra tối 19/10. Trước đó, ông Donald Trump cũng đã đưa 3 phụ nữ từng tố bị ông Bill Clinton quấy rối tình dục đến dự buổi tranh luận thứ 2.
Ông Malik Obama là một người Hồi giáo, mang cả quốc tịch Mỹ và Kenya. Chia sẻ với New York Post, Malik Obama cho biết ông cảm thấy vô cùng vui mừng khi được tham dự buổi tranh luận thứ 3 này. Từ lâu, ông Malik Obama đã bày tỏ sự ủng hộ ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump. Ông nhận định: “Donald Trump có thể khiến nước Mỹ trở nên vĩ đại một lần nữa.”
Khi nhắc đến Malik, ông Donald Trump cũng tỏ ra vô cùng hào hứng: “Tôi rất mong được gặp Malik.”
Malik Obama từng tranh cử chức thị trưởng thị trấn Siaya, Kogela, phía tây Kenya hồi năm 2013 nhưng thất bại.
Video đang HOT
Malik Obama (trái) từng rất ủng hộ đảng Dân chủ nhưng sau đó đã chuyển sang ủng hộ đảng Cộng hoà.
Ở một diễn biến khác, cũng trong ngày 18/10, WikiLeaks đã tung ra một email mà bà Hillary Clinton nhận được từ người phụ trách chiến dịch tranh cử John Podesta hồi tháng 3. Trong email bị hack đó có danh sách 39 người từng được bà Hillary chọn làm ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử cùng bà.
Danh sách ấy bao gồm Bộ trưởng Bộ Giao thông Mỹ – Anthony Foxx, thượng nghị sĩ Bernie Sanders – đối thủ của bà Clinton trong thời gian bầu cử sơ bộ và một vài người rất thành công trong kinh doanh như Bill Gates (Chủ tịch tập đoàn Microsoft), Tim Cook (CEO của Apple), Muhtar Kent (CEO của Coca-Cola), Howard Schultz (CEO của Starbucks)… Tuy nhiên nội dung của email này chưa được xác thực.
Theo Minh Hạnh (Tiền Phong)
Nga chuyển mình với tham vọng thành cường quốc quân sự số 1 thế giới
Chính sách của Tổng thống Putin chứng minh với thế giới rằng Nga luôn là quốc gia quan trọng trong mọi sự kiện thế giới mà các nước khác luôn phải nể.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và Mỹ thời gian qua ngày càng trở nên căng thẳng với nhiều sự kiện gây chấn động cho dư luận thế giới. Hai nước lớn này khiến dư luận đặc biệt chú tâm theo dõi trong cuộc đua tranh giành tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Đó là những sự kiện điệp viên làm việc bí mật bị bắt, va chạm của các máy bay chiến đấu trên nhiều khu vực, nghi vấn cơ quan tình báo Nga xâm nhập thông tin cuộc chạy đua tổng thống Mỹ và vấn đề can thiệp vào cuộc nội chiến tại Syria... Tất cả những vấn đề trên khi lâm vào căng thẳng đều có nguy cơ trở thành dấu hiệu đáng báo động của cuộc Chiến tranh lạnh mới.
Trong khi đó, Moscow dù đang phải trải qua thời kỳ phục hồi, tăng trưởng kinh tế và sức mạnh quân sự, Tổng thống Putin vẫn tự tin thể hiện rằng nước Nga luôn là quốc gia quan trọng trong mọi sự kiện thế giới mà các nước khác luôn phải nể sợ.
New York Times dẫn bình luận của nhiều chuyên gia quan sát quốc tế, nước Nga hiện nay đang từng bước trở lại vị trí cường quốc trên thế giới khiến quốc tế nể phục.
Chuyên gia lịch sử Harald Biermann (Đại học Bonn, Đức) cho rằng: "Tình hình chính trị thế giới hiện nay không giống như thời Chiến tranh lạnh mà tương tự bối cảnh đầu thế kỷ XX. Thời điểm ấy các nước lớn đang bày ra thế trận tranh giành ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Song, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã và đang đi những nước cờ chiến lược vĩ đại tương tự như những động thái mà các nước lớn dùng từ hàng trăm năm trước".
Ông Biermann bày tỏ quan điểm khẳng định rằng: "Mỹ hiện nay không còn chiếm vị trí lãnh đạo tuyệt đối trên vũ đài chính trị thế giới. Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã hình thành một khoảng trống trong nên chính trị thế giới, giúp các quốc gia khác có cơ hội cùng nhảy vào tranh giành quyền ảnh hưởng".
Truyền thông quốc tế cũng đặc biệt lưu ý rằng quyền lực của Tổng thống Putin mạnh đến mức vị trí của ông tại Điện Kremlin không gì có thể uy hiếp được.
Với tỉ lệ hầu hết người dân Nga đều ủng hộ nhà lãnh đạo, cuộc tái tranh cử năm 2018 của ông Putin có thể giúp ông phá vỡ kỷ lục lãnh đạo cầm quyền lâu nhất đất nước.
Những chính sách táo bạo của ông từ việc sáp nhập bán đảp Crimea và can thiệp sâu vào cuộc chiến Syria đã cho thấy nước Nga đang ngày càng đi đúng hướng dù hai sự kiện vốn được cho là mâu thuẫn với chính sách vực dậy nền kinh tế khi chi tiêu ngân sách quân sự quá nhiều.
Tỉ phú George Soros cho rằng Nga đang chuyển mình trở thành cường quốc thế giới đúng vào thời điểm Liên minh châu Âu EU tan rã. Ông Soros nhấn mạnh, tình hình thế giới hiện nay tương tự như lịch sử hình thành sự thống nhất và thịnh vượng của châu Âu trong những năm Liên Xô cũ sụp đổ.
Thế nhưng những dự đoán, tưởng tượng về nước Nga bại trận sau Chiến tranh Lạnh sẽ suy yếu vì các biện pháp trừng phạt dường như không mấy đúng đắn trong thời gian dài.
Trong suốt những năm đó, Nga đã trải qua sự suy giảm nghiêm trọng về phạm vi hoạt động quân sự cùng tình hình kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Nga khi ấy đã "tụt dốc", từ một trong hai siêu cường trên thế giới để trở thành một cường quốc chỉ trong khu vực.
Thế nhưng những dự đoán, tưởng tượng về nước Nga bại trận sau Chiến tranh Lạnh sẽ suy yếu vì các biện pháp trừng phạt dường như không mấy đúng đắn trong thời gian dài. Giờ đây Moscow đang nổi lên như một cường quốc tiềm năng luôn có đủ tầm ảnh hưởng để thách thức phương Tây với vị trí là quốc gia có quyền lực lớn.
Năm 2015, Tổng thống Barack Obama từng dự đoán Moscow sẽ sớm bị cô lập và đổ vỡ nền kinh tế nhưng thực tế đã chứng minh phương Tây nên cẩn thận hơn với những phán đoán của họ.
Tờ Huffington Post dẫn lời giáo sư nghiên cứu quốc tế Jonathan Adelman nhận định: "Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và Mỹ giờ không thực sự còn là cường quốc lớn nữa. Nga ngày càng vươn lên là quốc gia quyền lực lớn với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong mọi sự kiện thế giới.
Chính Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo nhạy bén, sắc sảo đã chèo lái cả đất nước để kiến tạo lại tiềm năng quân sự của Nga trong thời gian ngắn. Nga vẫn sở hữu kho vũ khí hạt nhân chiến lược, chi tiêu ngân sách quốc phòng lớn và cả những bước tiến về nền kinh tế".
Theo Người Đưa Tin
Ông Obama cân nhắc đáp trả Nga thích đáng Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest ngày 11-10 thông báo Tổng thống Barack Obama sẽ cân nhắc một biện pháp đáp trả tương xứng với vụ các tấn công mạng do Nga gây ra. "Chúng tôi bảo đảm Mỹ sẽ đáp trả tương xứng. Tuy nhiên, biện pháp này có thể không được thông báo trước. Tổng thống hoàn toàn có khả...