Mới 2 năm làm OCOP, nông dân Hiệp Đức đã “lên đời”
Mới chỉ hơn 2 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ( Chương trình OCOP), huyện Hiệp Đức ( Quảng Nam) đã có 3 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP.
Đây là kết quả đáng ghi nhận cho cách làm hiệu quả của địa phương này, cũng như các chủ thể tham gia chương trình.
Ông Nguyễn Như Công – Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức cho biết, kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình OCOP, Hiệp Đức đã xác định tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Theo đó, xã từng bước thực hiện các khâu triển khai, tập huấn, lựa chọn sản phẩm, phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cấp chất lượng, mẫu mã, đáp ứng bộ tiêu chí bắt buộc của chương trình.
Đến nay Hiệp Đức đã có 3 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt 3 sao. Ảnh: Sản xuất kẹo đậu phộng dẻo Phước Hiệp Đức. Ảnh: T.H
Video đang HOT
“Qua 2 năm triển khai thực hiện, đến nay huyện Hiệp Đức đã có 3 sản phẩm được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt 3 sao, gồm: Tinh bột nghệ núi Hiệp Đức của Công ty TNHH Sản xuất TMDV Phương Nga (thị trấn Tân Bình); kẹo đậu phộng dẻo Phước Hiệp Đức của hộ kinh doanh Trịnh Thị Mỹ Phước (thị trấn Tân Bình); Nấm bào ngư sấy tẩm gia vị của Hợp tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ Nấm Nhì Tây (xã Bình Lâm)…”- ông Công chia sẻ.
Ông Công cho biết thêm, nối tiếp thành công của Chương trình OCOP trong 2 năm qua, năm 2020, huyện Hiệp Đức đang hướng dẫn cho 3 sản phẩm tham gia đăng ký Chương trình OCOP, gồm: Muối tầm phục của hộ kinh doanh Trần Thị Hoa; bột mầm đậu nành nguyên sơ của hộ kinh doanh Lương Thị Hương Sen; ngũ cốc dinh dưỡng đặc biệt Hằng Moon của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Chanh.
Chị Trần Thị Hoa – tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nông lâm Trà Hân, ở xã Phước Trà cho biết, sản phẩm muối tầm phục được địa phương chọn tham gia Chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2020.
Hiện THT có 4 hộ tham gia sản xuất muối tầm phục và thời gian qua, được sự hỗ trợ của các ngành chức năng đăng ký nhãn hiệu và logo cơ sở, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mã vạch, bao bì nhãn mác, phân tích chỉ tiêu an toàn thực phẩm…
“Hiện nay, THT nông lâm Trà Hân đang đầu tư hoàn thiện sản phẩm nhằm đưa muối tầm phục trở thành sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2020…”- chị Hoa chia sẻ.
“Chương trình OCOP là động lực lớn để địa phương, các chủ thể đẩy có sản phẩm chủ lực tiếp tục xây dựng thương hiệu, quảng bá các đặc sản của Hiệp Đức đến người tiêu dùng, đồng thời tiếp tục góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới…”- ông Công nhấn mạnh.
Đông Anh đầu tư 230 tỷ đồng phát triển sản phẩm OCOP
Sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân", huyện Đông Anh đã có bước phát triển vượt bậc trong nông nghiệp.
Đầu tư 230 tỷ đồng thực hiện đề án OCOP
Theo đó, huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: Phát triển nghề trồng nấm rơm; ứng dụng cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ thóc giống chất lượng cao; thuốc bảo vệ thực vật sinh học...
Các sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh được trưng bày, giới thiệu tới các đại biểu. Ảnh: Minh Ngọc
Tại hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án "Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP", do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Thiềng- Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: Việc triển khai thực hiện đề án trên nhằm hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng xã, thị trấn.
Đồng thời, việc thực hiện Chương trình OCOP cũng góp phần triển khai các chủ trương xây dựng "Chính phủ kiến tạo và hành động", "Quốc gia khởi nghiệp" của Chính phủ, qua đó quảng bá các sản phẩm, nâng tầm hình ảnh của huyện Đông Anh và người dân trong phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Sản phẩm OCOP mang lại nguồn thu "khủng"
Theo Đề án "Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP", tổng kinh phí dự kiến là 230 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 34,5 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của các chủ thể là 195,5 tỷ đồng.
Về hiệu quả kinh tế của đề án, ông Nguyễn Văn Thiềng cho hay, đây là cơ sở để các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh được củng cố, phát triển, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong đề án nêu, dự kiến giá thành sản phẩm tăng khoảng 40 - 60%; tăng trưởng sản xuất kinh doanh hàng năm trên 15%.
Dự kiến tổng doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn 2020 - 2025 của 100 sản phẩm hiện có tham gia vào đề án như sau: Doanh thu dự kiến đạt 2.761 tỷ đồng; doanh thu bình quân hàng năm là 460,3 tỷ đồng, tăng 40% so với hiện nay. Lợi nhuận dự kiến đạt 698,25 tỷ đồng; lợi nhuận bình quân hàng năm 116,37 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với hiện nay.
Tại hội nghị, TS Đinh Hạnh, thành viên Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ TP.Hà Nội cho rằng cần làm rõ hơn về các giải pháp trong thực hiện đề án. Trong đó, tập trung lưu ý đến giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách thành phố và ngân sách của huyện, theo TS Đinh Hạnh, cần phải khai thác triệt để nguồn vốn từ các chủ thể sản xuất, cộng đồng các doanh nghiệp.
TP.Hội An: Những sản phẩm nào đã được công nhận 4 sao OCOP? Mới chỉ hơn 2 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (gọi tắt là Chương trình OCOP), TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã có 7 sản phẩm được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn OCOP. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho cách làm hiệu quả của Hội An cũng như các chủ thể tham gia chương...