Moderna xây dựng trung tâm vaccine mRNA ở Anh
Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ và Chính phủ Anh ngày 22/6 đã công bố thỏa thuận, theo đó cho phép công ty công nghệ sinh học Mỹ xây dựng một trung tâm tiên tiến phát triển và sản xuất vaccine mRNA để phòng, ngừa các bệnh hô hấp, trong đó có COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna tại một trung tâm tiêm chủng ở Lausanne, Thụy Sĩ, ngày 19/4/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố chung, Bộ Y tế Anh và công ty Moderna cho biết hai bên có thể bắt đầu khởi công xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển và sản xuất vaccine ngay trong năm nay. Vaccine mRNA đầu tiên phát triển tại Anh dự kiến sẽ được sản xuất vào năm 2025.
Tuyên bố cũng cho biết thỏa thuận trên sẽ giúp bệnh nhân của Dịch vụ Y tế quốc gia tiếp cận với vaccine và các phương pháp điều trị “thế hệ tiếp theo”. Bên cạnh đó, trung tâm cũng đảm bảo nguồn cung vaccine sản xuất trong nước lâu dài, cũng như tạo điều kiện gia tăng sản xuất trong trường hợp xảy ra khủng hoảng y tế trong tương lai, đưa trung tâm trở thành cơ sở toàn cầu cho các thử nghiệm lâm sàng.
Bộ Y tế Anh khẳng định trong đại dịch COVID-19, công nghệ mRNA được chứng minh là một trong những con đường nhanh nhất để phát triển vaccine có hiệu quả cao, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng con người. Giới chuyên gia hy vọng công nghệ này có thể đưa đến các phương pháp điều trị đột phá đối với nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư, cúm, sa sút trí tuệ và tim.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về tài chính và địa điểm xây dựng trung tâm.
Anh là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, với gần 18.000 người tử vong. Anh đã mua một lượng lớn vaccine ngay cả trước khi chúng được phê duyệt, trong đó có vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA của Moderna và Pfizer.
Trong khi đó, hãng dược phẩm AstraZeneca cũng đang hợp tác với các nhà khoa học tại Đại học Oxford để phát triển vaccine thông thường.
Nghiên cứu mới ủng hộ việc tiêm vaccine mRNA ngừa COVID-19 cho người trên 5 tuổi
Một nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ biến chứng tim sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn đáng kể so với các trường hợp gặp phản ứng phụ hiếm gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 bào chế theo công nghệ mRNA.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại San Antonio, Texas, Mỹ, ngày 9/1/2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố ngày 1/4 đã phân tích các dữ liệu trên hồ sơ sức khỏe điện tử, thu thập từ 40 hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/1/2022.
Theo nghiên cứu trên, nguy cơ biến chứng tim sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 ở mức cao hơn đáng kể so với nguy cơ sau khi tiêm vaccine mRNA - bất kể ở mũi thứ nhất, mũi thứ hai hay liều tăng cường, đối với tất cả các nhóm lứa tuổi và giới tính.
CDC Mỹ nhấn mạnh kết quả nghiên cứu trên đã một lần nữa ủng hộ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 bào chế theo công nghệ mRNA cho tất cả những người đủ điều kiện tiêm phòng từ 5 tuổi trở lên.
Thái Lan quyết định liều lượng vaccine mRNA tiêm cho người cao tuổi Ngày 15/3, Bộ Y tế Thái Lan đã cấp phép sử dụng nửa liều vaccine ngừa COVID-19 công nghệ mRNA cho mũi tiêm thứ ba nhằm khuyến khích người dân, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính, tiêm nhắc lại. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Bangkok. Theo phóng viên TTXVN...