Moderna tuyên bố vaccine COVID-19 hiệu quả 93% sáu tháng sau tiêm
Moderna ngày 5/8 tuyên bố vaccine phòng COVID-19 do hãng này sản xuất vẫn duy trì hiệu quả 93% trong khoảng 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai.
Một lọ vaccine Moderna phân phối tại Mỹ. Ảnh: AP
Dữ liệu của Moderna có nhiều tín hiệu khả quan hơn dữ liệu được Pfizer và BioNTech công bố vào tuần trước. Pfizer và BioNTech cho biết hiệu quả vaccine COVID-19 giảm khoảng 6% sau hai tháng, và giảm xuống còn khoảng 84% sáu tháng sau khi tiêm mũi thứ hai. Cả Moderna và Pfizer/BioNTech đều sản xuất vaccine COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin Moderna vẫn cho rằng mũi tiêm nhắc lại là cần thiết trước mùa đông vì lượng kháng thể dự kiến sẽ suy yếu. Moderna cùng Pfizer và BioNTech đều đã ủng hộ triển khai mũi tiêm thứ ba để duy trì mức độ bảo vệ cao chống lại virus SARS-CoV-2.
Khi thông báo về doanh thu quý II, Giám đốc điều hành của Moderna, ông Stephane Bancel nói rằng công ty sẽ không sản xuất nhiều hơn 800 triệu đến 1 tỷ liều vaccine mà họ đã đặt mục tiêu trong năm nay. Ông nói: “Chúng tôi đang gặp hạn chế về năng lực trong năm 2021 và sẽ không nhận thêm bất kỳ đơn đặt hàng nào để chuyển giao vaccine trong năm 2021″.
Trong năm nay, Moderna đã ký các hợp đồng vaccine tổng trị giá 20 tỷ USD. Moderna đã có hợp đồng trị giá 12 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sản xuất từ 2 tỷ đến 3 tỷ liều vào năm tới. Vaccine của Moderna đã được cho phép sử dụng khẩn cấp ở người trưởng thành tại Mỹ từ tháng 12/2020. Kể từ đó đến nay, có hơn 50 quốc gia cấp phép sử dụng khẩn cấp hoặc có điều kiện vaccine Moderna ở người trưởng thành.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin nhiều quan chức tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định rằng chưa có đủ bằng chứng cho thấy mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ ba là cần thiết. Họ đồng thời kêu gọi chia sẻ vaccine COVID-19 đang khan hiếm với những nước nghèo vẫn chưa thể tiêm cho người dân thay vì việc dùng để tiêm bổ sung đối với những nước giàu có.
WHO: Lợi ích của vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA lớn hơn nguy cơ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết lợi ích của vắc xin ngừa COVID-19 sản xuất theo công nghệ mRNA, hiện dùng là loại Pfizer và Moderna, vượt trội so với nguy cơ viêm cơ tim cực kỳ hiếm gặp sau tiêm vắc xin.
Video đang HOT
Vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech và Hãng Moderna sản xuất theo công nghệ mRNA - Ảnh: REUTERS
Trong tuyên bố ngày 9-7, theo Hãng tin Reuters, WHO cho biết các báo cáo về 2 triệu chứng hiếm gặp là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, thường xảy ra vài ngày sau khi tiêm vắc xin (vaccine), chủ yếu xảy ra ở những nam giới trẻ sau khi tiêm liều thứ hai.
"Các trường hợp cực kỳ hiếm gặp của chứng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim đã được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin COVID-19 dùng công nghệ mRNA. Lợi ích của các vắc xin COVID-19 mRNA vượt trội so với nguy cơ vì giúp giảm tỉ lệ nhập viện và tử vong do mắc COVID-19", tuyên bố nêu.
Cho tới nay, có hai loại vắc xin COVID-19 dùng công nghệ mRNA được WHO phê duyệt là của Hãng Pfizer/BioNTech và Moderna.
Theo WHO, thông tin sẵn có cho thấy các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim "nhìn chung là nhẹ" và khỏi bệnh sau điều trị như nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid.
WHO cho biết họ vẫn tiếp tục giám sát các ca viêm cơ tim nói chung để xác định hệ quả về lâu dài.
"Những người đã tiêm vắc xin nên được hướng dẫn đến cơ sở y tế ngay nếu phát triển các triệu chứng liên quan đến viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim như đau ngực dai dẳng, khó thở hoặc tim đập nhanh" - WHO nêu thêm.
Trước đó, cũng trong ngày 9-7, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết họ phát hiện có sự liên quan giữa chứng viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna. Tuy nhiên, EMA cũng nhấn mạnh lợi ích của vắc xin vẫn lớn hơn rủi ro.
Viêm cơ tim là tình trạng lớp cơ dày của thành tim bị viêm, khiến cơ tim bị tổn thương và có thể hoại tử, từ đó ảnh hưởng tới chức năng co bóp của cơ tim.
Màng ngoài tim là màng mỏng bao quanh tim. Viêm màng ngoài tim là sự "phồng" lên, kích ứng của màng ngoài tim gây đau ngực và những triệu chứng khó chịu khác.
Các trường hợp viêm cơ tim chủ yếu xảy ra trong vòng 14 ngày sau tiêm, sau liều thứ hai ở người trẻ tuổi, là nam giới.
Những kết luận của EMA phù hợp với những phát hiện ngành y tế Mỹ đưa ra vào tháng trước với vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna.
EMA đã xem xét hơn 300 trường hợp bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim ở EU, Iceland, Na Uy và Liechtenstein. Đa số các trường hợp xảy ra sau khi tiêm vắc xin của Pfizer, do vắc xin Pfizer được sử dụng rộng rãi ở EU hơn so với vắc xin của Moderna.
Công ty Pfizer cho biết đa số các trường hợp chỉ bị nhẹ, bệnh nhân có xu hướng hồi phục trong một thời gian ngắn sau khi được điều trị và nghỉ ngơi.
EMA cũng đã xem xét các trường hợp viêm tim với vắc xin COVID-19 một liều do Hãng Johnson & Johnson phát triển, và vắc xin hai liều của AstraZeneca, nhưng không tìm thấy sự liên hệ nào.
EMA xác nhận lợi ích của tất cả vắc xin COVID-19 đã được cấp phép vẫn vượt trội so với rủi ro. Ban an toàn của EMA cũng khuyến cáo những người có tiền sử rối loạn máu hiếm, gọi là hội chứng rò rỉ mao mạch (CLS), không tiêm vắc xin một liều của J&J.
Trước đó, cơ quan này đã yêu cầu bổ sung chứng rò rỉ mao mạch vào danh sách các tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca và khuyến cáo những người đã bị tình trạng này không nên tiêm.
Cả vắc xin AstraZeneca và J&J đều sử dụng các phiên bản khác nhau của virus gây cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gene để tạo ra phản ứng miễn dịch với virus gây bệnh COVID-19.
Cần tiêm đến 95% dân số để chống chủng Delta
Trong một diễn biến khác, theo Hãng tin AFP, Hội đồng khoa học cố vấn y tế cho Chính phủ Pháp ngày 9-7 cảnh báo có thể phải tiêm chủng cho 95% người dân để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
Hội đồng cho biết với số ca bệnh đang tăng, "một làn sóng dịch thứ tư liên quan đến biến thể Delta có thể ập đến nhanh chóng, gia tăng áp lực cho hệ thống y tế bất chấp tỉ lệ tiêm chủng cao".
"Chúng ta không thể kiểm soát được dịch bệnh trừ khi 90-95% người dân được tiêm hoặc bị bệnh" - hội đồng đưa ra nhận định.
Cho tới nay, chỉ khoảng 50% người dân Pháp đã tiêm liều vắc xin đầu tiên và khoảng 40% tiêm đủ hai liều. Chính phủ Pháp muốn 2/3 dân số, khoảng 35 triệu người, được tiêm đủ liều vào cuối tháng 8.
Covid-19: Nếu được hợp tác, Hàn Quốc có thể đáp ứng tức thì 1 tỉ liều vắc-xin Hàn Quốc đang đàm phán với các công ty vắc-xin Covid-19 theo công nghệ mRNA, bao gồm Pfizer và Moderna (đều của Mỹ), để sản xuất ngay trong nước. Nếu kế hoạch được thông qua, theo ông Lee Kang-ho, tổng giám đốc trung tâm vắc-xin toàn cầu trực thuộc Bộ Y tế Hàn Quốc, nước này có khả năng đáp ứng tức thì...