Moderna tuyên bố vắc xin COVID-19 của họ ngừa bệnh trong ít nhất 1 năm
Tại hội nghị y tế J.P. Morgan Healthcare ngày 11-1, hãng dược Moderna cho biết vắc xin COVID-19 do họ phát triển có thể duy trì khả năng phòng bệnh trong ít nhất một năm.
Một tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Moderna phát triển – Ảnh: AFP
Theo Hãng tin Reuters, Moderna cũng tự tin cho rằng công nghệ messenger RNA (mRNA) họ đã sử dụng trong bào chế vắc xin COVID-19 sẽ giúp vắc xin này có thể ngăn chặn cả biến thể corona mới đã xuất hiện ở Anh và lan ra vài chục nước thời gian qua.
Vắc xin mRNA-1273 của Moderna sử dụng mRNA tổng hợp để mô phỏng bề mặt virus corona, giúp hệ miễn dịch của con người nhận diện và vô hiệu hóa virus này.
Trong tháng 12 vừa qua, Moderna cho biết sẽ tiến hành các thử nghiệm để khẳng định vắc xin COVID-19 của họ có khả năng chống lại mọi chủng virus corona, bao gồm cả những biến thể mới.
Khoảng thời gian có hiệu lực của vắc xin COVID-19 là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên thời gian qua do phải chờ thêm những kết quả nghiên cứu và cần có thời gian đủ lâu để đánh giá hiệu quả thực tế, các nhà sản xuất vắc xin vẫn rất thận trọng khi đề cập đến vấn đề này.
Video đang HOT
Do đó, việc Moderna khẳng định hiệu lực vắc xin của họ có thể kéo dài ít nhất 1 năm là thông tin đáng chú ý.
Cũng trong hội nghị y tế ngày 11-1, Moderna cho biết công ty này dự kiến phân phối từ 600 triệu đến 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 trong năm nay và ước tính doanh số bán liên quan tới vắc xin trong năm 2020 là 11,7 tỉ USD căn cứ vào các hợp đồng đặt mua trước đã ký với nhiều chính phủ.
Malaysia và Ecuador phát hiện ca nhiễm biến thể corona mới
Ngày 11-1, Malaysia và Ecuador thông báo đã phát hiện biến thể mới của virus corona ở Anh xuất hiện tại hai nước này.
Malaysia phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ một du khách nhập cảnh từ Anh từ tháng 12-2020. Ông Noor Hisham Abdullah – một quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia – cho biết kể từ tháng 10-2020, Bộ Y tế Malaysia đã kiểm soát chặt chẽ du khách nhập cảnh từ những nước đã phát hiện có biến thể mới, đồng thời cho biết thêm trước ngày 11-1, họ không phát hiện ca nhiễm nào liên quan đến biến thể này.
Tại Ecuador, Bộ trưởng Y tế Juan Carlos Zevallos cho hay bệnh nhân được xác nhận nhiễm biến thể mới của corona là một nam giới 50 tuổi tại tỉnh Los Rios. Người này khởi hành từ London (Anh), quá cảnh ở Madrid (Tây Ban Nha) và tới Quito ngày 12-12-2020. Hiện cơ quan y tế địa phương đã cách ly 14 người thân của bệnh nhân và giám sát dịch tễ hằng ngày đối với khoảng 2.500 người được cho là có nguy cơ nhiễm bệnh.
Nhân viên y tế người Việt ở Mỹ tin tưởng về hiệu quả của vắc xin COVID-19
Chị Cao Tố Nga, một người Mỹ gốc Việt đang làm việc tại Trung tâm y tế ĐH California Irvine, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online rằng mặc dù cảm thấy hơi mệt sau khi tiêm, song chị hiểu điều này là hoàn toàn bình thường.
Chị Cao Tố Nga, một người Mỹ gốc Việt làm việc tại Trung tâm y tế ĐH California Irvine, được tiêm vắc xin COVID-19 của hãng Moderna ngày 30-12-2020 - Ảnh: TO NGA
Ngày 30-12 giờ Mỹ, hơn 5.000 nhân viên thuộc nhiều bộ phận khác nhau thuộc Trung tâm y tế ĐH California Irvine (còn gọi là Trung tâm y tế UCI) đã được tiêm vắc xin COVID-19.
Họ là những người thuộc nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 đợt đầu tiên theo các tiêu chí phân loại của chính quyền.
Theo chị Nga, bệnh viện của chị đã tiếp nhận cả hai loại vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech (khoảng 4.000 liều) và Moderna (khoảng 2.000 liều) để tiêm đợt này.
Vì những đòi hỏi bảo quản khắt khe hơn về nhiệt độ nên vắc xin của Pfizer/BioNTech đã được sử dụng cho những người tiêm trước. Những người tiêm sau như chị Nga dùng vắc xin của Moderna.
Chị Cao Tố Nga (giữa) cùng hai đồng nghiệp khác tại Trung tâm y tế ĐH California Irvine chụp ảnh với tấm giấy xác nhận họ đã tiêm vắc xin COVID-19 của Moderna ngày 30-12-2020 - Ảnh: TO NGA
Khi được hỏi về thông tin một y tá ở thành phố San Diego đã dương tính sau khi tiêm vắc xin COVID-19, chị Nga cho biết điều này không phải quá bất thường. Bởi chị cũng được nhắc nhở về khoảng thời gian vẫn có thể bị nhiễm bệnh sau khi tiêm vắc xin.
Cụ thể, hãng dược cho biết vắc xin sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh trong khoảng 1 tháng sau khi tiêm, do đó trong thời gian này những người đã tiêm như chị Nga vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay, giãn cách xã hội...
Ngày 30-12, sau khi tiêm vắc xin, chị Nga cảm thấy người khá mệt và nhức đầu, song chị hiểu đây là phản ứng bình thường của cơ thể chứ không có gì đáng lo ngại.
Là nhân viên quản lý thông tin sức khỏe của người bệnh tại Trung tâm y tế ICU, chị Nga cho biết tới nay bệnh viện của chị chưa ghi nhận ca nào gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan vắc xin COVID-19, cũng như chưa ghi nhận ca mắc biến thể virus corona mới nào được phát hiện ở Anh.
Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm sẽ được cấp thẻ xác nhận đã được chủng ngừa để gắn kèm vào thẻ ra vào nơi làm việc.
Hãng Moderna cho biết hiện tại họ chưa rõ thời gian duy trì hiệu quả của vắc xin sẽ kéo dài trong bao lâu. Thời gian hiệu lực của vắc xin COVID-19 cần có thêm các thử nghiệm khoa học đánh giá trong thời gian tới.
Pháp tiếp nhận những liều vaccine Moderna đầu tiên Trong ngày 11/1, Pháp sẽ tiếp nhận hơn 50.000 liều vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng dược dược phẩm Moderna, vừa được Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn, để sử dụng trong tuần tiếp theo tại các vùng miền Đông và Đông Nam nước này. Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN Trong...