Moderna nhận cảnh báo từ chính quyền Mỹ phải tăng sản lượng vaccine toàn cầu
Moderna đang bị chỉ trích mạnh vì không tích cực tăng sản lượng vaccine cung ứng cho thế giới, nhất là tại các nước thu nhập thấp.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: Getty Images
Các nước nghèo đang rất cần vaccine. Cùng lúc, giới chuyên gia cảnh báo mức độ lây lan rộng của COVID-19 trên toàn cầu sẽ làm gia tăng tâm lý ngần ngại tiêm vaccine. Trong bối cảnh đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden bị dư luận tại Mỹ và nước ngoài chỉ trích mạnh, vì không tạo đủ sức ép để buộc các công ty dược lớn, đặc biệt là Moderna, có đóng góp thực chất vào chiến dịch cung ứng vaccine.
Nhà Trắng cuối cùng cũng đã lên tiếng. Giới chức hàng đầu tại Mỹ đã công khai đe dọa Moderna sẽ phải đối diện với biện pháp cứng rắn từ chính phủ nếu không tự nguyện tăng sản lượng và cung cấp đủ vaccine cho sáng kiến Covax do Liên hợp quốc chủ trì với mức giá phi lợi nhuận.
“Không nên đánh giá thấp quyết tâm của chính quyền Mỹ trong việc xử lý vấn đề này. Tôi nghĩ rằng các công ty dược hiểu rõ thẩm quyền của chính phủ và thừa hiểu rằng chính phủ sẽ không ngần ngại sử dụng công cụ cần thiết”, ông David Kessler, nhà khoa học trưởng phụ trách chương trình chống COVID-19 của Nhà Trắng phát biểu ngày 13/10. Ông Kessler cũng cho biết Moderna có dư khả năng tăng công suất sản lượng thêm 1 tỉ liều vaccine trong ngắn hạn.
Video đang HOT
Nguồn tin tại Nhà Trắng cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden nhiều tháng qua đã gây sức ép để Moderna tăng sản lượng vaccine và chuyển vaccine tới các nước thu nhập thấp. Trước đó, vaccine ngừa COVID-19 của Moderna được phát triển thành công là do có sự hợp tác với Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID). Moderna cũng được Chính phủ Mỹ chi hàng tỉ USD cho nghiên cứu, sản xuất vaccine, bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng lớn.
Theo điều tra của tờ New York Times, đến thời điểm hiện tại Moderna gần như chỉ tập trung cung ứng vaccine cho các nước giàu. Ngược lại, Pfizer đã đồng ý bán vaccine với giá thấp cho Chính phủ Mỹ, giúp chính quyền Tổng thống Joe Biden có được nguồn vaccine tài trợ cho các nước đang phát triển, nước có thu nhập thấp. Các nhà hoạt động xã hội cho rằng đã đến lúc Nhà Trắng dừng hy vọng vào việc để Moderna tự nguyện hành động và chuyển sang biện pháp mạnh tay hơn để buộc công ty dược này phải tăng sản lượng cung cấp cho toàn cầu.
Không chỉ các nhà hoạt động xã hội, một nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ đứng đầu là Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cũng đã vào cuộc. Trong bức thư ngỏ gửi Tổng thống Biden đề ngày 12/10, nhóm này chỉ trích việc Moderna đã nhận hàng tỉ USD từ tiền thuế của người dân Mỹ để hỗ trợ nghiên cứu vaccine, nhưng lại từ chối những lời kêu gọi về chia sẻ công nghệ. Các nghị sĩ yêu cầu chính quyền cung cấp thông tin rõ ràng hơn về hợp đồng đặt mua, bao thầu vaccine với Moderna.
Trước sức ép của dư luận, Moderna cũng có động thái xuống nước nhất định. Giám đốc điều hành Moderna, Stéphane Bancel, khẳng định công ty sẽ tuân thủ cam kết về nâng gấp đôi sản lượng và cung ứng vaccine cho các nước có thu nhập thập. Ông Bancel cũng công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất vaccine tại châu Phi với công suất 500 triệu liều/năm.
Nhà máy có quy mô vốn đầu tư 500 triệu USD, chuyên cung ứng vaccine sử dụng công nghệ mRNA cho các nước có thu nhập thấp, trong đó có vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, cơ sở này sẽ chưa thể có đóng góp tức thời cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đây là câu chuyện cho trung hạn bởi thời gian hoàn thành xây dựng cần từ 2-4 năm, trong khi kế hoạch hiện mới ở giai đoạn đầu.
Hiện chưa rõ Chính phủ Mỹ có thể áp dụng biện pháp kiểu cưỡng bức nào nếu Moderna không chịu nâng sản lượng và cung ứng vaccine ra thế giới. Ông Kessler nói rằng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) có thể là công cụ pháp lý mạnh nhất Tổng thống Biden có thể sử dụng để trưng dụng nguồn cung vaccine. Nhưng giới phân tích nhận định biện pháp này là chưa đủ, bởi nó không xử lý được vấn đề tổng lượng vaccine cung ứng ra thế giới.
Chia sẻ công thức, chuyển giao bí quyết công nghệ trong bào chế vaccine là lời giải bền vững cho vấn đề nguồn cung. Nhưng đây cũng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến yếu tố bản quyền, bí quyết công nghệ. Giải pháp khả quan nhất là áp dụng cấp giấy phép không tự nguyện (compulsory licensing) trong lĩnh vực dược phẩm theo Tuyên bố Doha của LHQ về TRIPS và Sức khỏe cộng đồng.
Giấy phép không tự nguyện là việc một chính phủ cho phép một đối tác khác bào chế sản phẩm thuốc, sinh phẩm hoặc áp dụng quy trình đã sản xuất được cấp bằng sáng chế mà không cần sự đồng ý của chủ sáng chế. Giấy phép không tự nguyện hiếm khi được áp dụng đối với các sản phẩm thuốc, sinh phẩm đời mới trong thời gian gần đây.
Loại giấy phép này được kích hoạt trong một vài trường hợp tại Mỹ, nhưng chủ yếu dưới khía cạnh chính quyền muốn sử dụng giấy phép không tự nguyện để tạo áp lực buộc các công ty dược hạ giá thuốc trong nước, chứ không nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận cho nhóm nước thu nhập thấp.
“Chúng ta không thể buộc các công ty dược phải làm việc này, việc khác. Covax cũng không làm được. Chỉ có chính quyền Mỹ mới có quyền lực đặc biệt duy nhất”, ông Zain Rizvi – người đại diện cho nhóm hoạt động Public Citizen, nêu quan điểm trong việc thúc ép Moderna tăng cung ứng vaccine cho các nước. Quyết định cuối cùng vẫn sẽ thuộc về chính quyền Tổng thống Joe Biden, với câu hỏi họ có thực sự hành động đột phá hay không.
FDA Mỹ: Hiệu quả tiêm mũi vaccine tăng cường của Moderna chưa rõ ràng
Ngày 12/10, các nhà khoa học thuộc Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ cho biết vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna chưa đáp ứng được tất cả tiêu chí của cơ quan này để được cấp phép dùng cho tiêm mũi tăng cường.
Vaccine ngừa COVID-19 bên cạnh biểu tượng của Công ty dược Moderna. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo tài liệu của FDA, dữ liệu vaccine của Moderna cho thấy mũi vaccine tăng cường có thể làm tăng số lượng kháng thể, nhưng sự khác biệt của nồng độ kháng thể trước và sau khi tiêm nhắc lại không đủ nhiều, đặc biệt là ở người có nồng độ kháng thể vẫn còn cao.
Tài liệu trên được công bố trước thềm cuộc họp dự kiến diễn ra tuần này của các chuyên gia độc lập cố vấn cho FDA để thảo luận vấn đề tiêm mũi tăng cường.
Ông John Moore, Giáo sư vi sinh và miễn dịch học thuộc Đại học Y tế Weill Cornell ở New York, nhận định hiệu quả tiêm mũi tăng cường vaccine của Moderna chưa rõ ràng.
Hãng dược Moderna đã nộp đơn đề nghị FDA phê duyệt sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng để tiêm mũi tăng cường với liều lượng 50 microgram, bằng một nửa liều lượng hai mũi đầu. Moderna cho rằng FDA nên cấp phép sử dụng liều vaccine tăng cường của hãng đối những người trên 65 tuổi và người có nguy cơ lây nhiễm cao đã tiêm đủ hai mũi.
Tháng trước, FDA đã cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer để tiêm mũi tăng cường cho người trên 65 tuổi, người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và người có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2.
FDA chưa 'bật đèn xanh' cho mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 của Moderna Các chuyên gia của FDA chưa đưa ra quan điểm cuối cùng về đơn xin cấp phép của Moderna đối với mũi vaccine tăng cường do hãng này bào chế. Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN Giới chức Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chưa có đánh giá cuối cùng đối với đề nghị của...