Moderna khoe liều 3 của hãng này kháng Omicron rất mạnh
Ngày 20-12, Hãng Moderna công bố kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm (chưa được bình duyệt) cho thấy liều vắc xin ngừa COVID-19 thứ ba của hãng giúp bảo vệ khỏi biến thể dễ lây lan Omicron.
Một lọ vắc xin COVID-19 của Hãng Moderna – Ảnh: REUTERS
Moderna cho biết quyết định tập trung vào vắc xin hiện tại của hãng (mRNA-1273) một phần là do biến thể vừa phát hiện gần đây là Omicron đang lây lan nhanh, theo Hãng tin Reuters.
Hãng dược Mỹ cho biết phiên bản vắc xin COVID-19 hiện tại sẽ tiếp tục là “phòng tuyến đầu tiên của Moderna chống Omicron”.
Video đang HOT
“Những gì chúng tôi có hiện nay là 1273. Nó có hiệu quả cao và cực kỳ an toàn. Tôi nghĩ nó sẽ bảo vệ mọi người trong dịp lễ sắp tới và trong suốt những tháng mùa đông này, khi chúng ta chứng kiến sức ép nặng nề từ Omicron”, tiến sĩ Paul Burton – giám đốc y tế của Hãng dược Moderna – phát biểu.
Theo kết quả thử nghiệm của Moderna, 2 liều vắc xin ban đầu của hãng tạo ra ít kháng thể trung hòa chống biến thể Omicron. Tuy nhiên, liều thứ ba với liều lượng 50 mcg giúp tăng lượng kháng thể lên 37 lần, và liều 100 mcg tăng lượng kháng thể tới 80 lần để chống Omicron.
Nghiên cứu của Moderna chưa được bình duyệt, theo Reuters.
Theo ông Burton, việc có tăng liều lượng liều thứ ba lên mức 100 mcg hay không sẽ tùy thuộc vào quyết định của chính phủ và cơ quan chức năng. Tiến sĩ Burton khẳng định liều 100 mcg là an toàn và dung nạp tốt, dù sẽ có nguy cơ thường gặp tác dụng phụ hơn một chút.
Tháng 10 vừa qua, giới chức Mỹ đã cấp phép tiêm liều thứ ba của Hãng Moderna với liều lượng 50 mcg. Hai liều ban đầu của Moderna đều có liều lượng là 100 mcg.
Moderna cũng thông báo hãng vẫn có kế hoạch phát triển một phiên bản vắc xin COVID-19 tập trung ngừa Omicron, và hy vọng sẽ có thể thử nghiệm lâm sàng với vắc xin này vào đầu năm 2022.
Theo Reuters, các vắc xin COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNTech đều có liên quan đến các ca viêm tim hiếm gặp, đặc biệt ở nam thanh niên trẻ tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy vắc xin Moderna có nguy cơ cao hơn.
Cuối tuần qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết biến thể Omicron (xác định lần đầu tại nam châu Phi) đã có mặt ở 89 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Theo WHO, số ca mắc biến thể Omicron tăng gấp đôi sau mỗi 1,5-3 ngày ở các khu vực có ca lây nhiễm biến thể này trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay giới khoa học vẫn chưa biết nhiều điều về biến thể mới nổi này, bao gồm độc lực của nó.
WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covovax do Ấn Độ sản xuất
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 có tên gọi là Covovax do Ấn Độ sản xuất.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông báo quyết định trên ngày 17/12, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Mariangela Simao khẳng định các loại vaccine hiện có vẫn là một trong những công cụ hữu hiệu bảo vệ con người trước nguy cơ mắc biến chứng nặng hoặc tử vong do nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Bà nhấn mạnh việc WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covovax giúp mở rộng nguồn cung vaccine ngừa COVID-19, qua đó sẽ có thêm nhiều người dân được tiếp cận vaccine, đặc biệt là ở những nước có thu nhập thấp hơn.
Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất vaccine Covovax theo giấy phép của công ty dược Novavax có trụ sở tại Mỹ cấp và phân phối qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.
Covovax là vaccine ngừa COVID-19 thứ 8 được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp, sau vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Moderna, Sinopharm/BBIP, Sinovac và Bharat Biotech.
Nhà khoa học cảnh báo xuất hiện siêu biến thể mới từ sự kết hợp Omicron và Delta Một trong những nhà phát triển vaccine Moderna cảnh báo rằng một siêu biến thể mới có thể được tạo ra nếu Omicron và Delta lây nhiễm cùng lúc cho một người nào đó. Siêu biến thể Omicron được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn. Ảnh: WHO Theo trang Daily Mail (Anh), sự lây lan COVID-19 thường chỉ liên quan...