Mochi trong veo như nước của người Nhật
Thoáng nhìn chiếc bánh trông như một giọt nước lớn, trong veo, nhưng khi biết nó thực sự là một chiếc bánh, thì bất kỳ ai cũng phải kinh ngạc và thấy thán phục sự khéo léo và tinh tế của người Nhật.
Được xếp vào dòng mochi nhưng chiếc bánh Mizu Shingen hoàn toàn khác lạ với thành phần chủ yếu là nước đường và bột đậu tương, do đó bánh tan nhanh chỉ sau 30 phút.
Phiên bản gốc của món bánh này là Shingen mochi – một loại bánh tráng miệng ngon, cực kỳ nổi tiếng với phần phủ trên bánh là bột đậu nành Kinako và si-rô đường nâu. Theo truyền thống, bánh có màu vàng, nhân mềm như thạch bên trong.
Ở phiên bản bánh mới, mochi hoàn toàn trong suốt. Theo lời nhà sản xuất thì chiếc bánh được làm từ nước có nguồn gốc từ núi Kaikoma thuộc dãy Alps, miền nam Nhật Bản, vị ngọt nhẹ, và sử dụng nguyên liệu phụ đủ để tạo được hình dáng nhất định. Chính bởi vậy mà bánh được đặt tên là Mizu (nước) Shingen mochi. Bánh nước mochi là thương hiệu độc quyền của một công ty Nhật Bản – Kinseiken Seika.
Mizu Shingen mochi lần đầu tiên ra mắt thực khách vào mùa hè năm ngoái và gây ra tiếng vang lớn. Năm nay, khi một lần nữa xuất hiện trên thị trường nó lại tiếp tục khuấy đảo thế giới ẩm thực, khiến nhiều người phải điên đảo, nghiêng mình. Chiếc bánh có hình tròn, trong veo, không màu sắc đặt trên chiếc đĩa gỗ/tre và rắc lên chút bột đậu, khiến thực khách không khỏi tò mò bởi trông nó chẳng khác nào giọt nước lớn.
Tuy nhiên, món bánh trong suốt này chỉ có thể giữ nguyên hình dạng của mình trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. Và nó sẽ tan chảy ngay khi được đưa vào trong miệng, tỏa ra vị ngọt tự nhiên, man mát và thơm dịu nhẹ. Vì thế bạn nên thưởng thức luôn tại cửa hàng, chứ không thể mang về.
Món bánh này được bày bán ở 2 cửa hàng Kinseiken Seika tại tỉnh Yamanashi, Nhật Bản. Đây là món tráng miệng độc quyền vì thế sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Do đó, nếu có dịp qua Nhật trong khoảng thời gian ít ỏi còn lại thì bạn hãy tìm đến và thưởng thức nó nhé.
Còn đối với những ai vẫn còn đang tò mò muốn biết được cách chế biến loại bánh siêu độc này thì hôm nay là ngày may mắn của các bạn.
Nguyên liệu:
- Nước
Video đang HOT
- Granulated Sugar: Loại đường tinh luyện hạt rất nhỏ, mịn, được dùng để làm các loại bánh dạng bông xốp và cookies – những loại bánh cần hỗn hợp bột đồng nhất và có chứa hàm lượng chất béo cao.
- Agar (Bột rau câu)
- Sirô đường nâu (Kokumits)
- Bột đậu nành (Kinako)
Các bước làm:
Bước 1:
Đổ 12g đường tinh luyện và 15g bột rau câu (Agar) vào nồi và trộn chúng
Bước 2:
Cho 500cc nước trong vào từ từ trong khi vẫn khuấy đều hỗn hợp trên. Lưu ý phải lập lại nhiều lần do bột Agar rất khó tan
Bước 3:
Đun hỗn hợp trên để cho bột Agar tan hoàn toàn và sau đó để nguội hẳn
Bước 4:
Đổ dung dịch hòa tan vào khuôn và cất vào ngăn mát chừng 3 tiếng là được
Bước 5:
Lấy Mizu Shingen mochi từ khuôn ra bắt đầu trang trí bằng sirô đường nâu (Kokumits) và bột đậu nành Kinako (như hình dưới)
Bước 6:
Thưởng thức món bánh tráng miệng siêu độc của Nhật Bản.
Theo Bảo Toàn (Một thế giới/Odditycentral)
Các loại bánh wagashi ngon ở Nhật Bản
Wagashi là đỉnh cao nghệ thuật Nhật Bản. Món bánh này khá là ngon và chúng ta cùng điểm qua các loại wagashi để hiểu rõ hơn về nó nhé!
Mochi
Trong nghệ thuật wagashi, mochi là loại bánh cơ bản và phổ biến nhất. Mochi có công thức đơn giản từ bột gạo được nấu chín, giã nhuyễn cộng với nhân đậu đỏ và thường có hình tròn. Bột bánh mochi có nhiều màu và nhân bánh cũng hay được biến tấu với trà xanh, khoai môn, kem...
>>> Xem thử món ăn ngon
Namagashi
Namagashi thực chất là một loại mochi đặc biệt, bởi nó mô phỏng hình dáng các loài hoa cỏ đặc trưng cho 4 mùa trên nước Nhật: Như hoa đào cho mùa xuân, quýt vàng cho mùa hạ, lá phong cho mùa thu, hoa mơ cho mùa đông... Qua namagashi, thiên nhiên Nhật Bản hiện lên sinh động, tươi đẹp và mang đậm dấu ấn của riêng mình.
Người Nhật rất chuộng dùng namagashi để đem biếu, tặng. Một hộp quà namagashi điển hình thường có đủ 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 mùa trong năm, với ý nghĩa cầu chúc người nhận quanh năm được yên ổn, hạnh phúc.
Ukishima
Gần giống với bánh bông lan của phương Tây, ukishima được tạo nên từ bột, trứng và đường. Song bánh lại được hấp thay vì nướng và việc sử dụng nguyên liệu quen thuộc đậu đỏ đã tạo cho ukishima một phong vị Nhật Bản rất riêng. Ukishima thường có nhiều tầng, vẻ đẹp của nó được thể hiện qua cách bài trí hài hòa mà vẫn phong phú giữa các tầng bánh.
Higashi
Higashi còn được gọi là wagashi khô, bởi chúng được nén lại trong khuôn giống như bánh in. Higashi có vị ngọt thanh đặc trưng của đường mía wasambonto (loại đường thượng hạng quý hiếm từ quận Tokushima). Cách thức trang trí trên "bánh in" higashi rất đậm chất điêu khắc, tạo cho higashi một vẻ đẹp độc đáo giữa muôn vàn loại wagashi khác.
Manju
Vỏ bánh manju làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam. Manju là loại bánh ưa thích của trẻ em, bởi chúng thường có hình dạng ngộ nghĩnh và bắt mắt. Loại manju nổi tiếng nhất là usagi manju - tức manju hình chú thỏ mặt trăng.
Yokan
Yokan là một loại thạch làm từ bột rau câu truyền thống ở Nhật - kanten. Điều đặc sắc nằm ở chỗ, mỗi miếng yokan trong suốt sẽ lưu giữ một "bức tranh" đầy nghệ thuật, điển hình là cách trang trí yokan với những cánh hoa đào bên trong.
Wagashi được xây dựng trên nền tảng những nguyên liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống Nhật Bản. Từ những điều rất giản dị như vậy, món bánh ngọt này đã thăng hoa thành một nghệ thuật rất mực trang nhã.
Theo Món Ngon Mỗi Ngày
[Chế biến] - Mochi nhân kem chocolate Ngày nóng, một viên mochi với lớp bột nếp dẻo thơm và nhân kem chocolate mát lạnh bên trong sẽ là món giải nhiệt khó từ chối. Phần nhân: Nguyên liệu: 170g kem tươi 15g bột cacao 5 thìa canh sữa đặc 2g gelatine Thực hiện Trộn đều bột cacao với sữa đặc và 20g kem tươi. Gelatine ngâm ít nước cho nở...