Móc túi xe buýt và ám ảnh tháng củ mật
Càng về cuối năm, Huy và Nhung cũng như bao khách đi xe buýt càng lo lắng, cảnh giác trước nạn móc túi.
Chiều cuối năm, trời nhá nhem tối, trên bến chờ xe buýt Cầu Giấy, cô sinh viên thất thểu đi bộ từ xa lại. Mặt cô tái dại, nước mắt chỉ chực trào ra. Cô dáo dác nhìn xung quanh như cầu cứu.
Trước đó hơn 20 phút, cô sinh viên này vẫn đứng đây đón xe buýt. Cô không ngờ kẻ trộm ra tay nhanh đến vậy. Nhất định chúng hành sự khi cô đang cố bước vội lên xe. Rõ ràng có một hành khách đi sát phía sau cô khi đó. Hắn đã thò tay móc mất chiếc điện thoại di động của cô từ trong túi áo mà cô không hề hay biết.
Một vài chị bán nước, chú lái xe ôm tỏ ra quan tâm: “Mất trộm à?!” Lúc này, cô sinh viên đã nước mắt ngắn dài. Một vài hành khách hướng ánh mắt về cô nữ sinh tỏ chút thông cảm. Những người khác vẫn lặng lẽ đứng chờ, rồi lặng lẽ lên xe, hối hả về nhà cho kịp giờ cơm tối. Chuyện bình thường!
Thời điểm ra tay của bọn móc túi là khi hành khách lên xe
Móc túi trắng trợn
Phương Nhung (sinh viên năm thứ 2 đại học Kinh doanh Công Nghệ) và Ngọc Huy (sinh viên hệ dân sự Đại học Kỹ thuật Quân sự) không khỏi kinh hãi nhớ lại những lần họ chứng kiến cảnh hành khách đi xe buýt bị móc túi. Càng về cuối năm Huy và Nhung cũng như bao khách đi xe buýt càng lo lắng, cảnh giác trước nạn móc túi. Tháng củ mật mà!
Từ hồi vào đại học, Phương Nhung và Ngọc Huy cùng một bộ phận lớn cư dân sống tại Thủ đô, ngày ít nhất hai buổi đi lại bằng xe buýt. Phương Nhung kể về hàng loạt điểm xe buýt cô thường đi qua, trạm Long Biên, Giáp Bát, Cầu Giấy, Nhổn, Kim Mã, Tây Sơn,… Điểm nào cũng có bọn hành nghề móc túi. Chúng hoạt động cả dưới bến lẫn trên xe. Vậy nhưng, đối với họ, không nơi đâu đáng sợ bằng trạm trung chuyển Cầu Giấy và Long Biên. Đây là những nơi dân “ hai ngón” hoạt động thường xuyên và đáng sợ nhất.
Phương Nhung nhớ, có những thời điểm, không ngày nào cô đứng chờ xe buýt ở trạm Cầu Giấy mà không nhìn thấy ít nhất một vụ mất cắp. Lâu dần, những người thường xuyên phải đến đây chờ xe buýt đâm ra sợ. Mỗi lần ra đây, họ phải cảnh giác đề phòng, nhìn trước ngó sau, tay khư khư nắm chặt điện thoại di động và ví tiền trong túi.
Video đang HOT
Nhung biết, những kẻ móc túi ra tay nhiều nhất vẫn là khi xe buýt đến. Đó là khi hành khách đang mải xô đẩy, giơ tay cố bám cửa xe để lên xe. “Hai ngón” chỉ cần một động tác thò tay ra là chiếc điện thoại di động ở lại, còn chủ nhân thì đi luôn theo chiếc xe buýt đang phóng vội về bến.
Có người bị móc điện thoại mà chẳng hề hay biết, cứ hồn nhiên lên xe đi mãi. Đến khi nhận ra thì chẳng nhớ nổi mình bị mất cắp ở đâu. Có người xuống ngay bến sau đó, vội vã quay lại, nhưng không thể tìm được kẻ móc túi đâu nữa. Nạn nhân đành ngậm ngùi, thất thểu ra về.
Trạm trung chuyển Cầu Giấy, nơi ám ảnh nạn móc túi
Cũng có người rất cảnh giác, vừa bị móc túi xong lập tức quay lại hòng bắt quả tang. Nhưng “trò đời” đâu dễ thế. Móc túi không chỉ có mỗi một tên. Vừa móc xong, chúng chuyền ngay sang tay đồng bọn bên cạnh rồi mặt cứ tỉnh bơ. Thành thử, có người biết mình bị trộm mà đành chịu.
Những kẻ móc túi ở trạm Cầu Giấy hoạt động rất trắng trợn. Phương Nhung thường xuyên đi xe buýt nên đã quen mặt những người này. Có lần, cô thấy cả đám 3 – 4 tên cùng xuất hiện. Chúng la cà, lởn vởn quanh bến xe, có khi ngồi quán nước chè. Nhiều người cũng biết chúng là trộm cắp, nhưng không làm gì được. Thà im lặng cho yên thân, kẻo lại tai bay vạ gió. Muốn báo công an, nhưng khi công an đến chúng vẫn còn nguyên “năm ngón”, cớ gì mà bắt. Bắt trộm thì phải bắt tận tay.
Ám ảnh tháng củ mật
Nhung và Huy thừa nhận: “Từ hồi Hà Nội xuất hiện lực lượng 142 hóa trang mật phục, trộm cắp trên xe buýt giảm đi đáng kể.” Mấy lần chính Nhung và Huy cùng nhóm bạn đi xe buýt cũng tham gia báo tin, giúp trinh sát 142 bắt bọn móc túi. Vậy nhưng, bắt không xuể. Mỗi lần đi xe buýt, nhiều người vẫn không khỏi lo âu. Đặc biệt thời gian cuối năm, người đi lại mua sắm, ra bến tàu xe đông, bọn móc túi hoạt động càng nhiều.
Ngọc Huy nhớ, tuần vừa qua, một tổ công tác lực lượng 142 đã bắt tới 6 – 7 vụ chỉ riêng trên một tuyến đường Cầu Giấy xuống Nhổn.
Mấy năm đi xe buýt, Ngọc Huy quả quyết, thời gian gần Tết, những tên “hai ngón” cũng tranh thủ kiếm tiền. Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều kẻ không có công ăn việc làm, lại nghiện ngập, cần tiền ăn chơi. Chúng vẫn biết rằng cuối năm công an truy quét mạnh nhưng bọn móc túi liều lắm.
Huy trầm ngâm: “Năm hết, Tết đến. Trước khi về quê, nhiều sinh viên dành dụm được ít tiền, tranh thủ đón xe mua chút quà cho mẹ, cho em. Nhưng rủi gặp phải móc túi thì chỉ còn nước ngồi khóc”.
“Tuyến nào mấy anh 142 xuất hiện, nơi đó khách đi xe buýt may ra được một ngày yên ả”, Ngọc Huy nói.
Theo 24h
Lật tẩy chiêu 'hai ngón' trên xe buýt đất Sài Thành
Đặc điểm chung của các đối tượng là nam giới, mang áo khoác trên tay để ngụy trang, phụ nữ thường đội mũ rộng vành, mang khẩu trang.
Hai đối tượng móc túi
Khoảng 5h ngày 24/9, ở phía dưới chân cầu bộ hành Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (quận 9, TP HCM) xuất hiện một người đàn ông trạc 45 tuổi.
Đối tượng đội mũ lưỡi trai, thỉnh thoảng, lại ngước lên nhìn những chiếc xe buýt đang chuẩn bị ghé trạm.
Lúc sau, một người đàn ông khác tiến lại gần. Họ trao đổi gì đó một lúc rồi cùng leo lên xe buýt số 604.
Đây là 2 đối tượng chuyên hành nghề 'hai ngón' ở những chuyến xe buýt.
Vừa lên xe, gã đeo kính thò tay vào túi một hành khách nhưng bị phát hiện.
Gã còn lại thấy hành khách ngồi bên cạnh đang ngủ nên vờ gấp tờ báo lại chuẩn bị 'hành nghề'.
Tuy nhiên, ngay lúc đó, vị khách này tỉnh giấc và xin xuống xe.
Phút chốc hụt mất 'con mồi', 2 gã đàn ông nhìn nhau nhíu mày, chép miệng tiếc nuối.
Tại trạm dừng xe buýt trước cổng Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, có 2 cặp nam nữ khác cũng thường xuyên có mặt ở đây để 'hành nghề'.
Ngày nào họ cũng thường xuyên 'ăn hàng' trên các xe số 17 và 12 và chủ yếu 'hành nghề' trong khoảng thời gian từ 6h đến 8h và từ 16h đến 18h.
Sau khi lên xe, sau một hồi quan sát thấy ai có tài sản và sơ hở thì lân la tới gần để có điều kiện áp sát 'con mồi'.
Khoảng thời gian từ 9h đến 11h và từ 16h đến 19h hằng ngày, sau khi 'ăn hàng', cả nhóm tụ tập lại, để bán 'hàng' cho một thanh niên chừng 35 tuổi.
Sau khi bán 'hàng' xong, các đối tượng sẽ chia cho nhau số tiền lời lãi từ vụ 'giao dịch' trên.
Và tất nhiên, dù có vui vẻ với kết quả có được, những kẻ 'hai ngón' này vẫn không quên dáo dác nhìn mỗi khi xe buýt ghé trạm để sẵn sàng 'hành động' cho phi vụ tiếp theo.
Theo Tinngan
SV "bày binh bố trận" chống trộm Trước nguy cơ đồ đạc có thể bị "hô biến" bất cứ lúc nào trong tháng củ mật, sinh viên sống trọ tại TPHCM bày ra rất nhiều chiêu để bảo vệ tải sản. Có nhiều ý tưởng của SV làm phường trộm cắp cũng phải giật mình... Từ canh chừng... Tháng "củ mật", đặc biệt là những ngày cuối năm tinh thần...