Mộc San – Làn gió mới của nhạc Trịnh
Ca sĩ Mộc San sẽ trình bày 15 ca khúc trong đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn nhân kỷ niệm 22 năm ngày mất của cố nhạc sĩ.
Thời gian gần đây, trên các nền tảng âm nhạc xuất hiện một giọng ca mới của dòng nhạc Trịnh với những ca khúc có lượt nghe khủng như: Ru ta ngậm ngùi, Biển nhớ, Diễm xưa, Cát bụi… Nữ ca sĩ nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả với những ca khúc nhạc Trịnh trên chính là Mộc San.
Với giọng ca mộc mạc, gần gũi kết hợp với guitar, những ca khúc nhạc Trịnh qua tiếng hát của Mộc San như những lời kể chuyện nhẹ nhàng và có một sức hút kỳ lạ đối với người nghe. Dưới những ca khúc nhạc Trịnh do Mộc San trình bày, đông đảo khán giả đã để lại những bình luận khen ngợi hết lời.
“Vô tình nghe được giọng ca trẻ Mộc San hát nhạc Trịnh quá tuyệt vời, giọng ca nhẹ nhàng mà sâu lắng, truyền cảm… Cuối cùng cũng tìm ra được giọng ca trẻ hát nhạc Trịnh hay như vậy…”, một người nghe bình luận.
“Tôi đã nghe nhiều bản cover của Mộc San hát nhạc Trịnh. Mộc San và bạn chơi guitar đã cho tôi một cảm giác nghe nhạc thực thụ, làm người nghe phải phiêu theo hai bạn đến từng nốt nhạc…”, một người khác viết.
Mộc San được rất nhiều khán giả yêu mến – Ảnh: NVCC
Mộc San chính là Đam San – nữ ca sĩ đến từ Đà Lạt bước ra từ cuộc thi Solo cùng Bolero 2017. Mộc San còn được mệnh danh là “Hoa hậu Bolero” bởi cô không chỉ có giọng hát hay mà còn có ngoại hình đẹp, chiều cao lý tưởng.
Nói về việc thay đổi nghệ danh, Đam San cho biết: “Thật ra ban đầu tôi không nghĩ đổi nghệ danh hay thay đổi gì cả vì vốn dĩ khán giả đã quen với cái tên Đam San. Tôi tạo ra kênh YouTube Mộc San chỉ để chia sẻ những ca khúc hát “mộc” với guitar thôi nhưng không ngờ lại nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả. Vì thế, tôi nghĩ cái tên Mộc San có duyên với mình nên quyết định xin Tổ nghiệp đổi nghệ danh là Mộc San…”.
Chia sẻ về cơ duyên hát nhạc Trịnh, Mộc San bật mí: “Về nhạc Trịnh và nhạc xưa trên kênh Mộc San có thể là lần đầu khán giả biết đến tôi ở dòng nhạc này. Họ vốn đã quen tôi với xuất phát điểm từ một cuộc thi Bolero. Tuy nhiên, nhạc Trịnh Công Sơn và nhạc xưa là dòng nhạc chính đã gắn bó với tôi hơn 10 năm trời ở các phòng trà tại Đà Lạt.
Tôi thấy may mắn vì mình có thể hát được nhiều dòng nhạc. Còn cơ duyên để tôi quay trở lại với dòng nhạc này có lẽ là do cuộc sống. Sau 2 năm dịch bệnh tôi nhận ra mình cần sống chậm lại, suy nghĩ và chiêm nghiệm nhiều hơn. Thế là tôi hát lại dòng nhạc này vì tôi tìm thấy mình trong đó…”.
Mộc San được xem là làn gió mới của nhạc Trịnh
Nhiều khán giả nghe Mộc San hát đã có nhận định rằng cô là tiếng hát kế thừa của ca sĩ Khánh Ly, cố danh ca Lệ Thu, cố danh ca Ngọc Lan… Mộc San chia sẻ: “Khi nghe những nhận xét hay bình luận như thế, tôi cảm thấy trân trọng và cảm ơn sự quan tâm, yêu mến của khán giả dành cho mình. Tuy nhiên, tôi không bao giờ dám đưa mình so sánh với các ca sĩ gạo cội đi trước. Các cô luôn là những tượng đài lớn để tôi nhìn vào và học hỏi, hoàn thiện bản thân. Mộc San đơn giản chỉ là một người yêu hát, thích hát. Tôi tìm thấy mình ở những bản nhạc và muốn chia sẻ cảm xúc âm nhạc đó đến tất cả những người đồng điệu”.
Nói về kế hoạch sắp tới, Mộc San cho biết: “Với tôi, âm nhạc như là hơi thở nên tôi luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm chỉn chu nhất với cái tâm của người làm nghệ thuật chân chính. Thời gian tới, có thể tôi sẽ phát hành 1, 2 CD nhỏ để gửi đến người hâm mộ vì có rất nhiều khán giả hỏi mua đĩa… Còn về dòng nhạc chính trong thời gian tới thì tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục với nhạc Trịnh và nhạc xưa, song song đó tôi vẫn có thể hát Bolero, dân ca… nếu được khán giả yêu cầu”.
Vào lúc 19 giờ ngày 1.4 sắp tới, nhân kỷ niệm 22 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Mộc San sẽ kết hợp với Đài truyền hình Tây Ninh tổ chức một đêm nhạc mang tên Mộc San – Làn gió mới của nhạc Trịnh.
“Trong đêm nhạc này, tôi muốn gửi lời tri ân chân thành nhất đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cảm ơn những ca khúc của cố nhạc sĩ đã làm say đắm bao nhiêu thế hệ khán giả và chữa lành tâm hồn tôi. Đây cũng là dịp để tôi hát tặng cho những khán giả đã yêu mến Mộc San trong thời gian qua”.
Ngoài hình ảnh với áo dài duyên dáng, Mộc San cũng thường tạo cho mình một phong cách trẻ trung năng động
Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Tây Ninh TTV11 với sự tham gia của các khách mời Quán quân “Người kể chuyện tình 2022″ Tuấn Nghĩa, Guitar Nhật Đông – Viết Thành, Saxophone Nguyễn Thành, MC Phú Khánh… Trong chương trình, ca sĩ Mộc San sẽ cùng với khách mời trình bày 15 ca khúc nhạc Trịnh quen thuộc gồm Ru ta ngậm ngùi, Biển nhớ, Diễm xưa, Cát bụi, Như cánh vạc bay, Huyền thoại mẹ, Mưa hồng, Để gió cuốn đi, Hạ trắng, Chiều một mình qua phố, Còn tuổi nào cho em, Dấu chân địa đàng, Nối vòng tay lớn…
Video ca sĩ Mộc San hát Tình ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
8 điều thú vị về Trịnh Công Sơn "bỏ túi" cho "Trịnh fan tháng 6"
Những sự thật về cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà có thể khán giả chưa biết.
Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Có thể nói, Trịnh Công Sơn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền âm nhạc nước nhà, đồng thời các tác phẩm của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe. Suốt cuộc đời, Trịnh Công Sơn luôn mang đến những tác phẩm đẹp, ca từ độc đáo, xoay quanh hai mảng đề tài lớn nhất là tình yêu và thân phận con người.
Trịnh Công Sơn sáng tác nhiều nhạc thiếu nhi
Bên cạnh các ca khúc bất hủ như Hạ Trắng, Diễm Xưa, Biển Nhớ, Cát Bụi... mang đậm chất thơ và nét trữ tình cá nhân, Trịnh Công Sơn còn sáng tác nhiều ca khúc vui tươi, đáng yêu dành cho thiếu nhi. Những bài hát do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho trẻ em có ca từ gần gũi, thân thương.
Một số bài hát trở thành một phần ký ức gắn bó trong tuổi thơ mỗi người, chẳng hạn là ca khúc Mẹ Đi Vắng, Em Là Hoa Hồng Nhỏ, Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh, Tiếng Ve Gọi Hè... Số lượng các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ có gần hai mươi tác phẩm nhưng rất đa dạng về nội dung.
Đam mê âm nhạc xuất phát từ... giường bệnh
Năm 1957, khi 18 tuổi, Trinh Công Sơn gặp tai nạn khi đang tập võ judo với người em trai,. Điều này khiến ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Thời gian nằm bệnh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đọc nhiều sách về triết học, văn học và tìm hiểu về dân ca.
Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác - âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy".
Tuy nhiên, theo một nguồn tin khác từ lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ, Trịnh Công Sơn mất cha năm 18 tuổi, sống cùng mẹ và các em. Trở nên mơ hồ về cuộc đời khi còn quá trẻ, ông đội nắng nhiều tháng trời và lên mộ cha ngồi cả ngày, dẫn đến ốm nặng. "Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc".
Trịnh Công Sơn có 7 người em
Kể từ năm 18 tuổi, sau khi cha mất, Trịnh Công Sơn trở thành trụ cột gia đình. Ông có 7 người em, gồm 2 người em trai và 5 người em gái. Trịnh Công Sơn mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em, chẳng hạn làm sao để con gái bước đi thật duyên dáng, khoan thai, cách ăn uống thế nào là lịch sự, phải phép...
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tỏ vẻ rất nghiêm khắc, thường xuyên đánh đòn các em của mình, nhưng tất cả cũng vì lúc đó vẫn còn trẻ, chẳng biết làm sao cho đúng.
Trịnh Công Sơn từng làm thầy giáo
Nổi tiếng với tư cách là môt nhạc sĩ, ấy vậy Trinh Công Sơn từng có thời gian trở thành nhà giáo. Ông từng học chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn tỉnh Bình Định (1962 - 1964). Sau khi mãn khóa, Trịnh Công Sơn lên B'Lao (nay là thành phố Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng) dạy học tại trường sơ học Bảo An trong 3 năm (1964 - 1967).
Những học sinh tại đây đa số là người dân tộc thiểu số nên thường phải nghỉ học để phụ ba mẹ làm nương rẫy. Thông cảm với sự nghèo khó của các em, dù điều kiện vật chất thiếu thốn, phải cuốc bộ đường dốc đến trường mỗi ngày, thầy giáo Trịnh Công Sơn luôn nhiệt tình, dành nhiều tình thương, sự quan tâm và bỏ thời gian dạy âm nhạc cho các em.
Ngoài ra, theo thầy giáo Tạ Quang Sum - Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo (Cam Ranh, Khánh Hòa), Trịnh Công Sơn đã trở về làm giảng viên của trường Đại học Khoa học Huế. Từ niên khoá 1973 - 1974, trường Đại học Khoa học Huế tổ chức dạy nhiều tín chỉ nhiệm ý cho sinh viên các năm cuối. Trong đó, tín chỉ "Nhạc Trịnh Công Sơn" được sinh viên ghi danh học đông nhất.
Nội dung liên quan
Sau loạt lùm xùm với phim, Khánh Ly thăm mộ Trịnh Công Sơn trước đêm diễn: cuộc hội ngộ tri kỉ âm nhạc ra sao?
Cuộc tranh cãi "Trịnh fan tháng 6": Yêu nhạc Trịnh theo phong trào là sai hay đúng?
Lần đầu Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly ở Đà Lạt
Theo chia sẻ từ chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lần đầu tiên ông gặp Khánh Ly khi tình cờ nghe hát ở Đà Lạt. Lúc đó, Khánh Ly chưa nổi tiếng, nhưng cố nhạc sĩ nhận thấy giọng hát của bà phù hợp với những ca khúc mình đang viết. Vì thế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mời Khánh Ly hát. Đây cũng là nơi bắt đầu cho mối duyên tri kỉ giữa hai người.
"Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly", nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chia sẻ.
Trịnh Công Sơn từng là... diễn viên
Ngoài được biết đến với vai trò là nhạc sĩ hay nhà thơ, Trịnh Công Sơn còn là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư. Năm 1971, ông đóng vai chính trong phim Đất Khổ của đạo diễn Hà Thúc Cần, công chiếu năm 1974.
Từ sau năm 1997, Trịnh Công Sơn xuất hiện nhiều trong các album băng hình VHS của mình. Ngoài ra, ông cùng bà Trịnh Vĩnh Trinh góp mặt trong những CD nhạc do ông sáng tác và được Hãng phim Phương Nam sản xuất trong giai đoạn này như Ru Tình, Tình Yêu Tìm Thấy, Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời, Cho Đời Chút Ơn,...
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và niềm đam mê với bóng đá
Bên cạnh âm nhạc, thể thao là đề tài mà cố nhạc sĩ đặc biệt quan tâm. Năm 1998, World Cup được tổ chức tại Pháp và báo Tiền Phong làm tờ Tin nhanh World Cup để cập nhật thông tin mới về sự kiện này. Khi đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui vẻ khi được phỏng vấn đề bóng đá. Ông cho rằng: "Bóng đá và âm nhạc đều hấp dẫn con người ở cái đẹp. Người ta xem bóng đá và yêu thích bóng đá đẹp cũng như thích những tác phẩm âm nhạc vì vẻ đẹp của chúng".
Trên thực tế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất thích và rất giỏi thể thao. Chỉ sau một tai nạn trong lúc tập võ và được truyển cảm hứng về âm nhạc, cố nhạc sĩ mới rời bỏ thể thao và tập trung vào sáng tác nhiều ca khúc cho âm nhạc Việt Nam.
Tranh cãi xoay quanh "bài hát cuối cùng" của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn từng chia sẻ rằng bản thân không có ý định viết ca khúc cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của mình, vì thời điểm cuối là điều ông không thể bắt gặp được. "Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn".
Có lẽ đúng thật rằng cố nhạc sĩ không có cái gọi là "bài hát cuối cùng", khi đến nay vẫn có nhiều ý kiến không biết đâu mới là sáng tác cuối của Trịnh Công Sơn. Nhiều người cho rằng đó là bài Như Một Lời Chia Tay bởi ca từ bài hát:
"Muốn một lần tạ ơn với đời
Chút mặn nồng cho tôi...
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay".
Tuy nhiên, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo lại cho rằng ca khúc Tiến Thoái Lưỡng Nan mới chính là nhạc phẩm cuối cùng. "Đây là một bài hát nhịp một trì tục như những bước chân không nhanh không chậm. "Tiến/ thoái/ lưỡng/ nan/ đi/ về/ lận/ đận/ Ngày/ xưa/ lận/ đận/ không/ biết/ về/ đâu...".
"Em Và Trịnh" chính thức ra mắt album nhạc phim, thỏa lòng mong đợi của khán giả Nhắc đến Trịnh Công Sơn, ngoài những ý niệm sâu sắc về kiếp nhân sinh, người ta còn nhớ đến những người phụ nữ đặc biệt đã đem lại cho nhạc sĩ rung cảm mãnh liệt để động bút viết nên bao giai điệu đi cùng năm tháng. Trong đó, phổ biến nhất là 4 ca khúc có mặt trong album vừa phát...