Móc mắt, lột da sống để trả thù những người chống đối
Các tay súng cực đoan của nhóm Taliban vừa có kiểu trả thù ghê rợn: móc mắt và lột da sống kẻ thù.
Tờ Washington Post ngày 11/6 đưa tin nạn nhân Fazl Ahmed bị trừng phạt vì Taliban tin rằng một người họ hàng xa của chàng trai này đã giết cựu thủ lĩnh của chúng. Để trả thù, các tay súng Taliban bắt cóc Ahmed tại nhà và móc mắt của nạn nhân hồi tháng 12/2015.
Nhóm người này sau đó lột da phần ngực của Ahmed đến khi trái tim của chàng trai 21 tuổi lộ ra ngoài. Cuối cùng, để kết liễu mạng sống của tù nhân, chúng đẩy Ahmed xuống đất từ tầng 10 của một tòa nhà, theo các nhà chức trách tỉnh Ghor – Afghanistan.
Tội ác dã man được quay lại trong một đoạn băng video và tung lên mạng. Tuy nhiên, nhóm khủng bố Taliban phủ nhận hành động lột da sống Ahmed.
Nhóm Taliban hành quyết 3 người đàn ông ở tỉnh Ghazni hồi năm 2015.
Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Lâu nay, Afghanistan vốn là một quốc gia bảo thủ về tôn giáo và văn hóa với các hình phạt bạo lực. Khi phong trào Taliban nắm quyền tại Afghanistan, hàng ngàn người dân nước này đã bị hành quyết công khai.
Giờ đây, dù Taliban không còn kiểm soát quốc gia này nữa, song những vụ đánh đập, hành quyết, giết chóc nơi công cộng vẫn tiếp diễn, ông Abdul Jama – thành viên hội đồng tỉnh Ghazni – nói.
Mới đây, các tay súng Taliban đã bắn chết một phụ nữ ở tỉnh Jowzjan do nghi ngờ nạn nhân ngoại tình. Trong khi đó ở tỉnh Ghazni, chúng cắt mũi và tai sau đó giết một học sinh trung học vì nghi ngờ nạn nhân là gián điệp.
Miêu tả về các hành động bạo lực ở nước mình từ hồi tháng Một năm nay, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho biết: “Số người thương vong, đặc biệt là dân thường, là tội ác chống lại nhân loại, chống lại Afghanistan và người dân chúng tôi”.
Theo Tintuc.vn
Thảm sát Orlando châm ngòi "cuộc chiến" luật súng tại Mỹ
Nghị sĩ Dân chủ Robert Casey sẽ trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật mới về sở hữu súng với nội dung cấm những người phạm các tội danh cấp độ nhẹ với động cơ thù hằn hoặc phân biệt sắc tộc được sở hữu súng chứ không chỉ các trọng tội như luật hiện hành.
Vụ xả súng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại ngày 12-6 tại hộp đêm Pulse ở TP Orlando (bang Florida) làm 50 người chết, 53 người bị thương đã thúc giục chính phủ Mỹ vào cuộc sửa đổi luật sở hữu súng theo hướng khắt khe hơn, theo hãng tin CNN (Mỹ). Phát biểu sau vụ xả súng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi thắt chặt luật kiểm soát sở hữu súng.
"Thủ phạm rõ ràng đã vũ trang một súng ngắn và một khẩu súng trường tấn công rất mạnh. Vụ thảm sát này một lần nữa nhắc chúng ta rằng các vụ bắn giết rất dễ xảy ra - ở trường học, ở nơi cầu nguyện, nhà hát, hộp đêm... - nếu họ dễ dàng sở hữu súng. Chúng ta phải ra quyết định rằng liệu đó có phải là hiện thực chúng ta mong muốn hay không".
Không lâu sau vụ xả súng này nhiều nghị sĩ đề nghị Quốc hội hành động nhanh, vào cuộc tranh luận thắt chặt kiểm soát sở hữu súng. Theo họ, các vụ bạo lực tương tự sẽ còn diễn ra nếu Quốc hội không thực hiện trách nhiệm này.
Thủ phạm Omar Mateen đã mua một khẩu súng trường tấn công AR-15 trước khi thực hiện thảm sát. Ảnh: AP
Thủ phạm xả súng Omar Mateen 29 tuổi, công dân Mỹ, con một người nhập cư Afghanistan đã mua một khẩu súng trường tấn công AR-15 và một súng ngắn một tuần trước khi thực hiện thảm sát.
Nghị sĩ Dân chủ Robert Casey cho biết sẽ trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật mới về sở hữu súng vào ngày 13-6 (giờ Mỹ) với nội dung cấm những người phạm khinh tội do lòng thù hận, phân biệt sắc tộc sở hữu súng. Theo luật hiện hành, chỉ những người phạm trọng tội loại này mới bị cấm mua và sở hữu súng, người phạm khinh tội không bị cấm.
Người dân Mỹ tưởng niệm nạn nhân vụ xả súng trước hộp đêm Pulse ngày 12-6. Ảnh: GETTY IMAGES
Trước vụ xả súng nghiêm trọng này, nhiều nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng đã vận động sửa đổi luật sở hữu súng theo hướng thắt chặt hơn vì thời gian gần đây tình trạng xả súng bừa bãi ở Mỹ xảy ra rất nhiều và thường xuyên.
Tuy nhiên, trong Quốc hội Mỹ cũng tồn tại một phe nhóm nghị sĩ khác vốn xem thắt chặt kiểm soát súng là sự đe dọa với quyền hiến pháp của người dân Mỹ, tư tưởng này được các tổ chức buôn bán súng ủng hộ, vận động hết mình.
Vụ xả súng này vô tình lại khiến bà Hillary Clinton - vốn có tư tưởng ủng hộ kiểm soát chặt sở hữu súng - có thêm lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng khi bà nhận thêm rất nhiều ủng hộ, kể cả từ đảng Cộng hòa.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Hy Lạp: Người tị nạn tìm cách rời khỏi EU Những người tị nạn cảm thấy, không có tương lai nào đang chờ đợi họ ở châu Âu và giấc mơ đổi đời ngày nào của họ đã vỡ vụn. Vượt qua bao nguy hiểm, liều cả tính mạng để vào châu Âu, những người tị nạn từ Syria đã hy vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn, được an toàn,...