Mộc mạc cầu Kiều – điểm check in đắm say du khách Trà Sư
Cầu Kiều ví như một ‘ nét bút’ dù mộc mạc nhưng cực kỳ ấn tượng, tô điểm cảnh sắc thiên nhiên rừng tràm Trà Sư thêm lộng lẫy.
Không thể không thán phục trước những công trình nghệ thuật đầy tính sáng tạo và độc đáo của nhà đầu tư Công ty CP Du lịch An Giang ( An Giang Tourimex) kể từ khi họ chính thức bắt tay vào cải tạo khuôn viên sinh thái tại khu du lịch Trà Sư.
Được trang điểm bằng những công trình nghệ thuật đặc biệt sáng tạo và trí tuệ, “công chúa ngủ quên” Trà Sư ngày nào nay đã và đang tự tin thực hiện sứ mạng đón chào du khách từ mọi miền đến tham quan. Và một lần nữa Trà Sư tiếp tục đón nhận một công trình tiêu biểu khác với lối thiết kế sáng tạo, vẽ thêm cho khu rừng một nét bút nghệ thuật pha lẫn với ý nghĩa biểu trưng cho sự phồn thịnh của khu vực.
Công trình cầu kiều với chất liệu chủ yếu là gỗ bắc qua kênh tại cổng vào chính của khuôn viên tràm
Nếu những ai mong muốn khám phá nét chất phác, mộc mạc và gần gũi của miền sông nước Cửu Long thì khu du lịch Trà Sư sẽ là nơi mang đến cho du khách tham quan một lát cắt văn hóa về hình ảnh của những cây cầu tre, cầu gỗ… gắn liền với nếp sinh hoạt của người dân vùng quê miền Tây xưa.
Những cây cầu như thế mang trong mình một giá trị văn hóa đặc trưng trải dài trong lịch sử phát triển tại khu vực Tây Nam Bộ. Cũng chính vì những lý do trên mà nhà đầu tư đã đặc biệt khai thác những hình ảnh, chất liệu mộc mạc gần gũi với văn hóa ấy, tỉ mỉ thiết kế và thi công để đem các giá trị đáng được trân trọng này lưu giữ vào trong cảnh quan của khu rừng. Nổi tiếng gần đây nhất là công trình cây cầu tre dài nhất Việt Nam, và nhà đầu tư đang tiếp tục triển khai thi công công trình cầu gỗ bắc qua kênh từ cổng vào sang bờ bên kia của khuôn viên rừng tràm.
Video đang HOT
Thay vì trước đây du khách phải đợi đến lượt để có thể bắt chuyến xuồng chở qua bờ vào khuôn viên, thì với việc xây dựng nên cầu bắc sang bờ bên kia sẽ giúp du khách tiết kiệm được khoản thời gian đợi chờ, kéo dài hơn quỹ thời gian trải nghiệm và tận hưởng thiên nhiên của riêng mình.
Với lối thiết kế tinh tế, cách điệu hình ảnh cây cầu tre dài nhất Việt Nam bằng phiên bản “chào mừng” và mang hơi thở hiện đại, cây cầu đón chào khách du lịch thập phương, nằm dài trên bờ kênh bắc qua khu rừng, tạo nên một sợi dây liên kết thiêng liêng về tình yêu giữa người và thiên nhiên hoang sơ, thắt chặt hơn mối quan hệ cộng sinh giữa du khách, nhà đầu tư và bảo tàng tràm nhiệt đới nơi đây. Công trình sẽ nhanh chóng tạo được điểm nhấn ấn tượng cho mọi người khi đến trải nghiệm điểm du lịch sinh thái ngay từ khi bước chân vào cổng.
Cầu kiều Trà Sư ra đời mang ý nghĩa cho sự phát triển thịnh vượng của tỉnh An Giang, biểu trưng cho lời chào mừng sự kiện thành phố Long Xuyên trực thuộc tỉnh mới đây được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I.
Nhà đầu tư tiếp tục thổi hồn thơ và chất nghệ thuật vào cảnh quan của khu du lịch bằng công trình cầu gỗ trong rừng tràm đẹp nhất Việt Nam
Sắp tới đây, khi cầu gỗ này hoàn thành hứa hẹn đem lại cho khu du lịch Trà Sư một kỷ lục mới về “cây cầu gỗ trong rừng tràm đẹp nhất Việt Nam”, kiến tạo nên một cú hattrick kỷ lục trong lịch sử ngành du lịch. Đây sẽ là cơ sở để thiên đường tràm nơi đây tiếp tục đạt thêm một kỷ lục khác trong tương lai gần – địa điểm du lịch sinh thái đạt được nhiều kỷ lục nhất Việt Nam, lập nên một cú poker vẻ vang.
Bức tranh về một An Giang với ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch sẽ ngày một rực rỡ hơn, bằng những đóng góp tâm huyết và quyết tâm từ những nhà đầu tư chiến lược, tiêu biểu là An Giang Tourimex, thông qua những nỗ lực nâng ngành công nghiệp không khói vươn cao và lớn mạnh.
Đàn cò tụ về cuối đất phương Nam
Du khách tìm đến Vườn cò Thanh Kiều rộng 22 ha ở xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang để được xem những cánh cò bay rợp trời.
Hình ảnh đàn cò, được nhìn từ Quốc lộ 80.
Mỗi dịp cuối tuần, du khách từ TPHCM và các tỉnh phía Nam rủ nhau kéo về Vườn cò Thanh Kiều để được xem hàng vạn cánh cò bay lượn và đậu trắng những vạt rừng tràm. Thời điểm chuyển sang mùa mưa hàng năm, là lúc cò xuất hiện nhiều nhất và dày nhất ở Vườn cò Thanh Kiều.
Chủ nhân của Vườn cò Thanh Kiều là kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Thanh. Cách đây 10 năm, phát hiện khu vực quanh nhà mình mỗi chiều thường có cò bay về tìm chỗ trú ngụ trên các tán cây. Nhận thấy tốc độ đô thị hóa đang xâm chiếm hết không gian của đàn cò, nên ông Nguyễn Văn Thanh quyết định mua đất để trồng tràm làm chỗ dung dưỡng đàn cò.
Cảnh đẹp ở Vườn cò Thanh Kiều. Ảnh: Lâm Thanh Liêm.
Sau một thập niên cần mẫn, mảnh đất mà kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Thanh gom góp đã đạt diện tích 22 ha, được trồng tràm và đào ao không khác gì môi trường hoang sơ vốn có của mảnh đất cực Nam tổ quốc. Và khu sinh thái Vườn cò Thanh Kiều được hình thành, với số lượng đàn cò tăng liên tục hàng năm.
Bên cạnh đàn cò, chính sự thân thiện của Vườn cò Thanh Kiều đã giúp nhiều loài động vật khác như vạc, trích, còng cọc, cúm cúm... có nơi trú ngụ và sinh trưởng rất nhanh.
Mỗi chiều đàn cò đậu trắng trên vạt rừng tràm.
Vườn cò Thanh Kiều nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 80, nhưng mỗi chiều đàn cò bay rợp cả một góc xã Sơn Kiên, như một cảnh quan kỳ thú đối với những ai yêu vẻ đẹp trong lành của thiên nhiên.
Số lượng đàn cò ở Hòn Đất đang tăng trưởng rất nhanh.
Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Thanh chia sẻ: "Người dân xung quanh hiểu được tâm huyết của tôi với việc gầy dựng vườn cò, nên không ai săn bắn hoặc quấy phá đàn cò. Tôi tiên liệu qua mùa mưa này thì đàn cò sẽ có số lượng trên một triệu con!".
Khám phá vùng đất Phật Myanmar Đến đây, du khách có thể ngắm khinh khí cầu tại Bagan cổ kính, hoàng hôn trên cầu U Bein, thăm một số ngôi đền chính tại Yangon hay Mandalay. Nhắc đến cảnh đẹp Myanmar, nhiều du khách nghĩ ngay đến những khinh khí bầu bay lượn trong bình minh, trên bầu trời kinh đô cổ Bagan, của vương quốc Pagan. Đây là...