Mộc Châu: “Ngày hội hoa lan năm 2019″ có nhiều loài hoa lan quý hiếm
Còn chưa đầy 18h đồng hồ nữa sẽ đến thời khắc diễn ra Lễ khai mạc “ Ngày hội hoa lan Mộc Châu năm 2019″ tại quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Việc tổ chức ngày hội này, nhằm tạo sân chơi giao lưu giữa những người trồng lan và thu hút du khách yêu hoa lan đến chiêm ngưỡng và trải nghiệm cao nguyên.
Ngày hội hoa lan huyện Mộc Châu năm 2019, sẽ được tổ chức từ ngày 7 – 9/6/2019 tại quảng trường Trung tâm hành chính huyện Môc Châu, với các chuỗi hoạt động như: Trưng bày các loại hoa lan đẹp nhất của Mộc Châu và của 63 tỉnh thành trong cả nước, thi giò lan đẹp nhất, thi giàn lan đẹp nhất, thi người đẹp hoa lan Mộc Châu (20h ngày 7/6/2019).
Theo Ban tổ chức Ngày hội hoa lan Mộc Châu năm nay sẽ thu hút rất nhiều nhà vườn đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Hàng trăm loại hoa lan sẽ được các nhà vườn lựa chọn đem đến trưng bày, trong đó có nhiều loại hoa lan quý hiếm, như: Giả hạc Pháp; lan Cattleya; hoàng thảo đùi gà; đuôi cáo, đuôi chồn; lan dendro lai đùi gà; hoàng thảo kèn; đùi gà đột biến…
Việc tổ chức ngày hội hoa lan tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nhằm tôn vinh hoa lan và những người say mê, yêu thích vẻ đẹp của hoa lan, du khách tham dự ngày hội còn được giao lưu trao đổi cách trồng, chăm sóc hoa lan và khám phá vẻ đẹp cũng như những ý nghĩa tiềm ẩn của hoa lan.
Một số hình ảnh phóng viên Dân Việt ghi lại công tác chuẩn bị cho ngày hội hoa lan:
Các gian hàng trưng bày hoa lan đang được gấp rút hoàn thiện.
Các gian hàng trưng bày hoa lan, được Ban tổ chức dựng bằng vật liệu tre, nứa.
1 số giò hoa lan được đặt tại các gian hàng.
Video đang HOT
Băng rôn, khẩu hiệu được Ban tổ chức chuẩn bị công phu và bắt mắt.
Dự kiến hàng trăm loại hoa lan đã được các nhà vườn lựa chọn đem đến trưng bày, trong đó có nhiều loại hoa lan quý hiếm, như: Giả hạc pháp, hoàng thảo đùi gà, đuôi cáo, đuôi chồn, hoàng thảo khèn…
“Ngày hội hoa lan Mộc Châu năm 2019″ tại quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Việc tổ chức ngày hội này, nhằm tạo sân chơi giao lưu giữa những người trồng lan và thu hút du khách yêu hoa lan đến chiêm ngưỡng và trải nghiệm cao nguyên.
Trong ngày hội sẽ diễn ra các cuộc thi: Trưng bày các loại hoa lan đẹp nhất của Mộc Châu và của 63 tỉnh thành trong cả nước, thi giò lan đẹp nhất, thi giàn lan đẹp nhất, thi người đẹp hoa lan Mộc Châu (20h ngày 7/6/2019).
Việc tổ chức ngày hội này, nhằm tạo sân chơi giao lưu giữa những người trồng lan và thu hút du khách yêu hoa lan đến chiêm ngưỡng và trải nghiệm cao nguyên.
Theo Danviet
Ảnh: Lễ hội Cầu Mưa ở Mộc Châu, rước cây vạn vật, tế thần linh
Lễ hội Cầu Mưa của đồng bào dân tộc Thái cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) là một trong những phong tục tập quán đặc sắc được lưu giữ từ thời ông bà tổ tiên để lại, nhằm cầu mong thần linh phù hộ cho con cháu dân bản sức khỏe, may mắn, mùa màng tươi tốt...
Trước thời điểm Lễ hội cầu mưa diễn ra, bà con dân tộc Thái xuống các con suối gần bản lấy nước đựng vào ống tre và chuẩn bị mâm cỗ, vải thổ cẩm để tế trời đất.
Hai người phụ nữ khiêng mô hình chim chóc, muông thú... đan bằng tre được trang trí cầu kỳ đến đặt cạnh cây vạn vật, để tế thần linh ban cho mưa thuận gió hòa.
Trong Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Thái không thể thiếu thủ lợn đặt trong mâm cỗ, để thể hiện lòng thành kinh đối với thần linh và trời đất.
Mâm cỗ được bà con dân tộc Thái chuẩn bị kỹ lưỡng và sắp xếp đẹp mắt, để cúng thần linh ban cho mưa xuống giúp người dân có một mùa bội thu trong sản xuất nông nghiệp.
Lễ hội cầu mưa của người Thái diễn ra trong tháng 3, tháng 4 Âm lịch (tức tháng 10, tháng 11 lịch Thái), tập trung nhau ở bãi sân rộng hoặc các nhà văn hóa bản.
Đông đảo bà con người Thái chắp tay cầu mong ông trời ban mưa xuống, để ruộng lúa, hoa màu tươi tốt.
Bà con người Thái cử 1 đại diện đóng vai ông then (trời) ngồi ghế ở phía trên mâm cỗ và cây vạn vật, rồi dùng lá tre vẩy nước ban mưa cho dân bản.
Nhiều ống tre đựng nước suối, được đồng bào Thái sếp thành hình vòng tròn quanh cây vạn vật để cầu mưa.
Mâm cỗ cúng ông then (trời) bao gồm: Thủ lợn, sôi nếp 3 màu, bánh trưng, cơm lam, rượu, mẫm ngũ quả...
Vào ngày Lễ hội cầu mưa, nhiều trẻ em trong bản người Thái đều được bố mẹ sắm sửa quần áo mới tham dự lễ hội.
Người Thái ở xã Mường Sang sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, họ quan niệm rằng mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày đều do 1 lực lượng siêu nhiên chi phối. Do vậy cứ vào dịp tháng 3, 4 âm lịch hàng năm, người Thái đều tổ chức Lễ hội cầu mưa để mùa màng tươi tốt, con cháu được ấm no hạnh phúc.
Lễ hội cầu mưa còn diễn ra nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, tạo nên bầu không khí vui tươi và nhộn nhịp.
Việc tổ chức Lễ hội cầu mưa, nhằm mục đích củng cố và nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước, đồng thời giáo dục con cháu về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
Theo Danviet
Mộc Châu:Nông dân kiếm tiền bộn tiền từ trồng chè VietGAP Mô hình trồng chè Shan tuyết theo hướng VietGAP ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đang ngày càng phổ biến, tạo thành mối liên kết giữa người sản xuất và khâu tiêu thụ. Nhờ áp dụng mô hình này mà mỗi năm, gia đình chị Đỗ Thị Nhiên, xóm 1, tiểu khu 66 (thị trấn nông trường Mộc Châu) thu về 70...