Mộc bản Phúc Giang được công nhận Di sản tư liệu thế giới
Sáng 25/9, UBND tỉnh Hà Tĩnh và dòng họ Nguyễn Huy đã đón Bằng công nhận mộc bản Trường học Phúc Giang là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới, Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Suzan Vize, Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bày tỏ ngưỡng mộ đối với những sáng tạo được lưu giữ trên Mộc bản Trường học Phúc Giang và khẳng định sự độc đáo của di sản thuộc sở hữu của một dòng họ ở Việt Nam còn được lưu giữ đến ngày nay.
Đại sứ Phạm Sanh Châu, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO tại Việt Nam, cho rằng việc ghi danh Mộc bản Trường học Phúc Giang đã khẳng định thêm truyền thống hiếu học của con người Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Ông Châu kêu gọi các tổ chức, cá nhân hiện giữ các di sản phối hợp với UNESCO để được bảo tồn và vinh danh.
Một bản gỗ Phúc Giang được lưu giữ. Ảnh: Nhân Dân
Video đang HOT
Mộc bản Trường học Phúc Giang có hơn 2.000 bản gỗ thị được khắc chữ Hán và Nôm ngược để in sách phục vụ việc giáo dục, khoa cử, chọn nhân tài cho quốc gia cuối thời Hậu Lê do dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh) chế tác và gìn giữ.
Trải qua nhiều thăng trầm, hiện nay toàn bộ mộc bản chỉ còn 394 bộ được lưu giữ và bảo quản tại Nhà thờ Nguyễn Huy Tự (xã Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Lịch sử Hà Tĩnh, cho hay mộc bản trường học Phúc Giang được xem là một trong những tư liệu độc bản, duy nhất còn sót lại ở Việt Nam, được dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ gần 250 năm nay. Nội dung mộc bản đề cập đến quá trình đào tạo, truyền thống học tập của dòng họ đã xây nên ngôi trường Phúc Giang vào năm 1858 do ông Nguyễn Huy Oánh sáng lập. Đã có 30 tiến sĩ cùng nhiều môn sinh xuất sắc được đào tạo tại trường.
Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO, cùng với thơ văn, kiến trúc cung đình Huế, mộc bản Trường học Phúc Giang được công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Anh Duy
Theo VNE
Hai tư liệu quý của Việt Nam được công nhận Di sản ký ức thế giới
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế cùng Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới thuộc chương trình ký ức khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Chiều 19/5, Hội nghị toàn thể lần thứ 7 chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) với sự tham dự của dại diện 16 quốc gia và đại diện của ủy ban UNESCO đã công bố 2 tư liệu của Việt Nam gồm "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế" và "Mộc bản trường học Phúc Giang" (Hà Tĩnh) chính thức trở thành Di sản tư liệu Thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, ngoài 2 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhân di sản thế giới thì vào các năm 2009 và 2014, hệ thống Mộc bản, Châu bản triều Nguyễn cũng đã trở thành Di sản tư liệu thế giới. "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế" vốn được xem là những tác phẩm đỉnh cao, phong phú, thể hiện trên vật liệu gỗ, đá, đồng hay pháp lam bằng nhiều chất liệu khác nhau như xương, tráng men rồi sơn son thếp vàng...
Những bài thơ văn được chọn lọc được khắc, chạm ở điện Thái Hòa (Đại nội Huế). Ảnh: Đắc Đức.
"Có thể nói thơ văn trên kiến trúc cung đình là một trong những công trình nghệ thuật độc đáo của triều đình nhà Nguyễn và không tìm thấy ở một triều đại nào trước đó cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới", ông Hải nói và cho hay việc thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Lịch sử Hà Tĩnh cho hay mộc bản trường học Phúc Giang được xem là một trong những tư liệu độc bản, duy nhất còn sót lại ở Việt Nam, được dòng họ Nguyễn Huy (xã Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh) lưu giữ gần 250 năm nay. Nội dung mộc bản đề cập đến quá trình đào tạo, truyền thống học tập của dòng họ đã xây nên ngôi trường Phúc Giang vào năm 1858 do ông Nguyễn Huy Oánh là người sáng lập. Đã có 30 tiến sĩ cùng nhiều môn sinh xuất sắc được đào tạo tại trường.
"Chúng tôi tự hào, khi lần đầu tiên Hà Tĩnh có một di sản quý được Thế giới công nhận. Điều này chứng minh vùng đất này vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời", ông Sơn nói.
MOWCAP được xem là một chiến lược hợp tác quốc tế nhằm giữ gìn, bảo vệ và tạo sự tiếp cận cũng như sử dụng phổ biến các di sản tư liệu, đặc biệt là những di sản quý hiếm và đang bị lâm nguy, được UNESCO phát động từ năm 1992. Trong 16 bộ hồ sơ của 10 nước đệ trình đăng ký công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 201 có 14 bộ hồ sơ được công nhận. Cả 2 hồ sơ của Việt Nam được đánh giá cao và đều được công nhận trong dịp này.
Đắc Đức
Theo VNE
Hỗ trợ gần 400 triệu đồng cho các cơ sở có hải sản phải tiêu hủy UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký quyết định phê duyệt giá trị gần 12 tấn hải sản nhiễm cadimi tồn kho sau khi xảy ra sự cố Formosa. Đồng thời giao cho Sở Y tế tính toán, hỗ trợ các chủ cơ sở đông lạnh và có biện pháp tiêu hủy đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh môi trường. Theo...