Mobifone mua 95% cổ phần của AVG: Sẽ có các cơ quan sẽ định giá
Việc Mobifone mua 95% cổ phần AVG với giá bao nhiêu đã có các cơ quan thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép định giá cụ thể.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Văn bản số 1621-CV/VPTW ngày 22/7/2016 của Văn phòng Trung ương, ngày 1/8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định quá trình thanh tra toàn diện Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm.
Thông tin liên quan về vụ việc này, tại buổi họp báo thường kỳ ngày 2/8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho hay, việc Mobifone mua 95% cổ phần AVG với giá bao nhiêu đã có các cơ quan thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép định giá cụ thể. “Hơn nữa việc mua bán do các bên liên quan đàm phán với nhau”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói thêm.
Còn theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Mobifone là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên cổ phần hóa. Việc mua cổ phần trên là hoạt động đầu tư lớn của doanh nghiệp nên “rất cần có sự cẩn trọng”.
“Việc thực hiện thanh tra toàn diện MobiFone mua 95% cổ phần của AVG là theo yêu cầu của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ. Trên tinh thần chỉ đạo của thường trực Ban Bí thư là quá trình thanh tra toàn diện, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước câu hỏi đặt ra là dự án này được thanh tra trên cơ sở nào, các nội dung cụ thể trong quá trình thanh tra và thời gian thanh tra khi nào kết thúc? Người phát ngôn Chính phủ cho biết đây, việc thanh tra theo chỉ đạo của thường trực Ban Bí thư, của Thủ tướng. “Do chưa có kết quả thanh tra nên chưa thể công bố thông tin cụ thể về vấn đề này”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Đầu tháng 1/2016, MobiFone đã chính thức công bố việc mua cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình. Mobifone cho biết, việc đầu tư, kinh doanh truyền hình kỹ thuật số là bước đi nằm trong chiến lược kinh doanh của MobiFone giai đoạn 2016 – 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Cũng theo MobiFone, tháng 12/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định chính thức phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone.
Thời điểm này, mặc dù thông báo đã mua cổ phần của AVG nhưng MobiFone không cho biết cụ thể số cổ phần đã mua là bao nhiêu. Tuy nhiên, trước đó, trên một số báo, lãnh đạo MobiFone có cho biết là đã mua 95% cổ phần của AVG dù cũng không tiết lộ số tiền mua là bao nhiêu.
MobiFone cũng đồng thời cho biết sẽ tiếp nhận nguyên trạng truyền hình An Viên trong vòng 3-6 tháng.
Truyền hình AVG chính thức phát sóng ngày 11/11/2011 sau một năm phát sóng thử nghiệm trên 2 hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình là truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh, sử dụng công nghệ truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất thế hệ 2 (DVB-T2)./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Chính phủ cân nhắc trước đề xuất lập Sở giao dịch vàng quốc gia
"Tất cả các ý kiến đề xuất thành lập hay phản đối thành lập sàn vàng đều là những ý kiến để phân tích, cân nhắc hết sức thận trọng trước khi đưa ra các biện pháp quản lý thị trường vàng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói.
Hiện nay có 2 luồng ý kiến về đề xuất thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam: Những người đồng tình cho rằng việc này giúp huy động nguồn lực vàng trong dân (dự tính khoảng 500 tấn); nhưng ý kiến khác lại đánh giá việc này kém khả thi và rủi ro cao, lo ngại sàn vàng nếu hình thành sẽ chỉ như "cái chợ" mua bán trung gian, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, nguy cơ vàng hóa nền kinh tế.
Chiều ngày 2/6, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sau 4 năm Ngân hàng Nhà nước nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ để quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay thị trường vàng đang diễn biến ổn định, biến động của giá vàng không còn tác động lớn đến tỷ giá thị trường ngoại tệ cũng như ổn định thị trường vàng, ngăn chặn tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế, nguồn vốn bằng vàng đang có xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Hiện nay, quản lý hoạt động mua, bán vàng miếng đã đi vào nề nếp và cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. Ảnh: Tuấn Minh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu, đánh giá, tổng kết Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có đề xuất giải pháp quản lý thị trường vàng hiệu quả hơn trong thời gian tới, theo hướng tiếp tục duy trì sự ổn định thị trường vàng, ngăn chặn tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế, tạo tiền đề để tiếp tục chuyển hóa nguồn lực vàng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
"Tất cả các ý kiến đề xuất thành lập hay phản đối thành lập sàn vàng đều là những ý kiến để Ngân hàng Nhà nước phân tích, cân nhắc hết sức thận trọng trước khi đưa ra các biện pháp quản lý thị trường vàng theo đúng chủ trương của Chính phủ", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.
Trước đó, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho biết, ước tính khoảng 500 tấn vàng đang được người dân tích trữ. Hiệp hội đã kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia.
"Thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước..." - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN Nguyễn Thành Long cho biết.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, trước mắt để tránh việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tràn lan để làm vàng nhẫn hay bán nguyên liệu ra thị trường tự do, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước thì NHNN chỉ nên cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho những doanh nghiệp đã được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Chính phủ muốn có 1 triệu doanh nghiệp Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016, diễn ra chiều muộn 5/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ dành một buổi để thảo luận dự thảo Nghị quyết về phát triển DN Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp...