Mobifone lần đầu tiết lộ khoản đầu tư dài hạn gần 9.500 tỷ đồng đầu năm 2016
Theo báo cáo tài chính lần đầu được Mobifone công bố sau khi tách khỏi VNPT, khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác được ghi nhận tăng đột biến lên 9.455 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ ở mức 641 tỷ đồng.
(Ảnh minh hoạ).
Tổng công ty Viễn thông Mobifone vừa công bố báo cáo tài chính năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016. Đây là lần đầu tiên kể từ sau tách khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Mobifone công bố báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh.
Theo báo cáo, doanh thu của MobiFone năm 2015 đạt 31.387 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.481 tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm trước. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, Mobifone đạt doanh thu 16.247 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.511 tỷ đồng – giảm nhẹ so với cùng kỳ.
So với các ông lớn viễn thông khác, lợi nhuận của Mobifone hiện ở mức cao hơn so với VNPT – Vinaphone nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Viettel.
Video đang HOT
Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2015, Viettel đạt lợi nhuận là 45.800 tỷ đồng (tương đương trên 2 tỷ USD), tăng trưởng 8,5%, vượt khá xa so với lợi nhuận của VNPT và MobiFone, cụ thể là gấp hơn 8 lần lợi nhuận của MobiFone và gần 15 lần lợi của VNPT.
Tại thời điểm 30/6/2016, Mobifone có tổng tài sản khoảng 23.194 tỷ đồng, nợ phải trả là 7.023 tỷ. Đáng lưu ý, tài sản ngắn hạn của công ty giảm đột ngột xuống 6.248 tỷ đồng trong khi đầu năm là 15.857 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn (tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng) giảm mạnh từ 9.000 tỷ xuống còn 4.200 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm từ 6.100 xuống còn 1.100 tỷ đồng.
Trong khi đó, khoản mục tài sản dài hạn tăng đồng thời gần 8.665 tỷ đồng lên 16.944 tỷ đồng. Trong đó khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác được ghi nhận tăng đột biến lên 9.455 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ ở mức 641 tỷ đồng.
Do báo cáo không có phần thuyết minh nên không rõ khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng đột biến là do những khoản đầu tư cụ thể nào.
Thương vụ gần nhất được công bố được doanh nghiệp này công bố hồi đầu năm nay là việc mua cổ phần tại Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu ( AVG) – một thương hiệu truyền hình tham gia thị trường từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, giá trị thương vụ này vẫn được giữ kín cho tới thời điểm hiện tại dù được dư luận quan tâm.
Phương Dung
Theo Dantri
Tăng giám sát và trách nhiệm giải trình
Sau nhiều công văn "truy đến cùng" về câu chuyện nhân sự tại Sabeco, thoái vốn nhà nước và đưa cổ phiếu Sabeco, Habeco lên niêm yết, mới đây Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã nhận được công văn trả lời của Bộ Công Thương.
Dù nhiều vấn đề còn để ngỏ và đang tiếp tục được làm rõ, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra một số thông tin đáng chú ý liên quan đến 2 doanh nghiệp (DN) dẫn đầu ngành bia Việt Nam, trong đó điểm nhấn là việc sẽ thoái bớt vốn nhà nước xuống 50% và đưa Sabeco niêm yết trên HOSE.
Chắc chắn rằng, VAFI và giới đầu tư sẽ không dừng ở đây, họ sẽ tiếp tục dõi theo lời hứa và phản ánh câu chuyện thực hiện lời hứa. Có một điều dễ thấy là, nếu Sabeco niêm yết cổ phiếu trên HOSE, tuân thủ các quy định và nghĩa vụ công bố thông tin như các DN niêm yết, DN sẽ minh bạch và hiệu quả hoạt động có cơ hội cải thiện, đồng nghĩa với vốn nhà nước sẽ gia tăng hiệu quả.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nói rằng, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, vốn nhà nước đã được chứng minh là thường được sử dụng và quản lý kém hiệu quả hơn các thành phần kinh tế khác. Bởi đã là sở hữu nhà nước bao giờ cũng được quản lý theo cơ chế đại diện, hay nói cách khác vắng ông chủ thật sự "bằng xương bằng thịt", xung đột lợi ích giữa người đại diện và chủ sở hữu do đó rất dễ xảy ra.
Chỉ có thể giảm thiểu những hạn chế này bằng cách tăng giám sát và trách nhiệm giải trình, gắn với thưởng phạt công minh. Đưa các DN có vốn nhà nước lên sàn là một trong những cách gia tăng giám sát và trách nhiệm giải trình của DN, góp phần gia tăng hiệu quả quản lý vốn nhà nước.
"DN chưa lên sàn, hãy buộc họ thực hiện nghiêm các quy định về công bố thông tin áp dụng cho DNNN", ông Thành nói.
Thực tế, nhiều chuyên gia đã lên tiếng về việc hệ thống giám sát DNNN, DN có vốn nhà nước chi phối lâu nay rất hổng về thông tin. Đây là một điểm yếu lớn nhất về quản trị DN. Hệ quả là, chủ sở hữu (tức Nhà nước) và người dân không nắm bắt được thực trạng hoạt động của DN.
Từ đó, nhiều quyết định sai lầm đã được DN và một bộ phận cơ quan quản lý vốn của DN đưa ra, gây tổn hại đến DN, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Đơn cử như những câu chuyện về Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy sơ sợi Đình Vũ (Pvtex), hay trước đó là Vinashin và Vinalines...ngập chìm trong thua lỗ.
Vì thiếu thông tin nên một hệ thống cảnh báo và ngăn ngừa từ xa những yếu kém, những quyết định dễ mắc sai lầm của DNNN được thiết lập từ người dân, các tổ chức độc lập, giới chuyên gia... không thể hình thành, đến khi mọi chuyện buộc phải bung ra, hậu quả và thiệt hại đổ dồn lên vai... Nhà nước.
Không chỉ có Sabeco, gần đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tập đoàn, tổng công ty yêu cầu về việc thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định 81/2015/N Đ-CP về công bố thông tin của DNNN. Thực tế đã cho thấy DN càng hoạt động minh bạch và tuân theo các quy định quản trị tiên tiến, càng phát triển bền vững và gia tăng khả năng cạnh tranh, hội nhập toàn cầu.
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Mobifone mua 95% cổ phần của AVG: Sẽ có các cơ quan sẽ định giá Việc Mobifone mua 95% cổ phần AVG với giá bao nhiêu đã có các cơ quan thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép định giá cụ thể. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Văn bản số 1621-CV/VPTW ngày 22/7/2016 của Văn phòng Trung ương, ngày 1/8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản...