MOBA và cờ vua: Những điểm tương đồng về đỉnh cao trí tuệ
Những tựa game online ở thể loại MOBA từ lâu vốn đã được coi là đỉnh cao trí tuệ. Vậy nếu so với cờ vua, thì thể loại game này liệu có những nét tương đồng ra sao?
MOBA ( Multiplayer Online Battle Arena) là những game đòi hỏi rất nhiều cố gắng ở người chơi. Điều đó có nghĩa là thứ làm nên MOBA là chiến thuật, người chơi phải đưa ra những quyết định chính xác để có thể giành chiến thắng.
Điều khác biệt lớn nhất là người chơi cờ thường đưa ra những nước cờ đã được tính toán có khi từ hàng chục nước đi trước chỉ để chiếm lấy một lợi thế nhất định, trong khi người chơi MOBA phải đưa ra những quyết định liên quan đến kết quả của trận đấu trong vòng chỉ có vài giây. Tuy nhiên, dù khác biệt nhưng xuyên suốt trận đấu thì chiến thuật vẫn là điều quan trọng nhất.
1. Cả hai bên đều có những lợi thế tương đương nhau
MOBA cũng được coi là môn cờ vua của làng game online
Trên bàn cờ, quân trắng luôn được lợi thế đi trước. Và quân đen luôn đi sau. Người cầm quân trắng sẽ có cơ hội đi trước để chiếm lợi thế. Và người cầm quân đen sẽ có cơ hội để đưa ra kế sách chống trả đối phương.
Đối với khâu ban-pick trong MOBA cũng vậy, người pick trước sẽ có lợi thế là nắm được những tướng chủ lực, từ đó có thể sử dụng được chiến thuật phù hợp với đội của mình. Trong khi người pick sau dễ dàng nhìn ra chiến thuật của người pick trước. Và với luật ban pick bây giờ thì người pick sau vẫn có thể nắm được một chút lợi thế.
Do đó , lợi thế giữa cả 2 phe từ đầu luôn là tương đương nhau, được cái này thì mất cái kia, không có ai đạt được lợi thế hoàn toàn cả.
2. Phân rõ thứ bậc, tầm quan trọng trong đội hình
Trên bàn cờ, một phe gồm có : Vua – Hậu - Xe -Tượng -Mã – Tốt. Mỗi loại quân đều có cách sử dụng riêng, sức mạnh riêng do đó chiến thuật cho mỗi quân lại một khác. Không có quân cờ nào là vô dụng trên bàn cờ cả, chúng được tạo ra cho một mục đích riêng .
Trong MOBA cũng vậy, 5 vị trí được chọn dành cho những mục đích và cách chơi khác nhau. Do đó tất nhiên chúng phải đóng vai trò khác nhau. Sử dụng như thế nào là tùy bạn, nhưng phải đảm bảo được đủ các vai trò cần thiết.
Video đang HOT
3. Đấu trí
Giống cờ vua, những tựa game MOBA luôn đòi người chơi phải đấu trí
Một trong những điều khiến cho cờ vua trở thành một môn thể thao kén người chơi là nó đòi hỏi sử dụng rất nhiều trí óc. Khi thi đấu cờ vua hoàn toàn là đấu trí. Ai có khả năng nhìn thấu được nước đi của đối phương sẽ là người chiến thắng.
Trong MOBA, cuộc đấu trí cũng không kém phần cam go. Từ lúc ban-pick cho đến phút cuối cùng của trận đấu là 1 cuộc đấu trí vô cùng mệt mỏi. Một phút sai lầm có thể phải trả giá bằng 30 phút của trận đấu. Chỉ một quyết định sai cũng có thể khiến cho chiến thắng trong tầm tay vuột mất.
Nếu như trong cờ vua có thí quân để giành lợi thế, thì trong MOBA cũng có tuyệt chiêu swap carry của kẻ địch ra để xử lý. Nếu trong cờ vua có hợp thành để bảo vệ vua, thì trong MOBA cũng có chiến thuật Turle để nuôi carry.
Do đó có thể nói MOBA cần rất rất nhiều chất xám. Nếu bạn là một người suy nghĩ và không thích bị đau đầu, hẳn là đấu trường MOBA không dành cho bạn.
Theo VNE
Game MOBA tại Việt Nam: Còn cửa không?
Lời đầu tiên, có lẽ GameK sẽ vẫn phải giải thích thuật ngữ tồn tại trên tiêu đề bài viết. MOBA, viết tắt của Multiplayer Online Battle Arena. Hiểu một cách đơn giản, đây là dạng game trong đó những người chơi được chưa thành 2 đội, và phải sử dụng chiến thuật nhóm một cách cực kỳ hợp lý để hoàn thành những yêu cầu mà tựa game đặt ra. Khác với những game dạng đối kháng online, những nhân vật trong game sẽ có những đặc điểm, ưu, nhược điểm cũng như khả năng riêng biệt.
Cũng sở hữu yếu tố online, thế nhưng điều dễ nhận thấy nhất, giúp phân biệt MOBA với những game online khác là ở yếu tố gameplay. Trong MOBA, sẽ không có những bản đồ rộng lớn nơi người chơi có thể khám phá, đánh quái, thực hiện những quest mà NPC trong game đặt ra. Trong MOBA, có thể nói việc kết hợp nhóm giữa những người chơi cùng một team là điều quan trọng bậc nhất để một đội, hay các cá nhân trong đội chơi có thể giành chiến thắng.
"DotA, dĩ nhiên là DotA"
Đối với những game thủ tại Việt Nam, khi nhắc đến cụm từ MOBA, và tựa game MOBA đầu tiên người Việt làm quen và đã ăn sâu vào tâm trí mỗi gamer không gì khác chính là DotA (Defense of the Ancients). Được biết đến như một custom map của tựa game Warcraft 3: The Frozen Throne, chỉ sau vài năm ra mắt, nó đã trở thành trào lưu không chỉ ở khắp các quán game tại Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới. Lối chơi mang đậm tính đồng đội đã khiến bao game thủ chết mê chết mệt. Tôi còn nhớ, hồi học cấp 3, khi tôi vẫn còn chìm đắm trong Counter-Strike, thì chúng bạn cùng lớp đã kịp "bỏ rơi" D-Day (một custom map khác của Warcraft 3) để đến với DotA.
DotA All-Stars
Thế rồi sau một câu chuyện dài giữa Valve, Blizzard (chủ sở hữu thương hiệu Warcraft) và IceFrog, một trong những người phát triển custom map DotA từ năm 2005, Valve, chủ sở hữu hệ thống phân phối game Steam hùng mạnh cũng đã có được quyền sử dụng cái tên DotA một cách thương mại hóa. Và như vậy, DotA 2 ra đời. Nó mang theo hy vọng của những fan cuồng DotA một thời, những người ngày đêm cày cuốc trong những map DotA hiện tại, nhưng vẫn mong đợi map mới, với những sửa chữa giúp game cân bằng hơn.
DotA 2
Đợi chờ rồi, game thủ cuối cùng cũng đã được chạm tay vào tựa game họ hằng mong ước vào tháng 8/2011. Thế nhưng cho đến thời điểm gần 2 năm sau, DotA 2 hiện vẫn đang trong giai đoạn Beta, chưa hề được chính thức ra mắt, mặc dù nhiều giải đấu thể thao điện tử uy tín đã chọn DotA 2làm hạng mục thi đấu thay thế cho custom map tiền nhiệm. Trong khi đó, Riot Games và S2 Games cũng đã kịp tung ra MOBA của riêng họ, League of Legends (2009) và Heroes of Newerth (2010), với lối chơi và hệ thống game ít phức tạp hơn nhiều so với DotA. Điều này giúp cho người chơi dễ nắm bắt cơ chế gameplay của game.
League of Legends
LoL và DotA 2, hai tựa game cùng thể loại, với cơ chế game khác nhau, rất dễ dẫn đến việc fanbase của cả hai bên có những cuộc khẩu chiến nảy lửa cho đến tận ngày hôm nay. Cả hai bên đều ra sức bảo vệ những giá trị tựa game mình ưa thích sở hữu, hoặc ra sức chê bai tựa game còn lại nếu cảm thấy... đuối lý. Chuyện này không khác nhiều so với thời kỳ tôi thưởng thức cả Modern Warfare 3và Battlefield 3, rồi cũng ngồi "thưởng thức" những cuộc tranh cãi không hồi kết trên internet của cộng đồng fan 2 tựa game.
Không phải cứ MOBA đều "phải" là RPG
Điều này là sự thật hiển nhiên, thế nhưng đáng tiếc thay một bộ phận đông đảo game thủ tại Việt Nam lại có suy nghĩ gần như ngược lại. Nhắc lại định nghĩa một chút, thông thường lối chơi của MOBA tập trung rất nhiều vào kỹ năng cá nhân, cũng như việc quan sát tổng thể chung của mỗi trận đấu. Điều này vô tình khiến cho một số người nghĩ rằng, chỉ có dạng gameplay thể loại RPG (nhập vai) mới có được đầy đủ những tính chất kể trên để tạo ra một game MOBA. Trên thực tế, họ đã rất sai lầm.
Team Fortress 2
Hãy bắt đầu với tựa game mà Valve ra mắt vào năm 2007 mang tên Team Fortress 2. Sở hữu 9 class nhân vật riêng biệt với khả năng, đặc điểm riêng, tựa game FPS này hoàn toàn có thể đặt vào nhóm những game MOBA. Người chơi không chỉ cần kỹ năng bắn súng, mà còn phải có chiến thuật tốt và cách phối hợp đồng đội hoàn hảo thì mới mong "làm cỏ" được đội bạn.
Trên thực tế, sau khi Team Fortress 2 được chuyển từ dạng trả phí sang free to play và mở cash shop để kiếm lợi nhuận vào tháng 6/2011, tựa game đã có được thêm cộng đồng người chơi cực kỳ đông đảo. Chính Gabe Newell sau này cũng đã tuyên bố, DotA 2 sẽ được thương mại hóa theo mô hình tương tự Team Fortress 2, miễn phí giờ chơi cộng với cash shop đi kèm.
Super Monday Night Combat
Một game bắn súng khác cũng xứng đáng xếp vào thể loại game MOBA, đó là Super Monday Night Combat. Mặc dù không sở hữu hệ thống nhân vật như Team Fortress 2, nhưng SMNC với hệ thống item trong game và cơ chế gameplay vừa lạ vừa quen vẫn có khả năng đem lại cho người chơi những trận đấu nghẹt thở.
Và những cái tên mới nổi
Ở thời kỳ hậu-DotA, thị trường MOBA Việt hiện chủ yếu vẫn đang là sân chơi của hai cái tên, DotA 2 và League of Legends. Số lượng người chơi những MOBA khác rất khó có thể so sánh với cộng đồng đam mê hai tựa game kể trên. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường trong nước không có chỗ đứng cho các MOBA khác. Điển hình, một MMO với lối chơi MOBA mang tên Mộng Tam Quốc cũng đã có mặt ở Việt Nam từ tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên tựa game vẫn chưa thể có được sự quan tâm như NPH mong đợi.
Onigiri
Tương tự, MOBA quốc tế không hề "ngủ đông" trước cái bóng quá lớn của những tựa game MOBA bom tấn. Những cái tên như Steal Fighter hay Onigiri vẫn được hứa hẹn sẽ là những cái tên lớn, thu hút sự chú ý của cộng đồng game thủ châu Á.
Nói tóm lại, thị trường Việt Nam vẫn còn chỗ đứng cho những MOBA khác, với điều kiện các NPH hoặc các nhà phân phối game tại Việt Nam có được khả năng định hướng trào lưu cũng như chăm sóc cộng đồng game thủ như rất nhiều người mong đợi.
Theo GameK
"Siêu thị game" Onsmart trình làng ngày 21/12 Onsmart là cổng game bài Mobile đầu tiên tại Việt Nam có giấy phép phát hành, do VDC-Net2E làm "ông bầu". Onsmart tích hợp rất nhiều trò chơi dân gian lẫn các trò chơi hiện đại, người chơi có thể tìm thấy những game giải trí nhẹ nhàng như: Tulokho, Phỏm,... hoặc những đối thủ xứng tầm cho những cuộc "cân não": Cờ...