Mổ xẻ Z7: bên trong chiếc máy ảnh không gương lật Full Frame đầu tiên của Nikon có gì?
Đúng như dự đoán, Z7 vẫn được hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn cao như những chiếc DSLR của Nikon.
Một trong những lời hứa hẹn của Nikon khi ra mắt bộ đôi máy ảnh không gương lật Full-frame đầu tiên của mình đó là chúng sẽ được hoàn thiện chắc chắn, cứng cáp không thua kém gì các sản phẩm DSLR trước đây. Và mới đây, chuyên trang làm máy ảnh hồng ngoại (chế từ các máy ảnh thông thường) – Kolari Visio đã mua được một chiếc Nikon Z7 để thực hiện teardown, và kiểm chứng tuyên bố này.
Trên thực tế, chiếc máy này cầm trên tay không khác gì một chiếc DSLR vì rất cân bằng, và kể cả khi tháo ra và lắp lại vẫn không hề có bất cứ linh kiện nào bị lung lay và tạo ra những tiếng ‘lọc xọc’ khó chịu. Hãng cũng cho rằng các miếng cao su chắn cổng kể nối, cửa thẻ XQD cũng có khả năng chống chịu với thời tiết rất tốt.
Nếu như không sử dụng hệ thống ngàm Z-mount mới, thì Nikon hoàn toàn có thể gọi chiếc Z7 này là một phiên bản D850 ‘giảm cân’, vì tuy có thiết kế không gương lật nhưng thực sự chiếc máy này cứng cáp không khác gì các máy DSLR trước đây.
Giống như chiếc Sony A7RIII thì đáy máy là phần ta có thể tháo ra đầu tiên.
Sau đó ta sẽ vặn con ốc giữ phần tay giữ pin của máy.
Phía có các cổng kết nối cũng có một vài con ốc nhỏ.
Bên cạnh ống ngắm điện tử là 4 con ốc nữa.
Và cuối cùng là một con ốc ngay bên cạnh thẻ XQD. Con ốc này chắc ta phải thật mạnh tay, như để trừng phạt máy vì không có 2 khe thẻ nhớ vậy!
Để tháo khung máy ta sẽ phải bóc đi lớp da trên báng cầm.
Video đang HOT
Bảng mạch của máy có rất nhiều chân kết nối mới, khác với các máy DSLR trước đây. Một điểm lạ là Z7 không có hệ thống tản nhiệt giống với các máy của Sony, liệu đây là tin vui hay tin buồn? Nếu như sử dụng trên thực tế mà máy không bị quá nhiệt thì có lẽ Nikon đã thiết kế được những linh kiện vượt xa người đồng hương của mình, còn không thì có lẽ hãng đã sai lầm khi không thêm tản nhiệt!
‘Gẩy’ chân kết nối màu vàng này, ta có thể tháo màn hình LCD ta khỏi máy.
Tháo một vài con ốc nữa thì ta cũng có thể tháo bảng mạch của máy ra.
Phía dưới, ta có thể thấy một ‘ổ’ những dây kết nối màu vàng chói. Cậy nhẹ những dây này, tiếp tục tháo ốc để có thể tháo máy ra thêm.
Ta sẽ xem kĩ bảng mạch, một số cổng kết nối ở trên đỉnh chắc chắn là mới, chưa từng thấy trên các dòng máy khác!
Mặt sau bảng mạch ta có thể thấy khe cắm thẻ XQD. Hãng đã phải suy nghĩ rất kĩ khi chọn chỉ 1 khe XQD hay 2 thẻ SD. Những sản phẩm A7RIII và A7III của Sony có 2 thẻ SD, và khe cắm của chúng cũng được làm rất dày như thế này. Nikon chọn thẻ XQD vì cho rằng nó có độ bền cao hơn, ‘chấp’ được cả 2 thẻ SD thông thường. Có lẽ khi máy được bán ra rộng rãi, nhiều người dùng ta mới biết được bên nào tốt hơn!
Một vài hình ảnh macro của máy sau khi được ‘lột trần’.
Ngàm Z-mount có thể tháo ra sau khi mở 4 con ốc. Ngay phía dưới ngàm ta có một vài gioăng cao su nhỏ, có lẽ để chống nước và bụi.
Vòng chỉnh cận của máy cũng…có thêm một con ốc nữa.
Hình ảnh chi tiết của đỉnh máy trước khi ta tiếp tục.
Và giờ ta sẽ tiến tới thành phần quan trọng nhất của Z7: cảm biến Full-frame 46MP, được hỗ trợ bởi hệ thống chống rung IBIS. Cảm biến này được giữ bởi rất nhiều ốc và lò xo, để đảm bảo lấy nét và thu nhận ảnh được chính xác nhất.
Ngay bên cạnh cảm biến là cổng tai nghe và microphone, giống với Sony A7R III.
Đây là cảm biến cùng với hệ thống chống rung IBIS.
Khi dùng tay nhấn nhẹ vào cảm biến, Kolari Visio thấy hệ thống IBIS không di chuyển nhiều như các máy của Sony. Tuy vậy theo hãng thì Z7 vẫn chống rung được 5 bước theo đúng chuẩn CIPA.
Một điểm thú vị nữa đó là lớp kính bảo vệ cảm biến của Nikon Z7 mỏng chỉ bằng 1 nửa so với những cảm biến của Sony, chỉ 1.1mm. Trên lí thuyết thì lớp kính này càng mỏng, chất lượng quang học với những ống kính adapted (của hãng khác) càng cao. Trang Kolari Visio cho biết nếu người dùng thích thì họ có thể thay lớp kính mỏng chỉ 0.2mm!
Trang này cũng sẽ thực hiện chuyển đổi chiếc Nikon Z7 này thành một máy ảnh hồng ngoại như bao chiếc máy ảnh khác!
Sau khi tháo chiếc Nikon Z7, hãng cho rằng đây là một chiếc máy tuyệt vời từ trong ra ngoài, với các linh kiện được tích hợp một cách chặt chẽ, và sắp xếp theo kiểu ‘học tập’ từ Sony. Nhưng liệu đây có phải là tiêu chuẩn mới cho các máy ảnh không gương lật trong tương lai? Có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này.
Theo Genk
Đây là 5 điểm được thảo luận nhiều về 2 máy ảnh Nikon Z6 & Z7 - Anh em nghĩ sao?
Mình khá phấn khích và theo dõi rumor từ đầu năm cho đến khi Nikon chính thức giới thiệu hai chiếc máy mirrorless mang tên Z6 & Z7. Khảo sát lại thông số kỹ thuật, xem các NAG được gửi máy pre-review chia sẻ, có lẽ tạm giảm sự hứng thú một chút để xem xét một vài điểm hạn chế đang được thảo luận nhiều của anh em, với mình là cũng đáng quan tâm, mà Nikon chưa nói rõ, từng làm trên DSLR mà bỏ đi hoặc là một tính năng mà mình thấy khuynh hướng sản phẩm MRL cao cấp nên có.
Dĩ nhiên là chỉ dựa vào chủ yếu tài liệu chính thức của Nikon và hình ảnh cũng như chia sẻ của các reviewer các nơi, cần cầm máy thực tế trên tay. Thấy nhiều anh em từng dùng Nikon cũng như chưa, quan tâm về các điểm này, nên tạo thành bài riêng chúng ta cùng thảo luận.
Với Nikon, mình dùng nhiều, có những thứ quen thuộc khó nói. Ở mỗi điểm, mình có nói ý kiến cá nhân. Anh em nghĩ sao?
KHE THẺ NHỚ: một khe XQD
Cả Z6 và Z7, đều chỉ có một khe cắm thẻ nhớ, và là thẻ XQD và sẽ support CFexpress (TypeB) khi nâng cấp firmwware. Thẻ XQD về mặt công nghệ là tốt hơn SD rất nhiều vì thế Nikon đã quyết định sử dụng khe thẻ XQD là phù hợp khuynh hướng tương lai, dẫu hiện tại chưa được sử dụng rộng rãi. Trước đây, ra mắt D700 cũng chỉ 1 khe thẻ, Sony thì với 2 chiếc A7 II và A7R II cũng một khe SD; hay Leica M10 cũng chỉ có một khe thẻ SD. Một số người chụp hình cho rằng không có 2 khe thẻ là điểm yếu.
Nhận xét cá nhân: Mình thấy đòi hỏi 2 khe thẻ là điều chính đáng.
LƯỢNG PIN: Nikon không công bố
Thiên hạ bàn tán rất nhiều khi Nikon không công bố dung lượng Pin, nên khi CIPA đo được con số chụp được 310 & 330 bằng Z6 & Z7 thì nhiều người tỏ ra không hài lòng. Người dùng quan tâm vấn đề Pin, bởi đó là câu chuyện rất nhiều tập đối với các dòng MRL nói chung của các hãng. Chúng bị giới hạn không gian với thân máy ảnh nhỏ, pin không thể làm to hơn, nhiều hơn.Theo kinh nghiệm cá nhân thì nếu đi chụp phong cảnh, vừa chụp liveview vừa review lại hình, phóng to xem độ nét sau khi chụp, thì một chiếc DSLR cũng chỉ đáp ứng được khoảng 300-400 ảnh. Nhưng, nếu chụp qua ống ngắm, rất ít xem lại ảnh hay soi tới soi lui xem lại LCD, thì có thể chụp được hơn ngàn ảnh (1200 - 1400).
Nhận xét cá nhân: Chưa xác định. Ước mong chụp live-view 500 ảnh cho mỗi lần sạc với mình là đủ ngon. Sony A7 III là 650 ảnh / sạc theo CIPA.
BỘ ĐỆM: 36 ảnh (Z6) và 23 ảnh (Z7)
Tốc độ chụp liên tiếp của Z6 (12 khung / giây) Z7 (9 khung / giây - 45MP). Nhưng bộ đệm cả cả hai máy đều không cao. Với Z6 chỉ chụp được 3 giây với 12fps là được 36 ảnh; còn Z7 cho phép 2.5 giây với 9fps là được 23 ảnh. Đó là con số cao nhất về lý thuyết. Con số tương đương với các dòng D750 (Z7) và giữa D750 với D810 của Z6. Một thông tin nữa là ở tốc độ 5.5 khung/ giây sẽ khoá sáng theo thông số của tấm đầu tiên. Giới hạn 9fps (Z6) và 8fps (Z7) khi dùng RAW 14bit, muốn cao hơn thì RAW 12bit / TIFF / JPG.
Nhận xét cá nhân: Tùy thuộc chụp đối tượng gì. Nếu chụp thể thao, vật di chuyển nhanh, cần cân nhắc AE và RAW14 bit khi chụp liên tiếp. Còn lại thì vô tư.
LẤY NÉT: bỏ chọn lựa nhóm điểm nét
Nikon bỏ lựa chọn chế độ điểm lấy nét thường thấy trên DSLR như 3D tracking, chế độ theo nhóm d9, d21, d51... C với AF-S / AF-A thay vào đó là thay đổi chế độ lấy nét tự động toàn khung và chế độ vùng. Ai từng dùng Nikon thì cần làm quen nếu thường thay đổi chế độ điểm lấy nét nhóm này.
Nhận xét cá nhân: Nếu chụp phong cảnh rộng, thì lấy nét tự động toàn khung là tiện dụng. Nhưng chụp chân dung hay thể thao thì thích lựa chọn nhóm điểm nét AF sẽ dễ và chính xác theo ý hơn.
EYE FOCUS: chưa có kể cả trước đây
Một tính năng đang rất được ưa chuộng trên các máy ảnh MRL mới của Sony và Fuji là lấy nét "eye focus" - tự động nhận diện khuôn mặt, rồi lấy nét liên tục mắt người mẫu, kể cả khi người mẫu dịch chuyển. Với các thợ chụp chân dung thì đây là tính năng hữu ích, nhất là khi chụp với khẩu lớn. Nếu có khả năng nhận diện khuôn mặt, nhưng không tự động lấy nét liên tục mắt mẫu, thì về điểm này vẫn đi sau các đối thủ.
Nhận xét cá nhân: Đây là nhu cầu công nghệ với những người chụp ảnh chân dung bằng MRL. Trước đây Nikon cũng chưa hề có tính năng này trên DSLR, nên không phải là Nikon loại bỏ trên MRL, mà là một mong muốn của người dùng. Mình từng trải nghiệm khá nhiều tính năng này trên Sony A7 III, rất tuyệt!
Theo tinhte
Fujifilm giới thiệu máy ảnh Medium Format: GFX 50R Trong năm vừa qua, Mirrorless full-frame thực sự đã trở thành chọn lựa tương lai của thị trường máy ảnh với sự góp mặt của 2 ông lớn Nikon và Canon. Nhưng với Fuji, hãng đã chọn cho mình một lối đi rất riêng khi chọn phân khúc thị trường máy ảnh cảm biến APS-C và Medium Format mà bỏ qua cơn sốt...