Mổ xẻ ý đồ Trung Quốc chế “thần hộ mệnh” tàu ngầm
Trung Quốc đang tích cực đóng thêm các tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn nhằm ý đồ đưa tàu ngầm ra biển xa đối phó với người Mỹ.
Trang mạng Strategypage cho hay, Quân đội Trung Quốc đang tích cực đóng các tàu cứu hộ tàu ngầm loại lớn, để hỗ trợ cho lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân tiến quân ra khu vực viễn dương.
Tàu cứu hộ tàu ngầm có thể hỗ trợ những tàu ngầm phi hạt nhân ở hành trình xa, để bù đắt cho những thiếu sót về khả năng hành trình xa của tàu ngầm hạt nhân, thậm chí tiếp cận gần Mỹ. Có nguồn tin cho rằng, tàu ngầm phi hạt nhân kiểu mới của Trung Quốc đã có thể mang được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, có khả năng tấn công như tàu ngầm hạt nhân.
Hiện nay, lực lượng cứu hộ Hải quân Trung Quốc có trong biên chế tàu cứu hộ tàu ngầm Type 926 tự đóng có lượng giãn nước 9.500 tấn, thiết bị tời phía sau tàu có thể thả khoang cứu sinh xuống độ sâu 300m và có thể cứu được 18 thuỷ thủ từ tàu ngầm mỗi lần.
Tàu cứu hộ tàu ngầm Type 926.
Trước đó, Trung Quốc đã mua 1 tàu ngầm cứu nạn Type LR7 của Anh, nó có thể lặn ở độ sâu 500m và có thể tác nghiệp liên tục trong thời gian 4 ngày. Tàu cứu hộ Type 926 mà Trung Quốc đóng cũng có thể vận hành cả tàu ngầm cứu sinh Type LR7, tiến hành cứu hộ đối với tàu ngầm.
Tàu ngầm trong quá trình hành trình có thể có những rủi ro, thì tàu cứu hộ có thể đảm bảo công tác cứu hộ trước khi trong tàu ngầm hết oxy. Tàu cứu hộ còn có thể đảm bảo nhiệm vụ sửa chữa cần thiết cho tàu ngầm khi thực hiện nhiệm vụ viễn dương.
Strategypage cho rằng, tuy thuộc trang thiết bị phi tác chiến, nhưng sự hỗ trợ của tàu cứu hộ tàu ngầm sẽ nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc. Tàu ngầm Trung quốc có thể thực hiện nhiều đợt huấn luyện viễn dương, bán kính hoạt động của tàu sẽ từ khu vực biển xung quanh Trung Quốc cũng được mở rộng ra khu vực biển như Tây Thái Bình Dương, vượt qua phạm vi dự đoán của Mỹ.
Theo Strategypage, tầm quan trọng của tàu cứu hộ đối với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc không thua kém gì hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) trang bị trên tàu ngầm.
Bài viết cho rằng, từ những năm 1960, Trung Quốc đã bắt đầu đóng tàu ngầm phi hạt nhân. Hiện nay, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc chủ yếu trang bị tàu ngầm phi hạt nhân lớp Tống Type 039, lớp Nguyên Type 041, tàu Kilo mua của Nga. Đáng lưu ý là tàu ngầm Type 041 trang bị hệ thống vũ khí, điện tử, động cơ hiện đại AIP.
Hệ thống AIP trang bị cho tàu ngầm Type 041 lớp Nguyên giúp tàu có thể lặn dưới nước trong thời gian dài, tính năng che giấu được nâng cao đáng kể. Kiểu cải tiến của tàu ngầm Type 041 có một bước đột phá mới, hệ thống vũ khí của tàu cũng được tối ưu hoá, do đó trở thành tàu ngầm phi hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới. Nó có thể được sử dụng như một nền tảng nghiên cứu tên lửa chiến lược hiện đại, lại có thể trở thành lực lượng bổ sung của lực lượng de doạ hạt nhân trên biển.
Tàu ngầm phi hạt nhân Type 039.
Theo Strategypage, tàu ngầm phi hạt nhân kiểu mới này có thể mang được 2-3 quả tên lửa đạn đạo hiện đại và số lượng nhất định tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng thực hiện đe dọa chiến lược.
Video đang HOT
Theo báo chí Nga, công nghệ AIP và tàu cứu hộ sẽ tiếp thêm sức cho lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân quy mô lớn của Hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm phi hạt nhân trang bị AIP có thể lặn trong thời gian dài dưới nước, cộng với sự hậu thuẫn của tàu cứu hộ, tàu ngầm kiểu mới của Trung Quốc có thể thực hiện lặn hành trình tiến ra Tây Thái Bình Dương thậm chí “đến vùng biển phía tây của Hawaii và khu vực gần vùng biển phía Tây của Mỹ”.
Sách lược sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc sẽ chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Khi đó, hệ thống sẵn sàng chiến đấu mà Mỹ thiết lập xung quanh vùng biển Đông Á sẽ phải đối mặt với những thách thức đến từ tàu ngầm Trung Quốc.
Bài viết của chuyên gia phân tích vũ khí Mỹ có thời gian dài nghiên cứu trang bị của Trung Quốc Hans Kristensen trên Tạp chí An ninh Toàn cầu cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công và số lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhận chiến lược có hạn của Trung Quốc, mà ít khi thực hiện nhiệm vụ viễn dương, cho nên mối đe doạ của nó đối với Mỹ rất ít.
Còn Strategypage cho rằng, tàu ngầm phi hạt nhân của Trung Quốc đã có khả năng đe doạ, với sự hỗ trợ của tàu cứu hộ có thể bù đắp những thiếu sót này của lực lượng tàu ngầm hạt nhân, tạo thành mối đe doạ nhất định đối với Mỹ.
Theo Kiên thức
Vì sao P-1 được mệnh danh "khắc tinh hàng đầu của tàu ngầm Trung Quốc"?
Vừa qua tờ nguyệt san "Nghiên cứu quân sự" của Nhật Bản số ra tháng 6 đã có bài viết với tiêu đề: "Máy bay chống ngầm P-1: Kẻ thù số 1 của tàu ngầm Trung Quốc", phân tích rất kỹ lưỡng tính năng kỹ, chiến thuật của loại máy bay chống ngầm sẽ thay thế thế hệ P-3C Orion đã già cũ.
Ngày 26-3, hải quân Nhật Bản đã ra mắt 2 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1. Dự kiến, 2 chiếc máy bay này sẽ được triển khai tại Căn cứ không quân Atsugi, thuộc tỉnh Kanagawa. Trước mắt, từ nay đến tháng 3 năm 2014, hải quân nước này có kế hoạch mua 7 chiếc P-1, còn về lâu dài, họ sẽ mua tới 70 chiếc.
P-1 là sản phẩm của công ty công nghiệp nặng Kawasaki (Kawasaki Heavy Industries), giá thành mỗi chiếc khoảng 20 tỷ yên (khoảng 210 triệu USD). Số máy bay P-1 này sẽ thay thế cho hơn 80 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3 Orion đã cũ, hiện đang sử dụng trong lực lượng hải quân Nhật Bản.
Máy bay trinh sát chống ngầm Tu-142 của Nga
Máy bay có chiều dài 38 m, sải cánh 35,4 m, chiều cao 12,1 m, kích thước lớn hơn nhiều so với P-3C, tổ lái gồm 2 phi công và 11 phi hành đoàn. Nó có tải trọng cất cánh tối đa 79,7 tấn, cao hơn tải trong của Orion rất nhiều (56 tấn) nên chứa được nhiều vũ khí và thiết bị trinh sát hơn.
Máy bay P-1 được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt XF7-10 của công ty IHI của Nhật sản xuất, có công suất 6,1 tấn, độ bền rất cao lại tiết kiệm nhiên liệu. Thiết kế 4 động cơ giúp P-1 đạt tốc độ tối đa 996 km/giờ, tốc độ trung bình 833 km/giờ và tầm bay xa 8.000 km, bán kính tác chiến 3500km với trần bay 13,52km.
Máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion của Mỹ
Tốc độ của P-1 đã vượt qua tốc độ của loại máy bay chống ngầm tiên tiến nhất của Mỹ là P-8A Poseidon, loại máy bay Mỹ chỉ đạt vận tốc cao nhất là 900km. Ngoài ra, trần bay của P-1 cũng nhỉnh hơn so với P-8A, nó chỉ kém ở tham số tầm bay xa 11.000km, bán kính tác chiến 4800km của P-8A.
Tuy vậy, tốc độ và phạm vi tác chiến của P-1 đều hơn hẳn P-3C, giúp nó rút ngắn 1/3 thời gian đến khu vực hoạt động so với P-3C, nhanh chóng phát hiện, truy lùng và tiêu diệt tàu ngầm địch, đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với các loại máy bay chống ngầm, đáp ứng được yêu cầu tác chiến của chiến tranh hiện đại.
Máy bay trinh sát chống ngầm P-1 của Nhật
Đặc điểm độc nhất vô nhị là P-1 đã trở thành chiếc máy bay cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống điều khiển bay, truyền dẫn bằng tín hiệu quang học (FBL). Hệ thống này sử dụng sợi cáp quang để thay thế cho cáp điện, không chỉ làm giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu điện từ mà còn giảm bớt lượng điện tiêu tụ của máy bay.
P-1 được trang bị radar tìm kiếm HPS-106, áp dụng công nghệ mảng pha điện tử chủ động. Các antena của nó không chỉ được triển khai ở đầu mũi máy bay mà còn được lắp đặt dọc theo 2 bên cửa gần càng hạ cánh phía trước. Loại radar này có nhiều chế độ công tác tương ứng với các nhiệm vụ: Tìm kiếm mặt biển, dẫn đường, dự báo khí tượng, cảnh báo sớm trên không...
Máy bay trinh sát chống ngầm GX-6 của Trung Quốc
Với chế độ radar khẩu độ tổng hợp, HPS-106 có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ngay cả khi bay ở độ cao lớn. Tuy cự ly quan sát của loại radar này không được công bố nhưng xem xét đến khía cạnh nó có thể phối hợp tuần tra với P-8A có thể phán đoán được phạm vi hoạt động của loại radar này.
Radar APY-10 sử dụng trên P-8A có phạm vi tìm kiếm đối hải là hơn 200 hải lý, cự ly phát hiện kính tiềm vọng tàu ngầm là 32 hải lý, có khả năng đồng thời phát hiện và đeo bám 256 mục tiêu. Vì vậy, có thể nhận định các tham số của HPS-106 ít nhất cũng phải tiệm cận loại radar của Mỹ.
Máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ
Về sonar, P-1 có thể mang theo 100 chiếc phao sonar gồm cả phao chủ động lẫn phao bị động, 30 chiếc lắp sẵn và 70 chiếc triển khai trong khoang. Ngoài ra nó còn được trang bị từ kế và thiết bị xử lý âm thanh HQA-7 do chính Nhật Bản sản xuất, có khả năng phân tích hàng trăm loại tín hiệu âm thanh khác nhau, giảm thiểu cường độ công tác cho nhân viên kỹ thuật.
Việc đưa vào sử dụng hệ thống sonar và thiết bị xử lý âm thanh hiện đại giúp cho P-1 có khả năng trinh sát phát hiện những tàu ngầm chạy êm nhất, lặn sâu hàng trăm mét. Không những thế, nó còn có thể phán đoán được hình dạng và tính năng sơ bộ của tàu ngầm rồi lặng lẽ theo dõi.
Máy bay trinh sát chống ngầm Nimrod MR2 của một số nước châu Âu
Đồng thời nó gửi các dữ liệu về tọa độ, kích thước sơ bộ, hướng di chuyển, độ sâu... của tàu ngầm về trung tâm chỉ huy bằng đường truyền số liệu giúp trung tâm điều phối các lực lượng săn ngầm phối hợp tiêu diệt tàu ngầm địch, hoặc tự mình "xử lý" các tàu ngầm này khi chúng xâm phạm lãnh hải nước mình bằng hệ thống vũ khí cực mạnh.
Với tải trọng vũ khí lên tới 9 tấn, P-1 được trang bị đầy đủ các loại vũ khí như ngư lôi, bom khoan nước sâu, bom điều khiển bằng laser JDAM và tên lửa chống hạm ASM-IC và AGM-84 Harpoon, thậm chí nó còn có thể mang tên lửa lưỡng dụng tấn công mặt đất và chống hạm AGM-65 Maverick.
Máy bay trinh sát chống ngầm IL-38 của Nga
Khoang đạn trong thân máy bay có thể chứa 8 quả ngư lôi, 2 bên cánh máy bay có đến 12 điểm treo vũ khí. Nó có thể sử dụng ngư lôi Mk-46, Mk-54 hoặc mang theo 100 quả bom khoan nước sâu. Với những loại vũ khí trên, P-1 có đầy đủ các tính năng tấn công mặt đất, tấn công tàu ngầm và cả tàu mặt nước, giúp nó nâng cao khả năng sinh tồn trong điều kiện tác chiến tầm xa nhiều cạm bẫy.
P-1 có khả năng thực hiện rất nhiều nhiệm vụ. Trong tác chiến chống ngầm, P-1 có thể mang theo toàn bộ vũ khí là ngư lôi và bom khoan nước sâu, có khả năng độc lập tiêu diệt ít nhất là một biên đội tàu ngầm cỡ lớn 6 chiếc.
Máy bay trinh sát chống ngầm Atlantic của Pháp
Đồng thời, nó còn có thể sử dụng toàn bộ tên lửa chống hạm ASM-IC và AGM-84 Harpoon, bom JDAM để hỗ trợ tác chiến chống đổ bộ. Với những vũ khí tấn công tầm xa này, P-1 có khả năng đánh đắm các tàu chiến và tàu đổ bộ cỡ hàng vạn tấn, cùng với các lực lượng khác đánh tan biên đội tàu đổ bộ đánh chiếm đảo của đối thủ.
Trong hỗ trợ tác chiến mặt đất của lục quân hoặc khi địch đã đổ bộ lên mép nước, nó cũng có thể dùng bom JDAM và 8 quả tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và để phá hủy các công sự kiên cố, tiêu diệt các phương tiện chiến tranh của đối thủ như xe tăng, thiết giáp, pháo hạng nặng hoặc tấn công các phương tiện đổ bộ của địch vừa tập kết co cụm trên bãi đổ bộ, hỗ trợ cho lực lượng phòng thủ tiêu diệt lực lượng này.
Nguyên mẫu thử nghiệm số 1 (5501) P-1 của Nhật
Với các tính năng ưu việt và khả năng tác chiến đa nhiệm, đặc biệt là khả năng trinh sát chống ngầm, P-1 đã chứng minh nó không hề kém gì P-8A của Mỹ, thậm chí có những điểm nổi trội hơn. Vì vậy, lực lượng hải quân Nhật đã từ chối mua P-8A Poseidon của Mỹ mặc dù giá cả của 2 loại máy bay này là tương đương nhau (P-1 có giá 210 triệu USD/chiếc, còn P-8I Mỹ vừa bán cho Ấn Độ có giá 220 triệu USD/chiếc).
Hiện nay, P-1 của Nhật được các chuyên gia quân sự đánh giá là vượt trội các máy bay trinh sát chống ngầm cánh cố định TU-142 và IL-38 của Nga, Atlantic của Pháp, Nimrod MR2 của một số nước châu Âu như: Anh, Ý, Đức...chứ không nói đến GX-6 còn chưa ra mắt của Trung Quốc. P-1 được lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật ưu ái đặt cho biệt danh: "Khắc tinh số 1 của tàu ngầm Trung Quốc".
Theo vietbao
Nhật Bản dùng sóng âm thanh đối phó với tàu ngầm Trung Quốc Một tàu ngầm được cho là của Trung Quốc tại vùng biển gần Okinawa Nhật Bản đã bị Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản dùng sóng âm thanh cảnh cáo. Hành động cảnh cáo tàu ngầm này của Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản (Maritime Self-Defence Force -MSDF) là minh chứng cho thấy MSDF luôn theo sát mọi...