“Mổ xẻ” việc bồi thường cho thân nhân người bị oan sai
Dự thảo luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) một lần nữa được “mổ xẻ” tại UB Thường vụ Quốc hội sáng 21/4 với nhiều ý kiến tập trung vào vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người thân của người bị oan. Việc này đã được áp dụng trong thực tế?
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long giải trình thêm về vấn đề bồi thường cho thân nhân người bị oan sai
Báo cáo một số vấn đề lớn trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, hiện vẫn còn 2 loại ý kiến liên quan đến quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người thân thích của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với quy định chỉ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người thân thích của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết. Loại ý kiến thứ hai, đề nghị bổ sung quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự và mức bồi thường có thể bằng 1/2 hoặc 1/3 mức bồi thường cho bản thân người bị oan.
Phân tích sâu về vấn đề này, Chủ nhiệm cơ quan thẩm tra nêu rõ, Điều 27 của dự thảo luật hiện tại quy định việc bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại giới hạn chỉ trong trường hợp người đó đã chết. Về bản chất, đây là khoản tiền bồi thường cho người bị oan nhưng do người đó đã chết nên những người thừa kế được hưởng.
Do vậy, nếu quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích của người bị oan thì phải làm rõ về mức bồi thường ra sao, bồi thường một khoản cho tất cả người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hay cho từng người thân thích của người bị oan đó.
Đó là còn chưa kể trường hợp, nếu bồi thường cho hàng thừa kế thứ nhất, thực tế phát sinh trường hợp người bị oan có nhiều người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, có người bị oan, người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã chết, hàng thừa kế thứ hai là người trực tiếp thăm nuôi…
Gia đình, bố mẹ, vợ con người bị oan cũng chịu hậu quả nghiêm trọng
Video đang HOT
Nêu quan điểm với vấn đề lãnh đạo UB Pháp luật đưa ra, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, quy định bồi thường cho người thân thích của người bị oan là không phù hợp với quy định về bồi thường trực tiếp cho người bị hại trong Bộ Luật dân sự năm 2015. Người đại diện cơ quan soạn thảo luật đề nghị chỉ quy định bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại chứ không mở rộng đến hàng thừa kế.
Bộ trưởng Lê Thành Long phân tích, phải xác định rõ, quy định bồi thường cho thân nhân người bị oan khi người này đã chết không phải là giải quyết quan hệ pháp luật bồi thườngcho những người đó mà chính là quan hệ thừa kế. Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước hiện hành cũng không quy định về vấn đề này. Kinh nghiệm quốc tế cũng không có nước nào quy định bồi thường cho những người thuộc hàng thừa kế nào.
“Trên thực tế, nếu làm vậy nghĩa là mở rộng đối tượng được xác định là bị thiệt hại trong vụ việc cơ quan nhà nước gây oan sai và sẽ tạo nên không bình đẳng đối với các trường hợp khác “bị oan” khác nhưng không phải trong hoạt động tố tụng hình sự. Ví dụ, trường hợp xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức, người thân thích của những người này cũng bị ảnh hưởng chứ. Ngoài ra, quy định theo hướng này, trên thực tế, Nhà nước cũng sẽ phải chi một khoản tiền bồi thường nhiều hơn trong một vụ việc yêu cầu bồi thường” – Bộ trưởng Tư pháp đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét một phương án quy định là bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận định, người thân của người bị oan sai cũng chịu thiệt hại lớn về tinh thần
Nêu quan điểm khác, Phó Chánh án TAND tối cao Tống Anh Hào nhìn nhận thực tế, người bị oan tổn thất về tinh thần nhưng người thân thích như cha, mẹ, vợ, con, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cũng bị ảnh hưởng, tổn thất về tinh thần. Ông Hào đề nghị UB Thường vụ Quốc hội cân nhắc kỹ vấn đề này.
Tán thành hướng phân tích này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, nói về thiệt hại tinh thần thì kể cả người bị oan và người thân thích của họ cũng bị thiệt hại.
“Gia đình, bố mẹ, vợ con người bị oan cũng phải chịu hậu quả rất nghiêm trọng, con cái bỏ học, bỏ việc, thậm chí xấu hơn là tự vẫn. Những người đó phải chịu thiệt hại rất lớn về tinh thần, cần xem xét. Còn bồi thường mức bao nhiêu, bồi thường trong diện nào thì ở đây là chính sách của nhà nước. Nếu thấy rằng những người đó cần được Nhà nước xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho họ một khoản nhất định để bù đắp về tinh thần cho họ tôi nghĩ cũng được” – Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị đưa cả hai loại ý kiến lên Quốc hội quyết định.
Trước đó, để xây dựng dự thảo mới trình UB Thường vụ Quốc hội thảo luận lần này, một văn bản xin ý kiến về nội dung bồi thường cho người thân của người bị oan sai cũng được gửi đến từng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành. Tại văn bản đó, một thông tin được đưa ra là Thường trực UB Pháp luật đã có công văn gửi TAND tối cao đề nghị gửi hồ sơ bồi thường của một số vụ việc oan sai đã được giải quyết thời gian qua. Qua nghiên cứu hồ sơ, cơ quan này nhận xét, trong thời gian qua cũng đã có bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.
Được biết, như trong vụ án của ông Huỳnh Văn Nén, vừa qua, một số khoản bồi thường đã được chấp nhận tính cho thân nhân của ông này.
P.Thảo
Theo Dantri
Vụ Hàn Đức Long có điểm đặc biệt gì so với các vụ án oan trước?
Trong vụ án của Hàn Đức Long (Bắc Giang), khi người đàn ông 4 lần bị tuyên án tử hình này được trả tự do thấy có điểm rất đặc biệt so với vụ ông Chấn, ông Nén và các vụ án oan trước đó.
Điểm khác biệt
Đối với vụ án oan của Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), trước khi người đàn ông này được trả tự do và minh oan sau 10 năm ngồi tù, Cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao đã bắt được Lý Nguyễn Chung. Đối tượng này đã khai nhận toàn bộ hành vi sát hại chị Nguyễn Thị Hoan vào năm 2003 và ông Chấn là người bị kết án oan.
Đối với vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), trước khi "người tù thế kỷ" này được trả tự do thì Cơ quan điều tra cũng bắt được hung thủ thực sự, đó là đối tượng Nguyễn Thọ.
Một trường hợp khác đó vụ án oan khác xảy ra cách đây 46 năm của cụ Trần Văn Thêm (Bắc Ninh). Trước khi cụ Thêm được trả tự do, Cơ quan điều tra cũng bắt được Phùng Thanh Nhàn (Vĩnh Phúc). Đối tượng này đã để lộ hành vi giết người khi đang cải tạo ở trại giam.
Ông Hàn Đức Long (giữa) được trả tự do về đoàn tụ cùng gia đình. (Anh: Ngô Ngọc Trai)
Còn trong vụ án Hàn Đức Long bị oan, theo nguồn tin của Dân Việt, cho đến nay hung thủ thực sự sát hại cháu N.T.Y vẫn chưa xác định được. Như vậy, so với những vụ án oan trước, điểm đặc biệt trong vụ ông Hàn Đức Long là ông này được trả tự do trong khi hung thủ thật sự chưa bị bắt.
Đánh giá về việc làm này, luật sư Nguyễn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.Hà Nội - nói: "Vụ Hàn Đức Long, cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào hồ sơ vụ án để giải quyết minh oan, đây là việc làm rất có trách nhiệm" - luật sư Chiến nói.
Nhiều diễn biến giống vụ án oan ông Nguyễn Thanh Chấn
Là người tham gia bào chữa, kêu oan cho ông Hàn Đức Long, luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) phân tích diễn biến trùng hợp thứ nhất của vụ án ông Long với vụ án ông Chấn. Vào năm 2003, xảy ra vụ án mạng ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, Việt Yên Bắc Giang, sau một thời gian không truy tìm được hung thủ, vụ án rơi vào bế tắc, Công an tỉnh Bắc Giang đã lập hòm thư tố giác tội phạm ở thôn Me để thu thập thông tin làm sáng tỏ vụ án. Ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị công an triệu tập, bị bắt rồi bị khởi tố, truy tố và xét xử, rồi đi thụ án.
Gần 2 năm sau, một vụ án hiếp dâm trẻ em và giết người xảy ra ở huyện Tân Yên, Bắc Giang, nạn nhân là cháu N.T.Y (5 tuổi). Công an tỉnh Bắc Giang cũng thụ lý vụ án này. Sau 4 tháng không tìm ra thủ phạm gây án, Công an tỉnh Bắc Giang quyết định tạm đình chỉ vụ án, đồng thời phát động nhân dân tố giác các đối tượng có hành vi sàm sỡ, cưỡng bức với phụ nữ trên địa bàn.
Ông Hàn Đức Long đã bị bắt từ đơn tố giác hành vi hiếp dâm của hai mẹ con bà Ngô Thị Khuyến và Trương Thị Năm (hàng xóm của ông Long). Trong trại tạm giam, Hàn Đức Long khai gây ra vụ hiếp dâm và sát hại cháu Y. Trải qua nhiều phiên tòa, Hội đồng xét xử đều kết luận Hàn Đức Long không phạm tội Hiếp dâm (đối với chị Năm và bà Khuyến) nhưng kết tội bị cáo hiếp dâm và sát hại cháu Y nên tuyên án tử hình. Tuy nhiên, 4 bản án của vụ án này đều đã bị tuyên hủy để điều tra lại.
Điểm trùng thứ hai là cả ông Chấn và ông Long tại Cơ quan điều tra đều nhận tội. Tuy nhiên khi ra tòa, cả ông đều không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Cả ông Chấn và ông Long đều nói việc nhận tội là do bị bức cung, nhục hình. Sau khi bị tòa tuyên án, cả ông Chấn và ông Long đều có đơn kêu oan.
Thứ ba, khi bị bắt tạm giam, tại Cơ quan điều tra, ông Chấn và Hàn Đức Long ngoài việc nhận tội, cả hai người cùng có thư gửi về cho vợ. Nội dung trong thư cả hai đều nói ở trong trại tạm giam đã khai nhận tội.
Điểm trùng hợp thứ tư là chủ tọa xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Thanh Chấn là ông Nguyễn Minh Năng. Ông Năng cũng là thẩm phán ngồi xét xử vụ án Hàn Đức Long. Hội đồng xét xét xử gồm 5 người: Nguyễn Văn Trường là chủ tọa, có 3 hội thẩm nhân dân, ông Năng là thẩm phán thứ hai.
Theo Danviet
18 tỷ đồng ông Nén đòi bồi thường gồm những khoản gì "Người tù lịch sử" yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, danh dự... trong 17 năm ngồi tù oan cho hai bản án giết người nhưng nhiều khoản không được TAND Bình Thuận đồng ý. Luật sư Phạm Công Út - người bảo vệ quyền lợi cho Huỳnh Văn Nén - cho biết, việc đòi bồi thường 18 tỷ...