Mổ xẻ sức mạnh của quân đội Triều Tiên
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc sẽ tổ chức tập trận thường niên trong tuần tới. Cáo buộc hai nước đồng minh âm mưu xâm lược, giới chức ở Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ đáp trả không thương tiếc bất kỳ sự vi phạm nào vào lãnh thổ của họ.
Những năm qua, Triều Tiên đã dành nhiều nguồn lực lớn vào phát triển các kho tên lửa và hạt nhân của nước này, đồng thời duy trì sức mạnh của các lực lượng thông thường. Khoảng 5% trong tổng số 24 triệu dân Triều Tiên là lính thường trực, và 25-30% tham gia các đơn vị dự bị và dân quân, sẵn sàng chờ lệnh tổng động viên.
Vậy quân đội Triều Tiên mạnh cỡ nào? Dưới đây là những con số được hãng tin Indian Express nêu ra, dựa trên những gì các phóng viên AP chứng kiến trên mặt đất và từ báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội.
Trên bộ: 950.000 lính, 4.200 xe tăng, 2.200 xe bọc thép, 8.600 đơn vị pháo dã chiến, 5.500 máy phóng rocket.
Ảnh: AP
Lực lượng này luôn là thế mạnh của Triều Tiên. Bình Nhưỡng thường xuyên đe dọa tấn công hạt nhân vào đất Mỹ và biến thủ đô Seoul của Hàn Quốc thành biển lửa.
Quân số trên bộ là đông nhất trong quân đội Triều Tiên. Có tới 70% trong số họ đóng quân xung quanh Vùng Phi quân sự (DMZ) để sẵn sàng huy động cho một nhiệm vụ bất ngờ với Hàn Quốc.
Vũ khí của họ chủ yếu là “trang thiết bị kế thừa”, được sản xuất hoặc dựa trên các thiết kế của Nga và Trung Quốc từ thập niên 1950. Nhưng những năm gần đây, Triều Tiên đã tung ra nhiều xe tăng, pháo và vũ khí mới.
Trong cuộc diễu binh tháng 10 vừa qua, quân đội Triều Tiên “khoe” máy phóng rocket 240mm mới với 8 ống phóng đặt trên khung xe. Báo chí nước này mới đây đăng ảnh ông Kim Jong-un quan sát một vũ khí chống tăng tầm xa mới.
Trên biển: 60.000 lính thủy, 430 tàu chiến đấu tuần tra, 260 tàu đổ bộ tấn công, 20 tàu thủy lôi, 70 tàu ngầm và 40 tàu yểm trợ.
Ảnh: AP
Chia ra làm các hạm đôi đông và tây, với khoảng hơn chục căn cứ chính, hải quân Triều Triên là lực lượng nhỏ nhất của quân đội nước này. Tuy nhiên, họ có nhiều sức mạnh đáng kể, trong đó có các tàu đệm khí để độ bộ tấn công và một trong những lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất trên thế giới. Ước tính 70 tàu ngầm loại nhỏ hoạt động ven biển sẽ đảm bảo năng lực phòng thủ mạnh mẽ.
Triều Tiên không có các lực lượng hải quân viễn dương (tầm xa) và phụ thuộc chủ yếu vào đội tàu ven biển. Nhưng Bình Nhưỡng đang nâng cấp một số tàu và chứng tỏ nỗ lực phát triển một tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo.
Video đang HOT
Trên không: 110.000 lính, hơn 800 chiến đấu cơ, 300 trực thăng, hơn 300 máy bay vận tải.
Ảnh: AP
Triều Tiên chưa sắm thêm bất kỳ chiến đấu cơ mới nào trong nhiều thập niên qua. Loại tốt nhất mà họ đang có là Mig-29 từ những năm 1980 mua của Liên Xô, cùng các máy bay tấn công mặt đất MiG-23 và SU-25. Tất cả đều chịu cảnh thiếu nhiên liệu kinh niên trong khi phi công tập luyện rất ít trên không.
Hệ thống phòng không của Triều Tiên cũng lỗi thời và nước này vẫn duy trì nhiều máy bay một động cơ An-2 COLT có từ những năm 1940, và máy bay hai tầng cánh 10 ghế – có thể hiệu quả nhất khi tuồn lính đặc nhiệm vào sau giới tuyến địch.
Triều Tiên còn có một số trực thăng MD-500 do Mỹ chế tạo, được tin là mua bằng cách lách các lệnh trừng phạt quốc tế. Chúng được “khoe” trong một cuộc diễu binh năm 2013.
Đặc nhiệm: Không được nêu cụ thể trong báo cáo mà Bộ Quốc phòng Mỹ gửi tới Quốc hội. Theo một số ước tính, Triều Tiên có khoảng 180.000 lính thuộc diện này.
Ảnh: AP
Triều Tiên biết mình yếu kém hơn so với các kẻ thù. Nước này cũng biết cách thay đổi cán cân thông qua các chiến thuật bất đối xứng, bao gồm đánh lén, gây bất ngờ và tập trung vào các biện pháp rẻ, dễ đạt được nhưng hiệu quả. Các chiến dịch đặc nhiệm nằm trong số đó. Lực lượng này “được huấn luyện và trang bị rất tốt”.
Lính đặc công có thể được đưa sang Hàn Quốc bằng đường biển hoặc đường không, thậm chí qua biên giới bằng các đường hầm ở DMZ.
Triều Tiên còn nỗ lực củng cố khả năng chiến tranh mạng – một trong những chiến thuật bất đối xứng quan trọng.
Hạt nhân và tên lửa
Ảnh: AP
Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Lầu Năm Góc không nêu cụ thể số lượng vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên đang sở hữu. Các nguồn tin bên ngoài ước tính con số này có thể là hơn một chục. 50 tên lửa đạn đạo có tầm bắn khoảng 1.300km, 6 tên lửa KN08 có tầm bắn 5.500km, một số lượng chưa rõ các tên lửa Taepodong-2 có tầm bằng tương tự. Có thể Triều Tiên đang nắm trong tay một tên lửa đạn đạo lắp cho tàu ngầm cùng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn khác.
Ngày 6/1, Triều Tiên tuyên bố thử thành công một quả bom khinh khí (Bom H). Tuyên bố này đã bị một số nước phủ nhận nhưng điều chắc chắn là Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và các chuyên gia của nước này đang nỗ lực phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trở ngại lớn nhất của Triều Tiên hiện nay là thu các đầu đạn hạt nhân tới mức đủ nhỏ để lắp vào tên lửa. Tên lửa Taepodong-2 là một phiên bản quân sự hóa của loại rocket mà chính quyền Kim Jong-undùng để đưa vệ tinh vào quỹ đạo hôm 8/2. Triều Tiên vẫn chưa tuyên bố nước này có trong tay một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chỉ nói chung chung là có tầm bắn 5.500km.
Vũ khí sinh – hóa
Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Bình Nhưỡng đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển cả hai loại vũ khí này, và có thể sử dụng chúng nhưng không đề cập chi tiết trong báo cáo.
Theo Lầu Năm Góc, Bình Nhưỡng “nhiều khả năng” có một kho dự trữ “các chất gây ngạt, kích động thần kinh, chảy máu” mà có thể được phóng đi bằng đạn pháo hoặc tên lửa đạn đạo.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Báo Mỹ khen quân đội Nga mạnh, chuyên gia châu Âu chê NATO yếu đuối
Truyền thông Mỹ vừa khen ngợi sức mạnh của lực lượng vũ trang Nga, trong khi đó, các chuyên gia quân sự của NATO lại phàn nàn về những yếu kém của quân đội các nước thành viên của khối.
Tờ "Lợi ích dân tộc" của Mỹ (The National Interest) vừa có bài viết nhận xét rằng, lực lượng vũ trang Nga hùng mạnh hơn so với hình dung của phương Tây trước đây là "một quân đội chỉ mạnh về vũ khí hạt nhân, các lĩnh vực khác rất tầm thường".
Theo phân tích của bài báo, có lẽ những nhận định trên chỉ đúng trong thời gian Nga tiến hành cuộc "Chiến tranh 5 ngày" với Gruzia năm 2008. Nhưng sau đó, các nhà phân tích phương Tây đã không coi cuộc cải cách lực lượng vũ trang của Nga là chuyện nghiêm túc.
Các chuyên gia quân sự Mỹ-NATO suốt thời gian dài luôn tuyên bố rằng chương trình hiện đại hóa các ngành công nghiệp quốc phòng và tái cơ cấu quân sự của Nga hẳn sẽ chỉ nằm trên giấy, cố soi mói tìm những lỗ hổng và chỗ yếu trong đó.
Hiện nay, thành tựu của quân đội Nga đã chỉ ra rằng, những nhà phân tích này đã nhầm lẫn ghê gớm trong những dự báo "như đinh đóng cột" của họ, khi lực lượng không quân, hải quân và cả lục quân Nga đã thể hiện sức mạnh ghê gớm sau cuộc cải cách này - tác giả bài viết đánh giá.
Hoạt động tích cực của Moscow ở Syria buộc NATO phải xem lại khả năng chiến đấu của Nga. Ngày hôm nay, lực lượng vũ trang Nga đủ sức tiến hành những hoạt động chiến sự hiện đại hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ thời gian nào dưới thời Liên bang Xô viết.
Lực lượng không quân Nga đã thể hiện khả năng tác chiến tầm xa rất mạnh qua chiến dịch quân sự ở Syria
Hoạt động kết hợp của nhóm lực lượng hỗn hợp đặc biệt ở Syria, với nòng cốt là lực lượng Hàng không - Vũ trụ (VKS) và lực lượng hải quân đã cho thấy, Nga có khả năng tấn công hủy diệt trên đất liền, trên biển và trên không, ở mọi cự ly và trong bất cứ tình huống nào.
Sức mạnh của Hải quân Nga, đặc biệt là của lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo liên lục địa thuộc Hạm đội Phương Bắc đã được nâng lên trình độ cao nhất kể từ năm 1991, buộc ban lãnh đạo Hoa Kỳ phải có sự điều chỉnh về cơ cấu lực lượng.
Hải quân Mỹ đã phải phục hồi căn cứ Keflavik ở Iceland để đảm bảo qui trình tuần tra của các máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon, đồng thời phải tăng tốc kế hoạch nghiên cứu thiết bị chống ngầm không người lái dưới đáy biển - tác giả bài viết trên tờ National Interest cho biết.
Cuộc cải cách đã nâng cao đáng kể trình độ thiện chiến và khả năng chiến đấu tinh nhuệ của Lực lượng vũ trang Nga, thêm nữa, điều đó diễn ra chính vào thời điểm nhiều thành viên lớn của NATO và các nước đồng minh phải cắt giảm ngân sách và cơ số quân đội.
Vừa qua, một nhóm các chuyên gia kỳ cựu, nguyên là những lãnh đạo cao cấp của Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã phê phán gay gắt khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của liên minh quân sự này.
Bức ảnh chụp trực thăng Tiger UHT của quân đội Đức tại căn cứ không quân Grafenwhr năm 2011
Nhóm 6 chuyên gia, trong đó có cựu tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer (người Hà Lan) và tướng quân Anh Richard Shirreff, cựu Phó Tư lệnh tối cao Các lực lượng vũ trang liên hợp của NATO ở châu Âu chuẩn bị đưa ra bản báo cáo với những kết luận chỉ trích khả năng chiến đấu của NATO.
Tờ Financial Times của Anh dẫn tài liệu cho biết, quân đội nhiều nước thành viên chủ chốt của liên minh đang ở tình trạng "thiếu kinh phí thường xuyên và trầm trọng", dẫn đến khả năng huấn luyện thường xuyên, duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu của trang bị rất yếu kém...
Ví dụ như bản báo cáo cho biết, cuộc khảo sát tiến hành đối với 31 trực thăng Tiger của Quân đội Đức (Bundeswehr) cho thấy, chỉ có mười chiếc có thể bay ngay lập tức, còn kết quả kiểm tra 406 xe thiết giáp Marder thì chỉ có 280 xe ở trạng thái hoạt động được.
Ông Shirreff thì nêu bật sự yếu kém trong khả năng cơ động lực lượng của Quân đội Hoàng gia Anh. "... Việc đưa một lữ đoàn chứ chưa nói đến một sư đoàn vào tình trạng sẵn sàng đáng tin cậy sẽ là một thách thức rất nghiêm trọng..." - Vị tướng người bản địa phàn nàn.
Đà gia tăng sức mạnh của quân đội Nga, cùng với sự tụt hậu của quân đội NATO đang khiến các chuyên gia quân sự khối này vô cùng lo lắng và đề ra những biện pháp lấy lại sự thăng bằng trong cán cân quân sự. Tuy nhiên, đã khá muộn màng khi bây giờ phương Tây mới bắt đầu chuyển mình - tờ National Interest kết luận.
Theo_An ninh thủ đô
Sức mạnh của lựu pháo Hiệp sĩ Mỹ có thể điều đến Biển Đông Với khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, tầm bắn trên 30 km, M109 Paladin là lựu pháo tự hành chủ lực của quân đội Mỹ và có thể được triển khai ở Biển Đông để đối phó Trung Quốc. Gần đây, chuyên gia quân sự Kris Osborn nói với trang mạng quân sự Scout Warrior có trụ sở tại New York,...