Mổ xẻ sai lầm chống dịch COVID-19 ở Ý
Khi Ý chuẩn bị nới lỏng lệnh phong tỏa được áp dụng sớm nhất ở phương Tây, một điều rõ ràng là đã có sai lầm rất lớn xảy ra ở Lombardy, vùng có dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất nước.
Các bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân COVID-19 ở Milan ngày 16/4 ảnh: AP
Ý không may trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên bị COVID-19 tấn công, và con số tử vong 26.000 người của nước này chỉ thua Mỹ. Trường hợp mắc COVID-19 nội địa đầu tiên của Ý được ghi nhận vào ngày 21/2, thời điểm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn khẳng định virus này “có thể khống chế được” và không dễ lây lan như cúm.
Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy nhiều sai lầm đã khiến 10 triệu dân vùng Lombardy phơi nhiễm virus corona theo những cách không giống nơi nào, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương trong các viện dưỡng lão.
Các nhà nghiên cứu virus và dịch tễ nói rằng những vấn đề xảy ra trong đại dịch này sẽ được nghiên cứu trong nhiều năm, với thực tế là dịch bệnh đã gây quá tải một hệ thống y tế từ lâu được đánh giá là tốt nhất của châu Âu.
Các công tố viên sẽ quyết định có buộc tội hình sự với cá nhân nào trước tình trạng hàng trăm người chết trong các viện dưỡng lão, trong đó nhiều người không được tính vào số lượng thống kê chính thức của vùng Lombardy, dù khu vực này có tới 13.269 người chết, chiếm một nửa con số của cả nước.
Video đang HOT
Ngược lại, những bác sĩ và y tá ở Lombardy được ca ngợi như những người anh hùng đã liều mạng sống để làm việc trong tình trạng vô cùng căng thẳng, quá tải, cách ly và sợ hãi. Một quan chức WHO nói đúng là “phép màu” khi họ cứu được nhiều người như vậy.
Một số bác sĩ, quan chức và nhà nghiên cứu nêu ra một số vấn đề xảy ra với Lombardy.
Bị động
Ý là nước châu Âu đầu tiên dừng các chuyến bay với Trung Quốc từ ngày 31/1 và lắp các máy kiểm tra thân nhiệt ở sân bay để kiểm tra hành khách. Nhưng thời điểm đó đã quá muộn. Các chuyên gia dịch tễ nói rằng virus đã lây lan rộng khắp ở Lombardy từ đầu tháng 1, nếu không nói là sớm hơn.
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân viêm phổi vào tháng 1 và tháng 2 đã không nhận ra họ bị nhiễm virus corona vì triệu chứng giống nhau và virus được tin là vẫn chỉ ở Trung Quốc. Một số bệnh nhân nhanh chóng mất khả năng tự thở.
“Sau một giai đoạn ổn định, sức khỏe họ xấu đi rất nhanh. Đây là thông tin lâm sàng mà chúng tôi không có. Không có gì giống trong sách y khoa”, TS Maurizio Marvisi, bác sĩ chuyên khoa phổi tại một bệnh viện tư ở Cremona thuộc Lombardy, cho biết.
Vì các khoa chăm sóc tích cực của Lombardy đều đã đầy bệnh nhân chỉ trong ít ngày, các bác sĩ chăm sóc y tế ban đầu đã để bệnh nhân ở nhà. Cách làm này khiến nhiều người chết ở nhà hoặc không lâu sau khi vào viện. “Dựa vào phương pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà có thể là nhân tố quyết định lý do vì sao chúng tôi có tỷ lệ tử vong cao như vậy”, ông Marivi nói với AP.
Không có hướng dẫn, các bác sĩ không biết khi nào nên cho bệnh nhân vào viện hoặc chuyển họ cho bác sĩ chuyên ngành. Hiệp hội bác sĩ Lombardy ngày 7/4 gửi thư lên chính quyền vùng để liệt kê một số “sai lầm” trong xử lý khủng hoảng, trong đó yếu tố chủ chốt là không xét nghiệm đủ cho nhân viên y tế, thiếu đồ bảo hộ y tế và thiếu số liệu về tình trạng lây nhiễm. Chính quyền vùng thừa nhận Ý phụ thuộc vào hàng nhập khẩu và đồ y tế viện trợ.
Những tuần bị bỏ lỡ
Hai ngày sau khi ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên ở tỉnh Lodi, một ca dương tính khác được phát hiện ở tỉnh Bergamo gần đó. Phòng cấp cứu của bệnh viện Alzano ER ở Lodi phải đóng cửa, nhưng được mở lại vài giờ sau khi được dọn dẹp, và nơi này trở thành nguồn lây bệnh chính. Các tài liệu nội bộ được báo chí Ý trích dẫn nói rằng một số ca viêm phổi ở bệnh viện Alzano từ ngày 12/2 có thể là COVID-19. Thời điểm đó, Bộ Y tế Ý hướng dẫn chỉ xét nghiệm cho những người từng đến Trung Quốc hoặc tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm virus.
Ngày 2/3, Viện Y tế cao cấp khuyến cáo đóng cửa 2 bệnh viện Alzano và Nembro. Nhưng các lãnh đạo chính trị chưa bao giờ triển khai các khuyến cáo cách ly, dẫn đến việc virus lây lan trong tuần thứ 2 cho đến khi cả vùng Lombardy bị phong tỏa vào ngày 7/3.
BÌNH GIANG
"Covid-19 là bước ngoặt để mối quan hệ Hàn Việt thêm đà phát triển"
Vừa qua, báo VietNamNet nhận được chia sẻ từ đại diện Hiệp hội người Hàn ở Việt Nam về quan điểm chống dịch Covid-19.
Ông Yoon Sang Ho, Chủ tịch Liên hiệp hội người Hàn tại Hà Nội cho biết: "Hàn Quốc và Việt Nam đã và đang hiện hữu như quốc gia anh em ruột thịt. Trước đại dịch Covid-19, tuy rằng phương thức đối ứng của hai bên có thể khác nhau, nhưng quan trọng hơn hết chúng ta cần có tấm lòng cởi mở để nhìn nhận lẫn nhau".
Theo ông, dịch Covid 19 đóng vai trò then chốt trong mối quan hệ giữa hai nước Hàn Việt. Sau dịch Covid 19 sẽ xuất hiện bước tiến hóa, bước ngoặt chuyển mình sâu sắc trong mối quan hệ hai nước. Ý thức được tầm quan trọng đó, Hiệp hội đã và đang dồn mọi tâm sức vào các hoạt động.
Hàn Quốc là quốc gia thành công trong việc khống chế dịch Covid-19
"Có thể nảy sinh sự không đồng tình trước những biện pháp kiểm soát phòng dịch mạnh mẽ, dứt khoát của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta đang sống tại Việt Nam, chính Chính phủ Việt Nam, hơn bất cứ ai hết, là cơ quan nước sở tại tiên phong bảo vệ chúng ta trước đại dịch. Ưu tiên hàng đầu của chúng ta đó là phải tin tưởng, ủng hộ tích cực những chính sách của Chính phủ Việt Nam", ông khẳng định.
Bản thân ông mong người dân Hàn Quốc có cái nhìn ấm áp về Việt Nam. "Tôi nhận thấy cùng vượt qua đại dịch, chúng ta có cơ hội hiểu rõ về nhau hơn. Chúng ta có thể công nhận sự khác biệt và đánh giá lẫn nhau một cách khách quan hơn".
Dưới vai trò là đại diện thay mặt cho 200.000 người Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Yoon Sang Ho vô cùng cám ơn sự thân thiện, tấm lòng hữu hảo mà người Việt Nam luôn đem đến trao tặng cho người Hàn Quốc. "Với tư cách là Chủ tịch Liên hiệp hội người Hàn tại Việt Nam, tôi sẽ dành hết tâm sức góp phần trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19, để tình hình dịch có thể trôi qua ổn thỏa, cũng như nỗ lực vun đắp mối tri kỉ trân quý, thiêng liêng giữa hai dân tộc", ông chia sẻ.
Ban Bạn đọc
Nữ sinh y khoa tốt nghiệp sớm để chống dịch Ngày 31/1, Fatoumata Bogoy Bah, 26 tuổi, dự lễ tốt nghiệp trực tuyến của Đại học Y Massachusetts trên Zoom, sau đó tham gia chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19. Fatoumata sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, mẹ làm việc tại một viện dưỡng lão trong khi chị gái làm ở khoa cấp cứu. "Tôi không chịu được...