“Mổ xẻ” nguyên nhân gây ngập ở TP.Đồng Hới
Người dân búc xúc vì nhiều tuyến đường ở Đồng Hới bị ngập nặng
Việc nhiều tuyến đường ở TP.Đồng Hới (Quảng Bình) bị xới tung lên để thi công hệ thống thoát nước trong thời gian qua khiến người dân bức xúc vì xót của, mất an toàn, ô nhiễm, nhất là bị ngập nặng hơn.
Vấn đề này được các đại biểu chất vấn gay gắt trong ngày làm việc thứ tư (7.12), kỳ họp thứ 6 – HĐND tỉnh khóa XVI.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Lê Hùng Phi chất vấn: “Dự án rất tốn kém, 50 năm sau con cháu chúng ta phải trả. Nhưng mưa xong thì đường như bị lũ, đường tốt, đường phẳng lỳ nhưng vì dự án nên phải xẻ, liệu sau khi dự án này xong có đảm bảo với dân là thoát nước được không?”
Trả lời tại hội trường, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Văn Quyết nói: “Đây là dự án lớn, đồng bộ nhất từ trước đến nay được đầu tư, vì chưa làm xong, chưa đồng bộ nên có ngập úng chỗ này chỗ kia, khi làm xong sẽ thoát nước hoàn toàn cho TP. Mặc dù cử tri có bức xúc về việc ngập úng, ô nhiễm môi trường, nguy hiểm nhưng tình trạng hạ tầng TP như bị bệnh nặng, phải mổ xe, phẫu thuật toàn bộ”.
Kết luận, ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải đôn đốc công ty thi công đẩy nhanh tiến độ, hoàn trả mặt bằng, có biện pháp đảm bảo an toàn.
Theo TNO
Dân đòi sự sòng phẳng
Xe máy, ôtô sẽ đóng phí đường bộ từ 1.1.2013, đây là loại phí dùng để bảo trì, bảo dưỡng đường bộ. Sử dụng phương tiện tham gia giao thông thì phải đóng phí đường bộ.
Lý lẽ này không có gì sai, dân không phản đối những chủ trương phù hợp mà chỉ đòi sự công bằng, sòng phẳng khi thực hiện.
Sòng phẳng là gì, Nhà nước thu phí của người dân để bảo trì đường bộ, dân là đối tác đóng tiền để mua dịch vụ. Dân đóng tiền thực hiện nghĩa vụ của mình thì phía thu tiền phải thực hiện trách nhiệm cung cấp sản phẩm đạt chất lượng.
Đừng quên rằng, để xây dựng hệ thống đường bộ, Nhà nước cũng đã sử dụng nguồn ngân sách, trong đó có tiền thu từ các loại thuế từ dân.
Quy định đóng phí mới này là để bảo trì, có nghĩa là dân phải đóng thêm một khoản nữa cho đường bộ, số tiền thu được từ phí bảo trì đường bộ mỗi năm không phải nhỏ.
Vậy thì, dân đòi hỏi đối tác nhà nước phải xây cầu đường đạt chất lượng, bảo trì các công trình đảm bảo an toàn, sạch và đẹp. Nếu như đường bị "ổ voi", "ổ trâu", bị hố "tử thần", bụi bặm ô nhiễm, mất an toàn, xem như Nhà nước đã không sòng phẳng với dân. Trong quan hệ này, dân hoàn toàn bị động, bởi vì phải đóng tiền nhưng không biết nhận lại được sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng hay không, công bằng hay thua thiệt và ai đảm bảo cam kết cho sự công bằng đó?
Nếu như Nhà nước làm đường chất lượng cao, bảo trì tốt, đường sá phẳng phiu, thì người dân đi lại thuận tiện, tiết kiệm nhiên liệu, ít hao mòn phương tiện và đặc biệt là hạn chế tai nạn thì tính ra, những hao phí đó trong một năm còn cao hơn số tiền phải đóng 50.000 - 150.000 đồng cho một chiếc xe máy, hay từ 130.000 - 1.040.000 đồng/tháng đối với ôtô. Vậy thì dân được lợi quá đi chứ! Nhưng điều quan trọng là Nhà nước có làm được việc đó không, hay phí cứ thu mà chất lượng đường vẫn như cũ?
Mỗi lần thực hiện quy định thu phí, thường các nhà quản lý hay đưa thông tin tương tự ở các nước để so sánh; nhưng các vị quên so sánh những yếu tố có tính quyết định, đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ với của ta. Người dân các nước văn minh đóng thuế và phí cao, nhưng họ hoàn toàn hài lòng vì họ được thụ hưởng xứng đáng từ các công trình và dịch vụ công. Họ lái xe trên một con đường thênh thang, đẹp đẽ và an toàn. Họ hít thở bầu không khí ít bụi bặm, đi trong công viên cây lá xanh tươi và ăn uống không sợ bị ngộ độc thực phẩm.
Còn một vấn đề khác nữa, dân không phản đối đóng phí nếu hợp lý, nhưng chưa có niềm tin khi bỏ tiền ra. Thông tin về những dự án, công trình thất thoát, lãng phí, tham nhũng người dân nắm rất rõ. Cho nên, bên cạnh việc thu phí, cùng với nâng cao chất lượng cầu đường, phải ngăn chặn được tình trạng lãng phí và tham nhũng. Có như vậy dân mới tin và sẵn lòng nộp phí.
Theo laodong
"Không dám tin đây là một cây cầu!" Đã hơn 2 năm nay, cầu chính bị nước lũ cuốn trôi, thay vào đó là cầu tạm được làm bằng tre nứa. Nguy cơ mất an toàn là rất lớn, hiểm nguy rình rập từng ngày, nhất là khi mùa mưa bão đến. Đó là thực trạng đã và đang diễn ra hàng ngày trên chiếc cầu Cốc Mẳm, xã Thọ Hợp,...