Mổ xẻ khẩu pháo bự nhất trong Chiến tranh Việt Nam
Pháo tự hành M110 203mm được xem là khẩu pháo cỡ nòng lớn nhất được Quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Lâu nay, có lẽ nhiều người cho rằng pháo tự hành M107 175mm là khẩu pháo “khủng” nhất mà Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thì M110 203mm mới là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất được Mỹ triển khai ở Việt Nam. Đó cũng là khẩu pháo lớn nhất trong các loại pháo sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Không có tài liệu nêu chính xác việc Quân đội Mỹ triển khai bao nhiêu pháo tự hành M110 203mm tới Việt Nam cũng như thời gian cụ thể. Mặc dù vậy, các tài liệu ít ỏi cho biết rằng, M110 đã được sử dụng khi Quân đội Mỹ chính thức trực tiếp tham chiến miền Nam Việt Nam, năm 1965.
Pháo tự hành M110 thường được triển khai triển khai trong các tiểu đoàn pháo binh hỗ trợ nói chung và các cấp bậc khác của quân đội nói riêng. Nhiệm vụ của M-110 bao gồm hỗ trợ, định vị bắn phá pháo binh địch và ngăn chặn hệ thống phòng không của đối phương.
Video đang HOT
Nó có trọng lượng tổng thể 28,3 tấn, dài 10,8m, rộng 3,1m, cao 3,1m. Khung gầm cơ sở M110 tương đồng với M107 175mm với giáp dày 13mm đủ chống đạn súng cá nhân, mảnh đạn pháo, mảnh mìn, trang bị động cơ diesel 405 mã lực cho tốc độ hành quân 54km/h trên đường bằng phẳng.
Việc vận hành khẩu pháo đại bự như vậy cần tới cần tới kíp pháo thủ lên tới 13 người, trong đó sẽ có 5 người ngồi trên xe pháo tự hành, 8 người còn lại ngồi trên xe bọc thép chở quân hộ tống.
Cũng vì kích cỡ khẩu pháo quá lớn, trong khi khung bệ tự hành nhỏ bé khiến cho nó chỉ mang tối đa được 2 viên đạn cỡ 203mm. Số đạn dự trữ nằm trên xe bọc thép chở quân hộ tống cùng kíp pháo thủ còn lại.
Pháo tự hành M110 được trang bị khẩu pháo rãnh xoắn M2A2 203mm/L25 có hệ thống hỗ trợ nạp đạn nhưng được đánh giá là kém hiệu quả, nhiều khi làm làm chậm nhịp bắn. Hệ thống nạp đạn cũng đòn hỏi kíp pháo thủ phải rất khỏe mới có thể vận hành tốt.
Theo nhà sản xuất, M110 203mm có thể đạt tốc độ bắn cao nhất là 3 phát/2 phút, còn khi bình thường là một phát/2 phút. Đó là tốc độ bắn rất chậm, chậm hơn cả pháo hạng nặng “bự nhất” QĐND Việt Nam thời đó là M46 130mm.
Trong khi đó, tầm bắn của lựu pháo tự hành M110 203mm với đạn thông thường chỉ là 16,8-25km và chỉ đạt 30km với đạn có trợ lực. Rõ ràng, nếu đấu pháo với M46 130mm của Việt Nam thì M110 203mm tuy cỡ đạn lớn hơn nhưng lại không ưu thế hơn về tốc độ bắn, tầm bắn (M46 đạt 28km với đạn thường, 38km với đạn tăng tầm).
Trên chiến trường, pháo tự hành M110 có thể chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu và khai hỏa phát đầu tiên chỉ trong vòng một phút.
Theo_Kiến Thức
Mỹ đang sa vào một cuộc "chiến tranh Việt Nam" ở Ukraine?
Tờ Sputnik dẫn lời giáo sư Stephen F. Cohen cảnh báo, Mỹ đang sa vào một cuộc chiến tranh như kiểu "chiến tranh Việt Nam" ở Ukraine. Ông cũng cho rằng Washington và Kiev có khả năng đang lên kế hoạch buộc Donbass ly khai khỏi Ukraine.
Giáo sư Stephen F. Cohen, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Đại học Princeton và Đại học New York cảnh báo, phe "diều hâu" Mỹ thậm chí còn đi xa đến mức đề nghị gửi lực lượng bộ binh đến Ukraine, vùng Baltic và Ba Lan. Điều này dẫn đến nguy cơ Mỹ tự đưa mình vào một cuộc chiến tranh tương tự như từng xảy ra ở Việt Nam.
Giáo sư Cohen nhấn mạnh: "Một trong những điều khiến tôi lưu tâm đó là việc chúng ta đã bắt đầu chiến tranh Việt Nam ra sao". Đồng thời, ông cũng vẽ ra một bức tranh tương tự về lịch sử giữa các hoạt động hiện tại của Mỹ ở Ukraine với khi bắt đầu chiến tranh Việt Nam.
Binh lính Mỹ (trái) huấn luyện cho quân đội Ukraine trong cuộc tập trận tại căn cứ quân sự ở khu vực Lviv, miền tây Ukraine. (Ảnh: AP)
"Chúng ta khởi đầu với một số người được huấn luyện, một số tình báo và một số người có thể hỗ trợ ở miền Nam Việt Nam. Sau đó, chúng ta tìm được những người ủy nhiệm ở miền Nam, và đưa họ lên nắm quyền. Những chuyện tiếp theo, như mọi người biết đấy, 600 ngàn binh lính Mỹ chiến đấu và thiệt mạng ở Việt Nam trong một cuộc chiến tranh mà chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội giành chiến thắng".
Hiện giờ, Lầu Năm Góc đang gửi thêm quân đội Mỹ để tiến hành huấn luyện cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine và các lực lượng vũ trang khác, khiến cuộc xung đột trong khu vực ngày càng leo thang, đồng thời làm cho tình trạng căng thẳng với Nga thêm sâu sắc. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ quân sự đáng kể từ phía Washington, Kiev sẽ không thể kiểm soát được Donbass.
Lốp xe bị đốt cháy trong cuộc biểu tình ở trung tâm Kiev do nhóm cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tổ chức. (Ảnh: Reuters)
Giáo sư Cohen cũng lưu ý đến việc đang có một ý tưởng mới hình thành ở cả Kiev và Washington. Ý tưởng này chỉ mới nổi lên khoảng 3-4 tháng gần đây và đang được thảo luận "kín". "Họ cho rằng sẽ tốt hơn cho Ukraine nếu phe bảo thủ Mỹ và Kiev, vốn mong muốn Ukraine liên minh với NATO, để khu vực Donbass tự trị. Khu vực này nói tiếng Nga, thuộc sắc tộc Nga, gắn bó chặt chẽ về mặt sinh học với người Nga và nền kinh tế luôn luôn phụ thuộc vào Nga". Theo giáo sư Cohen, Mỹ và Ukraine thừa nhận rằng họ không thể chiến thắng được trái tim và tâm trí của người dân ở Donetsk và Lugansk, và trong cùng một thời điểm không thể đánh bại hai khu vực này bằng quân sự. Vì lẽ đó Mỹ và Kiev đành tuyên bố để cho quân miền Đông "tách ra". Đến nay, một số nhà hoạch định của Mỹ và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine đang bàn xét đến trường hợp "hai nước Ukraine". Đồng thời, Washington cũng tiếp tục tăng cường khiêu khích Nga bằng việc tăng cường sự hiện diện của mình ở thành phố Odessa vốn có lịch sử của Nga. Bằng cách bổ nhiệm cựu Tổng thống Gruzia ông Mikheil Saakashvili làm Thống đốc Odessa, Mỹ và chính phủ Ukraine đã thể hiện một tín hiệu rõ ràng đối với Nga. Giáo sư Stephen F. Cohen cảnh báo, Mỹ càng gửi nhiều lực lượng huấn luyện quân sự đến Ukraine, thì nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu nguy hiểm với Nga càng cao. "Nếu xu hướng này còn tiếp tục và sự liên quan của Mỹ ngày càng tăng, một chuyện gì đó tồi tệ sẽ thực sự diễn ra."
An Miên
Theo_PLO
Tường tận xe tăng hạng nặng của Mỹ trong CTTG 2 Trong chiến tranh thế giới thứ 2, người Mỹ cũng cố gắng phát triển xe tăng hạng nặng nhưng hầu như chúng không đạt được tiếng tăm như KV-1 hay Tiger. Nhắc tới xe tăng hạng nặng trong Chiến tranh Thế giới thứ, người ta có lẽ ngay lập tức nghĩ tới các thiết kế huyền thoại KV-1, IS-2 của Liên Xô hay...