‘Mổ xẻ’ học thuyết chiến tranh của Mỹ chống Nga và Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Mỹ là xây dựng được các lực lượng vũ trang quốc gia chất lượng cao, được huấn luyện tốt và trang bị hiện đại của từng nước đồng minh.

Trong thời gian gần đây, Mỹ đã tập trung nhiều nỗ lực không chỉ để thiết kế- chế tạo các loại vũ khí siêu hiện đại mới, mà còn làm mọi công tác chuẩn bị cho Các lực lượng vũ trang (CLLVT) của Mỹ tiến hành chiến tranh cùng lúc trong mọi không gian có thể: trên không, trên- dưới biển, trên đất liền đến trong không gian vũ trụ và trên không gian mạng Internet.

Học thuyết đối đầu đa miền

Trong Học thuyết Quân sự công bố gần đây của Mỹ mới xuất hiện khải niệm (thuật ngữ) “đối đầu đa miền”. Nhà nghiên cứu chiến lược hiện đại người Mỹ, Tướng Stephen Townsend, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Châu Phi của CLLVT Mỹ từ tháng 7/2019 đã khẳng định rằng bản chất (nội hàm) của khái niệm này được thể hiện rất rõ ngay ở tiêu đề: thay đổi phương pháp chiến tranh ngày hôm nay để ngày mai có thể chiếm ưu thế trước đối phương tiềm năng.

Mổ xẻ học thuyết chiến tranh của Mỹ chống Nga và Trung Quốc - Hình 1

Chiến tranh của Mỹ chống Nga và Trung Quốc.

Trận đánh đa miền (Multidomain battle -MDB) theo cách hiểu của các tướng lĩnh Mỹ- đó là tiến hành chiến tranh (các hoạt động tác chiến) cùng lúc trong nhiều miền (không gian) khác nhau – trên bộ, trên biển, trên không, trên vũ trụ, trên không gian mạng. Để hiện thực hóa yêu cầu này, cần phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:

Chọc thủng được các hệ thống phòng thủ của đối phương, phối hợp hành động liên tục giữa các miền trong khi vẫn duy trì khả năng tự do hành động hoàn toàn (của mỗi miền), có thể thay đổi một cách linh hoạt các khả năng quân sự (lực lượng- phương tiện) để đápứng yêu cầu liên tục cơ động.

Trong một báo cáo chuyên đề của mình, Tướng Townsend đã so sánh chiến tranh đa miền với các nguyên tắc làm việc của IPhone. IPhone đã làm thay đổi, trước hết, chính các hành vi của con người. Và Quân đội Mỹ cũng đang hy vọng vào một hiệu quả tương tự từ việc hiện thực hóa Học thuyết Chiến tranh đa miền.

Tướng Townsend đặc biệt nhấn mạnh rằng tất cả các miền (lĩnh vực) và những hành động trong các miền đó không phải là cái gì quá mới đối với CLLVT Mỹ, nhưng từ nay, trong khuôn khổ Học thuyết này, CLLVT Mỹ sẽ thay đổi chính bản thân cấu trúc phối hợp hành động giữa các miền (lĩnh vực) đó.

Các trận đánh ở nhiều miền đã từng diễn ra trước đây, nhưng bây giờ vấn đề là ở chỗ làm thế nào để biến toàn bộ tập hợp các chiến dịch của CLLVT Mỹ trên bộ, trên biển, trên không và trên vũ trụ, trong không gian Internet thành một chiến dịch đa miền thống nhất.

Năm 2018, Quốc hội Mỹ đã thông qua một bản báo cáo về chiến lược hiện đại hóa CLLVT nước này.

Trong báo cáo này có xác định rõ sáu (6) ưu tiên chủ yếu trong phát triển CLLVT Mỹ như sau- (1) thiết kế- chế tạo và đưa vào sử dụng (trang bị kỹ thuật quân sự) vũ khí chính xác cao, (2) thiết kế -chế tạo xe chiến đấu thế hệ mới, (3) thay thế các máy bay chiến đấu hiện có bằng các máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng, (4) hiện đại hóa các hệ thống thông tin liên lạc, (5) phát triển hệ thống phòng không và phòng thủ (chống) tên lửa, và (6) tăng cường khả năng sát thương (uy lực hỏa lực- nôm na trang bị vũ khí có khả năng sát thương cao hơn-ND) cho binh sỹ Mỹ.

Học thuyết chiến tranh đa miền là sự tiếp nối hợp logic của “Chiến lược Sáu ưu tiên” này. Ý tưởng chuyển CLLVT và lực lượng dự bị Mỹ thành Lực lượng đa miền được giới lãnh đạo chính trị- quân sự Mỹ coi là bước đi quan trọng nhất để đảm bảo chắc chắn vị thế thống trị quân sự và chính trị trên toàn cầu của Mỹ bằng sức mạnh quân sự.

Nếu như nói về các khả năng kỹ thuật của một cuộc chiến đa miền, thì có thể dẫn một ví dụ từ phát biểu của Giám đốc của Viện Các nghiên cứu hàng không- vũ trụ mang tên Mitchell, nguyên Trung tướng nghỉ hưu David Deptula.

Vị chuyên gia quân sự này nói rằng máy bay tiêm kích F-35, trong trường hợp phát hiện đối phương phóng tên lửa về phía tàu tuần dương mang tên lửa của Mỹ, sẽ phải đánh chặn tên lửa này (của đối phương) bằng cách phóng tên lửa đánh chặn từ chính tàu tuần dương Mỹ. Hiện giờ, theo tướng Deptula, Quân đội Mỹ chưa thể đạt tới một trình độ phối hợp hành động cao như vậy, nhưng chính đây là điều cần phải hướng tới.

Mổ xẻ học thuyết chiến tranh của Mỹ chống Nga và Trung Quốc - Hình 2

Video đang HOT

Có nghĩa là một cuộc chiến tranh đa miền (đa lĩnh vực) theo cách hiểu của các chiến lược gia hiện đại Mỹ- đó không chỉ là sự điều phối cơ học các hành động của Lục quân, Không quân, Hải quân và các lực lượng vũ trang khác, mà còn tạo việc tạo ra các điều kiện để, trong trường hợp cần thiết, Lục quân có thể sử dụng các khả năng (lực lượng- phương tiện) ,của Hải quân, Không quân, còn Không quân- các khả năng của Lục quân và v.v. .

Tướng Townsend còn nói thêm rằng một viên gạch có tầm quan trọng bậc nhất nữa xây nền móng cho sự thống trị chính trị- quân sự của Mỹ- đó là (Mỹ) phối hợp hành động chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), với các quốc gia thân thiện khác, và có một đường lối chung nhất quán của chính phủ (Mỹ).

Bởi vì, xét cho cùng, Quân đội Mỹ có thể giành chiến thắng trong một trận chiến, nhưng một chiến thắng chung cuộc chỉ có thể đạt được, trước hết, nhờ vào một đường lối chính trị thống nhất (của chính phủ Mỹ).

Các công cụ chính trị và thông tin trong thế giới hiện đại cũng là những vũ khí rất hiệu quả- hiệu quả không kém các loại vũ khí sát thương hiện đại nhất do các tổ hợp công nghiệp quốc phòng chế tạo.

Chính vì thế nên khía cạnh chính trị đóng một trong những vai trò chủ chốt trong tiến trình hiện thực hóa Học thuyết Chiến tranh đa miền. Không gian thông tin- đó cũng là một miền (lĩnh vực), và trong miền này, cũng rất cần phải đối đầu với đối phương và vấn đề không chỉ ở các cuộc tấn công xâm nhập mạng hoặc đánh sập các cơ sở dữ liệu, mà còn cả về nhiệm vụ đảm bảo thông tin cho vị thế thống trị của Ý thức hệ Mỹ.

Người Mỹ công khai hóa đối thủ và đồng minh

Vào giai đoạn hiện tại, khác với như những năm 1990 của thế kỷ XX, Washington không còn “giấu tên” các đối thủ tiềm năng nữa. Mỹ công khai tuyên bố rằng các đối thủ chủ yếu của nướcMỹ hiện nay, trước hết- đó là “các nước xét lại” – là Trung Quốc và Nga, – tức những quốc gia muốn “xét lại” trật tự thế giới, xem xét lại và tranh cãi quyền bá chủ của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.

Thứ hai, đó là những “quốc gia- Trục ma quỷ” như Iran và Bắc Triều Tiên,- tức những quốc gia không chịu “hòa nhập” vào một trật tự thế giới chung và phủ nhận hoàn toàn trật tự thế giới đó, tự mình xây dựng xã hội của mình theo những nguyên tắc hệ tư tưởng hoàn toàn khác, dù đó là Dòng Hồi giáo Shiite hay hệ tư tưởng Marxist cải biên.

Mổ xẻ học thuyết chiến tranh của Mỹ chống Nga và Trung Quốc - Hình 3

Những quốc gia này, như tình hình hiện nay cho thấy, có thể tận dụng sự hỗ trợ từ Nga và Trung Quốc, – những quốc gia rất quan tâm đến việc “đánh sập” các trụ cột đỡ vai trò thống trị toàn cầu của Mỹ.

Cho đến thời gian gần đây, giới lãnh đạo Mỹ vẫn tin tưởng vào ưu thế quân sự tuyệt đối của Mỹ thậm chí cả trước cả Nga và Trung Quốc, tuy nhiên, sau đó mức độ tự tin này đã phần nào bị lung lay bởi Bắc Kinh và Matxcova đã có những thiết kế (mẫu vũ khí) mới nhất, cũng như bời Nga tiến hành chiến dịch quân sự thành công tại Syria.

Chính vì thế, ngay bản thân sự xuất hiện của Học thuyết thống trị đa miền cũng là một biện pháp đáp trả Nga và Trung Quốc khi các nước này tăng cường sức mạnh quân sự của mình.

Các hoạt động tác chiến trong tương lai sẽ diễn ra trên nhiều không gian địa lý khác nhau – từ các sa mạc ở Trung Á đến mạng Internet, từ vũ trụ đến các vùng biển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, từ vùng băng Bắc Cực đến không phận Đông Âu.

Trước mặt Bộ Tư lệnh Mỹ là một nhiệm vụ không hề đơn giản- tổ chức các hoạt động phối hợp đồng bộ của tất cả các bộ phận trong bộ máy quân sự của mình – và đấy không chỉ là Lục quân và Lính thủy đánh bộ, Vệ binh quốc gia và Không quân, Hải quân và Bộ đội vũ trụ, mà còn cả các ngành công nghiệp quốc phòng, và những xí nghiệp, trong đó có cả các xí nghiệp tư nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật robot.

Robot, các thiết bị bay không người lái, các phương tiện vận tải ngầm không người lái và các hệ thống chiến đấu được coi là những công cụ có triển vọng nhất để khẳng định ưu thế quân sự của Mỹ. Nhưng cùng với đó, Mỹ sẽ nỗ lực hết sức để lôi kéo các nước đồng minh tham gia hiện thực hóa các kế hoạch quân sự của mình.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh vũ khí triển vọng Mỹ, Tướng John Murray mới khẳng đinh rằng Quân đội Mỹ đã thích nghi với các nguyên tắc tiến hành các hoạt động tác chiến đang thay đổi. Nhưng nhiệm vụ chính yếu hiện nay- giảm thiểu thời gian xử lý tín hiệu để các máy bay tiêm kích có thể phản ứng ngay lập tức khi có các tín hiệu từ các tàu ngầm, còn tàu tuần dương mang tên lửa – khi có các tín hiệu từ các đơn vị bộ binh.

NATO và chiến tranh đa miền

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất (đối với Mỹ – NATO) là xây dựng được CLLVT quốc gia chất lượng cao, được huấn luyện tốt và trang bị hiện đại của từng nước đồng minh của Mỹ.

CLLVT Anh, Đức, Ba Lan, Hy Lạp, Đan Mạch, Bỉ, Estonia và CLLVT khác cần phải là những trợ thủ đáng tin cậy và, quan trọng nhất, phải là các trợ thủ có khả năng chiến đấu cao của Quân đội Mỹ,- những LLVT này có thể “bịt kín” các hướng có vấn đề, đặc biệt là trong các chiến dịch quân sự trên bộ.

Ví dụ, trên hướng Đông- Bắc, NATO hiện vẫn duy trì các cụm quân chiến thuật đa quốc gia cấp tiểu đoàn tại Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia. Trên hướng Đông-Nam – tại Rumani – đã triển khai bộ khung quân đoàn (quân đoàn khung trong thời bình), ở Ý – một ban tham mưu sư đoàn, ở Đan Mạch, Estonia và Latvia – một ban tham mưu sư đoàn đa quốc gia và v.v.

Một vấn đề khác biệt nữa- thiết lập quan hệ phối hợp hành động chặt chẽ với các đồng minh ở trên biển và trên không. Trong đó, năm 2018, lần đầu tiên trong suốt bảy thập kỷ tồn tại của liên minh,NATO đã chính thức thông qua “Chiến lược Sức mạnh Không quân chung” (The Joint Air Power strategy-JAP).

Mục tiêu chính của chiến lược- đạt được sức mạnh chế áp hoàn toàn đối phương trên không và không gian vũ trụ bằng cách phát triển lực lượng không quân của các quốc gia thành viên Liên minh, tăng tối đa khả năng tương thích và khả năng hoạt động của các lực lượng không quân Liên minh trong các chiến dịch đa miền.

Cũng đã có một chiến lược tương tự như vậy dành riêng cho các lực lượng hải quân Liên minh. Chiến lược Hải quân Liên minh đề ra các nhiệm vụ sau: kiềm chế đối phương tiềm năng, phòng thủ tập thể, đảm bảo an toàn trên biển trước những rủi ro khó lường đang ngày càng tăng như hiện nay.

Một nội dung được đặc biệt nhấn mạnh khi phối hợp hành động với các nước Đồng minh- đó là “phức hợp hóa” các cuộc chiến tranh hiện đại (xin được mở ngoặc một chút- thuật ngữ mới “chiến tranh phức hợp”- xin được tạm hiểu là là loại hình chiến tranh kết hợp nhiều thủ đoạn chiến tranh khác nhau như: chiến tranh truyền thống, phi truyền thống, cường độ thấp, hóa học, sinh học, hạt nhân, thông tin và trong không gian mạng…).

Trong thế giới hiện đại, đã gần như không còn ranh giới giữa các trạng thái cơ bản như ranh giới giữa hòa bình và chiến tranh, giữa xung đột và ngừng bắn. Phần lớn các cuộc xung đột đều trong trạng thái âm ỉ, và cuộc đối đầu hiện nay giữa Mỹ và các đối thủ của Mỹ hoàn toàn có chể gọi là một cuộc chiến tranh, mặc dù các nước (Mỹ và đối thủ) không ở trong tình trạng đối đầu vũ trang công khai.

Trong những điều kiện như vậy, Washington hối thúc các đồng minh trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương và các quốc gia thân thiện của mình đẩy mạnh sự phối hợp hành động trong những lĩnh vực khác nhau nhất, lấy ví dụ, như cả trong phân khúc an ninh mạng.

Nước Nga đánh giá chiến tranh đa miền như thế nào

Nga đã thừa nhận đã có những thay đổi trong chiến lược tiến hành chiến tranh trong tương lai gần. Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất CLLVT LB Nga- (kiêm) Chủ nhiệm Tổng cục Tác chiến BTTM, Thượng tướng Sergei Rudskoy luôn nhấn mạnh rằng trong thế giới hiện đại, các hoạt động tác chiến sẽ là đa hình thái, và chúng sẽ được tiến hành trên đất liền, trên không, trên vũ trụ và trên không gian mạng. Có nghĩa là, về bản chất, đó chính là chiến tranh đa miền, đúng theo cách định nghĩa trong Học thuyết của Mỹ.

Trong các điều kiện mới, Nga cần phải không chỉ hoàn thiện các công nghệ khác nhau, đưa vào trang bị các mẫu vũ khí mới nhất, nâng cao chất lượng chỉ huy các phân đội. Nhiệm vụ trọng yếu- thiết lập được một hệ thống phòng thủ đủ khả đối phó hiệu quả các hành động xâm lược có thể của kẻ thù tiềm năng.

Và, nếu tính tới thực tế rằng Mỹ sẽ không ra tay một cách đơn độc, mà sẽ huy động rất nhiều đồng minh cùng tham gia, Nga cũng nên cân nhắc về việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chung với những đối tác thực thụ. Belarus hoặc Kyrgyzstan- dĩ nhiên, là rất tốt, nhưng chưa đủ.

Sẽ có triển vọng hơn nhiều nếu mở rộng hợp tác quân sự với nước láng giềng Trung Quốc. Ví dụ, xây dựng một hệ thống phòng thủ chống tên lửa chung, tuy hiện vẫn còn quá sớm để nói về chuyện này,- nhưng nếu làm như thế sẽ tạo ra một cơn ác mộng đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ, vì nó mở ra nhiều khả năng mới cho việc sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại một cuộc xâm lược có thể có từ phía Mỹ.

Theo Lê Hùng- Nguyễn Hoàng/Báo Đất Việt

Kashmir Ấn Độ chính thức không còn là một tiểu bang

Từ sau ngày 31 tháng 10, Jammu và Kashmir sẽ không còn là một tiểu bang và tách thành lãnh thổ hành chính mới được cai trị trực tiếp từ New Delhi.

Từ sau ngày 31 tháng 10, bang Jammu & Kashmir sẽ không còn tồn tại và thay vào đó sẽ là Ladakh (ở phía Đông giáp Trung Quốc) không có cơ quan lập pháp và Jammu & Kashmir (ở phía Tây) có cơ quan lập pháp.

Kashmir Ấn Độ chính thức không còn là một tiểu bang - Hình 1

Một người lính đứng gác gần Raj Bhavan, nơi ở của thống đốc chính thức, trước lễ tuyên thệ nhậm chức của thống đốc đầu tiên của lãnh thổ liên minh Jammu và Kashmir, ở Srinagar

Khu vực Kashmir, với đa số Hồi giáo của Ấn Độ đã chính thức được tách ra hôm thứ Năm (31/10), gần ba tháng sau khi mất quyền tự trị trong một động thái gây ra bạo lực và gây căng thẳng với đối thủ truyền kiếp Pakistan.

Sự thay đổi hành chính nói trên diễn ra sau một động thái gây tranh cãi ngày 5/8, khi Chính phủ liên bang sửa đổi Điều 370 trong hiến pháp vốn đảm bảo các quyền đặc biệt cho bang Jammu và Kashmir, và sáp nhập vùng có đa số người Hồi giáo duy nhất ở Ấn Độ với phần còn lại của nước này.

Phát biểu bên cạnh bức tượng khổng lồ của người anh hùng độc lập Sardar Vallabhbhai Patel tại bang Gujarat, quê hương của ông, Thủ tướng Narendra Modi đã ca ngợi một "tương lai tươi sáng" cho khu vực Hy Mã Lạp đẫm máu. Thủ tướng Narendra Modi cho biết: "Từ hôm nay, Jammu & Kashmir và Ladakh sẽ hướng tới một tương lai mới".

Bằng việc chấm dứt quy chế bán tự trị của vùng này, chính phủ của ông Modi đã thực hiện một lời hứa của đảng Bharatiya Janata cầm quyền, sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 4. Tuy nhiên, nhiều người dân Kashmir không hài lòng với việc này, khiến chính phủ phải áp đặt nhiều hạn chế gần như lệnh giới nghiêm tại đây một thời gian.

Đầu tháng 8, Ấn Độ đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm và gửi thêm hàng chục nghìn binh sĩ - động thái bắt đầu việc Jammu và Kashmir không còn là một bang và tách thành lãnh thổ hành chính mới được cai trị trực tiếp từ New Delhi.

Chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Modi đã tước bỏ vị thế đặc biệt trong hiến pháp của Kashmir do Ấn Độ quản lý, giam giữ hàng ngàn người - bao gồm hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo chính trị địa phương - và cắt đứt viễn thông.

Quyết định cũng tuyên bố rằng từ sau ngày 31 tháng 10, bang Jammu & Kashmir sẽ không còn tồn tại và thay vào đó sẽ là Ladakh (ở phía Đông giáp Trung Quốc) không có cơ quan lập pháp và Jammu & Kashmir (ở phía Tây) có cơ quan lập pháp.

Đây được xem là quyết định chính trị có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với khu vực Kashmir tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan trong gần 7 thập kỷ qua.

Động thái này cũng loại bỏ quyền sở hữu đất đai độc quyền của Kashmiris, cho phép mọi người từ nơi khác mua tài sản. Người dân địa phương nghi ngờ rằng đây là một phần trong mục tiêu của Modi nhằm mang lại sự thay đổi nhân khẩu học trong khu vực.

Trong một phát biểu tại Hạ viện, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah khẳng định Điều 370 về quy chế đặc biệt của bang Jammu & Kashmir cản trở bang này hội nhập với Ấn Độ nên cần phải bãi bỏ. Theo ông, điều khoản này gây ra tình trạng thất nghiệp và thất học, cản trở lan tỏa giá trị dân chủ trong khi khuyến khích chủ nghĩa ly khai do Pakistan hậu thuẫn. Ông Amit Shah đảm bảo chính quyền hiện nay sẽ không lặp lại bất cứ sai lầm nào của những chính quyền trước.

Chính quyền địa phương ở Kahsmir, trong khi đó, đã triển khai hàng chục ngàn lực lượng chính phủ và đưa ra cảnh báo cao về các cuộc tấn công của phiến quân và các cuộc biểu tình chống Ấn Độ.

Cảnh sát và quân đội bán quân sự trong các thiết bị chống đạn tuần tra trên đường phố trong khu phố cổ đông dân cư của thành phố chính Srinagar và các thị trấn khác trên khắp thung lũng Kashmir đầy biến động.

Kashmir là "nơi duy nhất mà khủng bố đã giết chết khoảng 40.000 người trong ba thập kỷ qua. Rất nhiều bà mẹ mất con trai... Chúng ta liệu cứ nhìn những người vô tội chết trong bao lâu nữa?" Modi nói.

Kashmir đã bị chia cắt giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 1947 và đã gây ra hai cuộc chiến tranh và nhiều vụ tấn công giữa hai kẻ thù vũ trang hạt nhân, gần đây nhất là vào tháng 2 khi hai bên tiến hành các cuộc không kích ăn miếng trả miếng.

Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra tại ranh giới phân chia khu vực Kashmir giữa hai nước. Căng thẳng gia tăng gần đây khi hai bên cáo buộc lẫn nhau tấn công qua ranh giới này.

Trâm Anh (theo AFP)

Theo congly

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với NgaÔng Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
16:09:23 22/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông ZelenskyTỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
23:24:25 21/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sảnMỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
16:28:48 22/02/2025
NATO tính đưa 30.000 quân đến Ukraine, Nga cảnh báo đanh thépNATO tính đưa 30.000 quân đến Ukraine, Nga cảnh báo đanh thép
20:56:56 21/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025

Tin đang nóng

Cả mạng xã hội liên tục nhắc tên Phạm Thoại và mẹ bé Bắp: Chuyện gì đang xảy ra?Cả mạng xã hội liên tục nhắc tên Phạm Thoại và mẹ bé Bắp: Chuyện gì đang xảy ra?
10:21:01 23/02/2025
Công an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hộiCông an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hội
10:17:29 23/02/2025
Bắt nhanh đối tượng cầm dao xông vào cửa hàng FPT Shop cướp tài sảnBắt nhanh đối tượng cầm dao xông vào cửa hàng FPT Shop cướp tài sản
10:26:11 23/02/2025
Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buôngCông bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông
13:48:51 23/02/2025
Sao nam Vbiz sống chung nhà với vợ cũ dù ly hôn ầm ĩ, nay đã có bạn gái mới đẹp như Hoa hậu?Sao nam Vbiz sống chung nhà với vợ cũ dù ly hôn ầm ĩ, nay đã có bạn gái mới đẹp như Hoa hậu?
11:07:53 23/02/2025
Gia tăng chiêu lừa... đặt tiệcGia tăng chiêu lừa... đặt tiệc
10:55:11 23/02/2025
Thông tin mới nhất vụ cầm dao xông vào FPT Shop cướp tiềnThông tin mới nhất vụ cầm dao xông vào FPT Shop cướp tiền
11:40:28 23/02/2025
Tôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ nàyTôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ này
11:01:22 23/02/2025

Tin mới nhất

Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng

Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng

16:14:28 23/02/2025
Theo kết quả điều tra ban đầu, nghi phạm là Diogenes Archangel-Ortiz, 49 tuổi. Tên này từng đến ICU trong tuần qua liên quan đến việc điều trị cho một cá nhân khác. Lực lượng chức năng đang khẩn trương làm rõ động cơ gây án.
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt

Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt

15:30:02 23/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, gây sốc cho lãnh đạo các nước đồng minh lẫn giới lập pháp nước Mỹ.
Mỹ sẽ điều chỉnh lệnh cấm vận Nga tùy theo thỏa thuận Ukraine

Mỹ sẽ điều chỉnh lệnh cấm vận Nga tùy theo thỏa thuận Ukraine

15:25:42 23/02/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ rằng Washington có thể tăng cường hoặc nới lỏng lệnh cấm vận lên Nga tùy vào sự sẵn sàng của Moscow trên bàn đàm phán về chiến sự Ukraine.
Hàn Quốc đánh thuế 38% lên thép tấm Trung Quốc

Hàn Quốc đánh thuế 38% lên thép tấm Trung Quốc

15:16:04 23/02/2025
Bộ Công nghiệp Hàn Quốc ngày 20.2 thông báo nước này đã quyết định đánh thuế chống bán phá giá 38% lên thép tấm Trung Quốc sau một cuộc điều tra, theo Reuters.
Anh, Pháp muốn lập lực lượng bảo vệ Ukraine sẽ nhiều thách thức

Anh, Pháp muốn lập lực lượng bảo vệ Ukraine sẽ nhiều thách thức

15:13:49 23/02/2025
Anh và Pháp được cho là đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng trấn an của châu Âu để đảm bảo Nga sẽ không tấn công Ukraine một lần nữa nếu đạt được một lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa bình giữa Moscow và Kyiv.
Vatican thông báo Giáo hoàng Francis nguy kịch

Vatican thông báo Giáo hoàng Francis nguy kịch

14:57:50 23/02/2025
Giáo hoàng Francis được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vào ngày 14.2 sau khi bị khó thở nhiều ngày. Ngài được chẩn đoán bị viêm cả hai lá phổi.
ASEAN cân bằng quan hệ với BRICS trong bối cảnh thế giới biến động

ASEAN cân bằng quan hệ với BRICS trong bối cảnh thế giới biến động

14:15:20 23/02/2025
Trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị ngày càng gia tăng, các nước ASEAN có thể tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, khiến tầm nhìn của BRICS về phát triển công bằng và tiếp cận NDB trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn.
Tổng thống Mỹ tuyên bố sắp có thỏa thuận khoáng sản, Ukraine đưa đề xuất mới

Tổng thống Mỹ tuyên bố sắp có thỏa thuận khoáng sản, Ukraine đưa đề xuất mới

14:04:15 23/02/2025
Thỏa thuận liên quan đến khoáng sản này được coi là một phần trong nỗ lực chấm dứt xung đột Ukraine, đồng thời giúp Washington thu hồi khoản viện trợ khổng lồ đã cung cấp cho Kiev.
Châu Âu chuẩn bị cho một nước Đức 'mới'

Châu Âu chuẩn bị cho một nước Đức 'mới'

14:00:54 23/02/2025
Thế giới không ngừng quay vì mọi thứ đang diễn ra ở Mỹ, 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump, và thậm chí cả châu Âu. Châu Âu cần có một người để hợp tác ở Đức , một nhà ngoại giao châu Âu chia sẻ với Euractiv.
Chuyên gia New Zealand: Kỳ vọng tăng cường kết nối và hợp tác giữa hai quốc gia

Chuyên gia New Zealand: Kỳ vọng tăng cường kết nối và hợp tác giữa hai quốc gia

13:52:40 23/02/2025
Cũng theo bà Liz Bell, sự can dự ở cấp cao này thể hiện đây là mối quan hệ giữa hai đối tác đáng tin cậy, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tăng cơ hội thương mại và mở rộng cơ hội đầu tư.
Lộ diện trung tâm chiến lược mới của Nga ở châu Phi

Lộ diện trung tâm chiến lược mới của Nga ở châu Phi

13:50:59 23/02/2025
Các căn cứ của Nga tại Latakia và Tartus từng là trung tâm hậu cần quan trọng, đóng vai trò là điểm trung chuyển thiết bị và nhân sự tới các khu vực xung đột tại châu Phi, nơi Nga đang can dự.
Tiết lộ thời điểm diễn ra vòng đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine tiếp theo

Tiết lộ thời điểm diễn ra vòng đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine tiếp theo

13:42:06 23/02/2025
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov cho biết các công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho một cuộc gặp trực tiếp tiềm năng giữa Tổng thống nước này, ông Vladimir Putin và người đồng cấp phía Mỹ Donald Trump

Có thể bạn quan tâm

Lịch trình 11 ngày vi vu Nhật Bản chỉ với 25 triệu, khám phá 5 tỉnh thành

Lịch trình 11 ngày vi vu Nhật Bản chỉ với 25 triệu, khám phá 5 tỉnh thành

Du lịch

16:23:26 23/02/2025
Hãy cùng tham khảo lịch trình 11 ngày vi vu Nhật Bản chỉ với 25 triệu, một cơ hội tốt cho những ai có dự định khám phá mùa xuân nước Nhật trong một chuyến đi dài ngày.
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Hậu trường phim

16:08:46 23/02/2025
Bạch Kính Đình lập nên thành tích khủng khi anh chàng có 4 tác phẩm phá vạn nhiệt độ trên nền tảng lớn là Youku, Tencent Video và iQIYI trong 3 năm liên tiếp.
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau

Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau

Pháp luật

16:07:32 23/02/2025
Ngày 23/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với hai tài xế Trần Ngọc Thái và Trần Ngọc Quý về tội Gây rối trật tự công cộng .
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Nhạc việt

15:59:27 23/02/2025
Pha nhảy múa sexy đầy uốn lượn của Ali Hoàng Dương khi hát chay ca khúc Love Sand. Điều này khiến cho Trấn Thành nổi đóa , ném luôn đôi đũa đang cầm trên tay
Bố bỉm hoảng hồn vì thứ "lửng lơ" lúc nửa đêm, vợ con một phen kinh hãi, quay lại nhìn vợ giật mình lần 2

Bố bỉm hoảng hồn vì thứ "lửng lơ" lúc nửa đêm, vợ con một phen kinh hãi, quay lại nhìn vợ giật mình lần 2

Netizen

15:13:41 23/02/2025
Chẳng là quả bóng bay được mua về cho em bé chơi trong phòng, nó là dạng bơm hơi nên có thể bay lơ lửng khắp phòng. Lúc điện sáng thì cũng không có gì đáng nói, thậm chí trông nó còn đáng yêu, khiến em bé ngắm nhìn rồi toe toét suốt.
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Phim châu á

15:04:41 23/02/2025
Sau khi gây bão phòng vé tại Indonesia và trở thành hiện tượng kinh dị với doanh thu kỷ lục, Nghi lễ trục quỷ chính thức đổ bộ màn ảnh rộng Việt Nam vào tháng 3 này.
Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư

Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư

Sao việt

14:58:44 23/02/2025
Những chia sẻ lạc quan và tích cực của Hồng Nhung truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người hâm mộ và cộng đồng, đặc biệt là những phụ nữ đang phải đối diện với căn bệnh ung thư vú.
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa

Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa

Sao châu á

14:55:51 23/02/2025
Phạm Băng Băng túng túng khi phóng viên quốc tế hỏi chuyện bị phong sát; Lý Dịch Phong bị bắt gặp đi chùa nhưng đem theo cả nhiếp ảnh gia.
Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu

Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu

Trắc nghiệm

14:15:02 23/02/2025
Năm 2025, những người cung Thiên Bình sẽ gặp vận may tốt đẹp, là năm thỏa mãn cho cuộc sống nghề nghiệp và phát triển cá nhân của bạn.
Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ

Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ

Sao thể thao

13:45:15 23/02/2025
Với việc lập hat-trick trong chiến thắng 3-1 trước Man City, Mbappe đã vượt Ronaldo về thời gian cần để làm điều tương tự cho Real Madrid.
Cố vấn của Tổng thống Zelensky nói về việc triển khai binh sỹ nước ngoài ở Ukraine

Cố vấn của Tổng thống Zelensky nói về việc triển khai binh sỹ nước ngoài ở Ukraine

13:39:49 23/02/2025
Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng châu Âu nên tăng chi tiêu quốc phòng và cùng với Kiev tập trung vào phát triển vũ khí cũng như duy trì hỗ trợ quân sự theo cách này.