Mổ xẻ công nghệ TV 3D lai 2D độc đáo mới phát triển gần đây
Đây là mẫu TV giúp những người đeo kính 3D có thể xem hình ảnh 3D, trong khi, những người không đeo kính vẫn có thể xem hình ảnh 2D bình thường.
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học California, Santa Cruz (UCSC) cho biết họ đang phát triển một mẫu TV đặc biệt kết hợp giữa công nghệ “3D 2D”. Mẫu TV mới sẽ cho phép những người đeo kính 3D có thể xem hình ảnh 3D, trong khi cùng lúc đó, những người không đeo kính vẫn có thể xem hình ảnh 2D bình thường trên chính chiếc TV này mà không hề gặp phải hiện tượng bóng mờ (ghosting). Sản phẩm thú vị này được coi là một sáng tạo mang tính đột phá nhằm kích cầu sử dụng TV 3D khi mà trong thời gian qua nó đang có xu hướng giảm nhiệt nhanh chóng.
Nguyên nhân lý giải cho tình trạng này là việc trang bị TV 3D trong gia đình thường nảy sinh nhiều rắc rối. Điểm bất tiện đầu tiên chính là việc trang bị TV 3D khá tốn kém, bạn sẽ phải chi phí thêm một khoản tiền dành cho các thiết bị hỗ trợ như kính chuyên dụng, đầu đĩa Blu-ray hỗ trợ 3D… Trong đó, phiền toái nhất là bạn không có đủ kính chuyên dụng 3D cho tất cả các thành viên trong gia đình mỗi khi xem phim 3D.
Về nguyên tắc hoạt động, đối với TV 3D thông thường (công nghệ thụ động), nó sẽ chiếu hai hình ảnh khác nhau cho mắt trái và mắt phải của người dùng, do đó, bạn sẽ rất khó xem các hình ảnh 3D nếu không đeo kính phân cực đặc biệt. Một TV 3D cơ bản sẽ hiển thị hai nguồn cấp dữ liệu hình ảnh video được phân cực theo các hướng khác nhau, một cho mắt trái và một cho mắt bên phải của bạn. Nhờ kính phân cực, các luồng hình ảnh sẽ được điều chỉnh để đến được từng mắt một cách chính xác, tiếp đó, nó sẽ tạo ra một hiệu ứng 3D với thị giác người xem. Ví dụ, kính Anaglyph tạo ra hiệu ứng 3D bằng cách sử dụng các tròng kính màu để lọc ánh sáng màu đỏ cho một mắt và ánh sáng màu xanh cho mắt còn lại. Trong trường hợp nếu bạn không đeo kính, bạn sẽ thấy tất cả hình ảnh trở nên nhòe và màu sắc không còn chính xác nữa.
Để khắc phục tình trạng này, mẫu TV mới của UCSC sẽ cung cấp một nguồn dữ liệu hình ảnh 3D thông thường đối với những người đeo kính phân cực, nhưng đồng thời nó cũng sẽ hiển thị một nguồn cấp dữ liệu thứ ba mà chỉ những người xem không đeo kính mới nhìn thấy được. Nếu không đeo kính, bạn sẽ thấy những hình ảnh truyền vào mắt trái và mắt phải tương tự những hình ảnh khi đeo kính phân cực, nhưng cùng lúc đó, một luồng dữ liệu hình ảnh thứ ba cũng được phát ra để hủy những hình ảnh mắt phải nhìn thấy. Khi đó, tín hiệu truyền đến não bộ người dùng chỉ còn là các cấp dữ liệu 2D chuẩn được tạo ra bởi các hình ảnh đi vào mắt trái.
Video đang HOT
Để triệt tiêu hình ảnh đi vào mắt phải thì luồng hình ảnh thứ ba thường có màu sắc đối nghịch. Chẳng hạn hình ảnh ban đầu đi vào mắt phải là đốm trắng thì hình ảnh thứ ba là đốm đen hay hình ảnh ban đầu là màu đỏ thì hình ảnh thứ ba là màu xanh, trường hợp ban đầu là màu xanh lá cây thì hình ảnh thứ ba là màu hồng. Kết quả cuối cùng, bộ não người xem không đeo kính chỉ còn nhận được tín hiệu thu được từ mắt trái nên cảm giác nhòe, bóng mờ ảo sẽ không còn. Trên thực tế, phương pháp này sẽ tạo ra một hình ảnh có độ tương phản rất thấp đối với người xem không đeo kính. Để khắc phục, các nhà nghiên cứu buộc phải giảm độ sáng của hình ảnh truyền đến mắt phải.
Trong điều kiện thử nghiệm thực tế hiện nay, mẫu TV có thể xem 3D và 2D đồng thời của UCSC có chất lượng hình ảnh, độ tương phản và sự trung thực của màu sắc không cao bằng một TV 3D hay TV 2D chuyên dụng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của trường Đại học California đang cố gắng khắc phục những điểm yếu này. Bởi họ hiểu được mẫu TV “2 chế độ” trên có ý nghĩa rất lớn khi sử dụng thực tiễn. Bình thường bạn vẫn có thể sử dụng TV để xem các chương trình truyền hình phát ở dạng 2D. Nhưng nếu có điều kiện xem các bộ phim 3D hấp dẫn mà không đủ kính cho toàn bộ người xem, tất cả vẫn có thể cùng thưởng thức mà không gặp vấn đề gì. Đặc biệt, các loại TV 3D thường có một góc xem hình nón với độ mở không lớn, nếu bạn quan sát hình ảnh ở một góc hẹp thì sẽ rơi vào phần điểm mù và không thấy được gì. Khi đó, bạn có thể tháo kính 3D để xem định dạng 2D nhờ góc nhìn hẹp lớn hơn.
Để tiến tới quá trình thương mại hóa trong tương lai gần, nhóm nghiên cứu đang hợp tác với Đại học Kinh tế Stanford để xây dựng thí điểm một dây chuyền sản xuất TV “2D 3D kết hợp”. Đây được coi là một giải pháp cứu vãn ngành công nghiệp sản xuất TV 3D. Tuy nhiên, công nghệ TV kết hợp của UCSC sẽ phải cạnh tranh với mô hình TV 3D nhưng cung cấp kính 3D miễn phí. Rõ ràng, giải pháp của UCSC là có tính khả thi cao hơn hẳn trong khi việc bán TV 3D kèm kính miễn phí chỉ đơn thuần giống như một hình thức khuyến mại để kích cầu tiêu dùng.
Theo VNE
Chọn mua đầu Bluray tốt dưới 6 triệu
Với số tiền dưới 6 triệu, người sử dụng hoàn toàn có thể sắm cho mình một chiếc đầu Blu-ray tốt để thoả mãn nhu cầu chơi 3D và sử dụng TV 3D bởi chất lượng hình ảnh xuất sắc của thiết bị này.
Toshiba BDX2000
(Giá khoảng 5,7 triệu đồng)
Thiết kế mỏng manh thời trang cùng màu ánh xám khiến BDX2000 trở nên thời trang nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ. Sản phẩm đọc được nhiều loại đĩa Blu-ray và DVD với hình ảnh hiển thị ở độ phân giải FullHD cực kỳ sắc nét và chi tiết. Tuy nhiên, mẫu máy lại không sở hữu tính năng BD-Live như ở các đầu đĩa Blu-ray thế hệ mới giúp kết nối qua cổng Ethernet, giải mã Hi-End phân giải cao hay duyệt internet bằng Nexflix, CinemaNow, Pandora hay YouTube..
Samsung BD-D5500
(Giá khoảng 4,5 triệu đồng)
Sở hữu thêm khả năng trình diễn 3D, nhưng mức giá bán của BD-D5500 lại thuộc phân khúc tầm trung: 4,5 triệu đồng. Model này có khả năng phát phim Blu-ray Full HD và hỗ trợ giải mã âm thanh Dolby Digital, Dolby Digital Plus, Dolby True HD, DTS. Ngoài ra mẫu máy còn được trang bị Smart Hub, AllShare và hỗ trợ Wi-Fi Ready, tuy nhiên đầu Blu-ray của Samsung lại không được tích hợp trình duyệt web giống như Smart TV của hãng.
Panasonic DMP-BDT210
(Giá khoảng 5 triệu đồng)
Ngoài khả năng phát phim Blu-ray Full HD, DMP-BDT210 còn có thể trình chiếu các file video qua mạng nội bộ hay từ thiết bị lưu trữ USB. Máy cũng có khe cắm thẻ SD để xem hình ảnh hay video trực tiếp từ thẻ nhớ ngoài. Model cũng hỗ trợ kết nối với Hulu Plus, Netflix và YouTube, các dịch vụ trả phí (Amazon, CinemaNow, Vudu), AccuWeather, MLB.TV, Napster, NHL và Pandora ...với giao diện người dùng đơn giản và dễ sử dụng.
Sony BDP-S360
(Giá khoảng 5,7 triệu đồng)
Là người khởi xướng và luôn dẫn đầu trong công nghệ Blu-ray, các sản phẩm đắt giá cúa Sony luôn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất. BDP-S360 hỗ trợ chơi những đoạn phim với độ phân giải FullHD, tính năng 24p True Cinema, âm thanh HD 7.1 với kết nối qua cổng HDMI (Dolby TrueHD/Dolby Digital Plus/DTS-HD Master Audio). Hơn thế, đầu Blu-ray của Sony còn có thêm các chức năng thông minh là tăng độ phân giải từ DVD lên 1080p hay cài đặt thêm ứng dụng nhờ kết nối BD-Live.
Theo 24h
LG ra mắt TV 3D thông minh hỗ trợ nhận diện tiếng Việt Tính năng nhận diện tiếng Việt được trang bị trên các mẫu 3D Cinema Smart TV đời 2013 gồm LA8600, LA6910, LA6620, LA6200, vừa có mặt ở Việt Nam với giá bán từ 22,9 triệu đồng đến 95 triệu đồng. Sau khi được giới thiệu tại triển lãm CES 2013, hãng TV Hàn Quốc bắt đầu tung ra thị trường loạt sản phẩm...