Mổ xẻ áo giáp ‘chiến binh tương lai’ của Nga
Bộ quân phục gồm các thiết bị chiến đấu đặc biệt của Nga có tên Ratnik, hay còn gọi là ‘quân phục tương lai’ đã có các kết quả tốt trong đợt thử nghiệm gần đây.
Ratnik được thử nghiệm trong đợt tập trận Caucasus 2012 vừa qua và tiếp tục được thử nghiệm ở Alabino, ngoại ô Moscow.
Ratnik (‘Chiến binh’) có 40 bộ phận, bao gồm súng ngắn, áo giáp, kính mắt, thiết bị liên lạc, thiết bị điều hướng, hệ thống cấp điện và cứu trợ, thậm chí có cả đệm đầu gối và khuỷu tay.
Bộ quân phục này có thể sẽ được trang bị cho bộ binh, những người điều hành phóng tên lửa, xạ thủ súng máy, lính lái xe và trinh sát. Bộ quân phục này có đặc điểm khá nhẹ, có thể mặc trong cả mùa hè và mùa đông với một số thay đổi.
Bộ giáp này có nhiều dụng cụ và thiết bị chiến thuật sử dụng trong chiến đấu và huấn luyện.
Chỉ huy Lục quân của Nga là Vladimir Chirkin cho biết bộ ‘quân phục tuyệt vời’ này sẽ ’sớm’ được đưa vào sử dụng trong quân đội, nhưng không đề cập rõ thời điểm chính xác.
Trong cuộc tập trận Caucasus, Nga cũng thử nghiệm hệ thống chỉ huy quân đoàn mang tên Zarya (“Hừng Đông”). Hệ thống này cần được cải tiến nhiều hơn và dự kiến sẽ hoàn thành trong vài năm tới.
Trước đó, Nga đã lên kế hoạch mua một số lượng giới hạn các hệ thống chiến đấu bộ binh FELIN của Pháp từ năm 2011, nhưng sau đó lại quyết định tự sản xuất các thiết bị của riêng mình. Một quan chức chính phủ cho biết từ năm ngoái rằng việc phát triển và sử dụng hệ thống Ratnik này có thể sẽ hoàn tất vào năm 2015.
Cận cảnh bộ quân phục chiến binh tương lai của Nga
Bộ quân phục do Nga tự sản xuất
1 Quần áo (phụ thuộc vào điều kiện thời tiết)
Video đang HOT
2 Hệ thống giám sát và điều hướng (ống nhòm, thiết bị nhìn ban đêm, la bàn, các thiết bị dò mìn…)
3 Hệ thống liên lạc
4 Các dụng cụ sơ cứu cá nhân
5 Vũ khí
6 Các khẩu phần ăn
7 Nước
8 Các thiết bị đặc biệt (dao, đèn rọi, bật lửa, đạn và các vật dụng thiết yếu mà binh sĩ cần nhất)
9 Các thiết bị bảo vệ cá nhân (mặt nạ khí, găng tay…)
10. Các thiết bị khác (ba lô đa năng, một bộ áo khoác với các chi tiết có thể tháo rời và hoán đổi, một dây lưng)
11. Thiết bị cắm trại (Lều, túi ngủ…)
Theo VNN
Trẻ em có nên dùng điện thoại di động?
Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại di động là một vật dụng bất li thân. Không chỉ là một phương tiện liên lạc mà còn phục vụ cho công việc và mục đích giải trí. Trong gia đình bố mẹ, ông bà, hay các anh chị lớn tuổi có điện thoại riêng, thậm chí có tới 2, 3 chiếc nhưng các em nhỏ (độ tuổi dưới 12) có nên cho phép sử dụng điện thoại hay không? Và nếu có thì dùng như thế nào và có ảnh hưởng gì đến học tập, cuộc sống của chúng chính là mối bận tâm của nhiều bậc phụ huynh ngày nay.
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đối với con cái họ, việc sở hữu một chiếc điện thoại là điều cần thiết giống như mua một món đồ chơi hay dụng cụ học tập. Một phụ huynh có 2 con đang trong độ tuổi đến trường chia sẻ đứa lớn thì được mua điện thoại còn đứa nhỏ thì không vì anh nghĩ rằng học sinh trung học chưa cần thiết phải dùng điện thoại. Nhưng sau khi trải qua một số tình huống, anh cho biết: "Tôi cảm thấy không an tâm khi mất tầm kiểm soát với con gái khi nó không có điện thoại, nhiều lúc tôi không biết nó đang ở đâu và tôi cảm thấy rất lo lắng". "Lúc đầu tôi định chờ cho tới khi con gái đủ 12 tuổi sẽ cho phép nó sử dụng thiết bị liên lạc, nhưng sau khi cô bé mượn điện thoại của anh trai một ngày mà đã sử dụng rất thành thạo và tỏ ra thích thú, cuối cùng tôi đã đổi ý".
"Một lần con bé muốn đi bộ tới công viên để tham dự trại hè của trường cách nhà khoảng 1 cây số. Con bé đã nhắn tin cho tôi và tự đi trước. Khi đến công viên cô bé đã gặp phải một rắc rối. Nếu không có điện thoại, tôi đã không thể đến kịp để giúp con gái mình".
Trường hợp trên chỉ là một ví dụ tiêu biểu cho sự tiện lợi nếu như các em có điện thoại riêng nhưng:
Độ tuổi nào thì nên cho phép các em sử dụng điện thoại?
Việc sử dụng điện thoại vì mục đích an toàn cho trẻ sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng cho các bậc phụ huynh, bởi họ không thể suốt ngày theo sát con cái mình. Hơn nữa trẻ em thường rất hiếu động, ưa khám phá, nghịch ngợm nhưng chưa ý thức nhiều về những việc mà chúng làm. Do đó, ít nhất họ cũng có thể kiểm soát được con mình ở đâu và làm gì.
Bên cạnh đó, các công nghệ tiên tiến trong điện thoại sẽ giúp ích nhiều cho khả năng học tập và khám phá của trẻ em. Trẻ em có thể cài đặt những tài liệu học tập một cách nhanh chóng dễ dàng hay xem những video, bộ phim tiếng anh để học thêm ngoại ngữ. Các trò chơi game mức độ vừa phải trên di động sẽ kích thích đến sự phát triển não bộ cũng như tăng khả năng tư duy của các em. Tuy nhiên cũng có nhiều bậc phụ huynh đã bác bỏ lại quan điểm tiện lợi đó và đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực khi cho trẻ dùng điện thoại.
Một giáo viên dạy học sinh trung học đồng thời cũng là một người làm cha đã đưa ra quan điểm của mình: "Dựa vào sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ cùng với kinh nghiệm chuyên môn, tôi cho rằng các bậc phụ huynh không nên cho trẻ em sử dụng điện thoại di động trước 12 tuổi. Bởi vì ngày nay bọn trẻ tiếp cận và lạm dụng công nghệ rất nhanh chóng, từ đó các em sẽ có những hành động sử dụng không đúng mục đích. Kho âm nhạc, game, phim ảnh trên điện thoại quá phong phú khiến trẻ em chú tâm vào thế giới ảo nhiều hơn là việc học. Chính vì thế đã dẫn đến nhiều hành vi sai trái qua việc lợi dụng công nghệ để quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng những thông tin sai lệch hay sống trong thế giới của thần tượng. Thậm chí coi điện thoại như một công cụ quay cop bài, và tính toán trong khi chúng phải học cách tính nhẩm bằng miệng, bằng tay".
Trẻ em luôn mong muốn thậm chí vòi vĩnh bố mẹ để được mua một thiết bị giải trí di động như smartphone chẳng hạn. Giá thành của chiếc điện thoại bây giờ khá rẻ nên các cậu ấm, cô chiêu dễ dàng sở hữu một smartphone đầy đủ chức năng 3G, Wi-Fi, quay video hay xem phim trực tuyến. Nhưng số trẻ em biết cách sử dụng điện thoại đúng mục đích chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Công nghệ tiên tiến của điện thoại giống như là "con dao hai lưỡi" dễ làm thay đổi lối sống của các em. Do đó các bậc cha mẹ cũng nên xem xét theo khía cạnh tác hại ảnh hưởng đến học tập của con em mình.
Có nên cấm đoán trẻ hay không?
Độ tuổi trung học là thời điểm các em bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, do đó sẽ có những biến đổi về mặt tâm sinh lý phức tạp. Nếu như một đứa trẻ đã quen sử dụng điện thoại và bị cấm đoán thì rất có thể dẫn đến những hành vi chống đối, làm điều sai trái. Do đó, các phụ huynh cũng phải thật khéo léo, từ từ thuyết phục và giáo dục để các em hiểu.
Ở trường trẻ em dành nhiều thời gian bên bạn bè hơn là cạnh người lớn. Do đó, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, suy nghĩ cũng như hành vi sinh hoạt của trẻ. Khi thấy bạn bè có điện thoại thì tâm lý mong muốn sở hữu là điều đương nhiên. Nếu người lớn muốn trang bị điện thoại cho trẻ thì nên đặt ra các điều kiện và cần tuân theo một số hạn chế nhất định như: sự tôn trọng người lớn, không xao nhãng việc học và đảm bảo cân bằng với việc rèn luyện thể chất.
Một số quy tắc cơ bản nên áp dụng đó là:
- Thu lại điện thoại của trẻ sau 10 giờ tối và trong những ngày học ở trường. Trong trường hợp các em cần phải liên lạc với bố mẹ trong giờ học, thì có thể dùng điện thoại của trường học ở văn phòng giáo vụ.
- Kiểm tra nội quy trường học về việc sử dụng điện thoai. Vì đa số trường trung học cơ sở không cho phép sử dụng điện thoại di động nhưng vẫn có một số ngoại lệ.
Một số giải pháp "theo dõi" khi trẻ sử dụng điện thoại
Ngoài những nội quy trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách dưới đây để có thể giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng các thiết bị cá nhân như máy tính và điện thoại của trẻ nhỏ.
1. Cài đặt phần mềm theo dõi trên máy tính gia đình khi bọn trẻ sử dụng. Phần mềm PC có tên gọi là "I am Big Brother" cho phép các bậc phụ huynh bí mật theo dõi email đến và đi, tin nhắn, chat, những website đã truy cập và có thể hơn thế nữa. Sau khi được tải về và cài đặt, phần mềm hoạt động ẩn và chỉ cha mẹ là người duy nhất được phép truy cập. Sản phẩm còn được gọi là "phần mềm kiểm soát" và có thể dễ dàng tải về từ mạng internet. Bên cạnh "I Am Big Brother" cũng có những phần mềm khác dành cho máy tính cá nhân khá phổ biến như "Family Cyber Alert" và "PC Tattletale".
2. Advanced Parental Control là một phần của phần mềm kiểm soát cho phép phụ huynh kiểm soát, giới hạn và giám sát trẻ sử dụng máy tính. Các bậc phụ huynh có thể kiểm soát lượng thời gian và thời điểm mà trẻ sử dụng máy tính, hạn chế việc sử dụng một số chương trình đặc biệt, chặn khóa truy cập những website không lành mạnh, tạo lịch trình đặt sẵn của từng nội dung. Bên cạnh quản lý truy cập, phần mềm còn ghi lại hoạt động bao gồm hình ảnh chụp màn hình đã xem, các phím bấm trên bàn phím.
3. Cài đặt phần mềm theo dõi lên di động để kiểm soát trẻ em khi mà chúng bắt đầu sử dụng điện thoại. Đây là ứng dụng theo dõi dành cho smartphone mang tên mSPY sử dụng với các điện thoại Android và BlacBerry (ứng dụng này cũng có thể cài đặt trên iPhone nhưng với điều kiện máy đã được jailbreak). Phần mềm được hỗ trợ download rất dễ dàng, từ đó cha mẹ có thểm kiểm soát mọi hoạt động mà trẻ nhỏ thực hiện với điện thoại, bao gồm cả những tin nhắn.
4. Khiếu nại và góp ý với các nhà cung cấp mạng di động để lựa chọn những gói cước hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. Nếu các em không thực hiện đúng thì các bậc phụ huynh có thể cảnh báo thu lại điện thoại.
5. Phụ huynh nên cài đặt những thông báo nhắc nhở cho trẻ nhỏ khi chúng đi xa như trong các chuyến cắm trại hoặc picnic. Bên cạnh đó, các nhắc nhở cần thiết như làm việc nhà, về nhà ăn tối đúng giờ hay làm bài tập thực sự trở nên hữu ích.
Theo Genk
Ngẫu hứng thu với phong cách nhà binh Tạm quên đi sự dịu dàng, nữ tính, các tín đồ hãy thử sức với vẻ đẹp mạnh mẽ, cá tính với chiếc áo khoác phong cách nhà binh (military). Xu hướng military (quân đội) không phải bây giờ mới xuất hiện trong làng thời trang. Nó đã từng khiến giới nữ điêu đứng nhờ kiểu dáng gai góc, nam tính và đến...