Mở tuyến du lịch “ngược dòng lịch sử” tại miền Tây của Thái Lan
Nằm bên dòng sông Kwai thơ mộng, Kanchanaburi là một điểm đến miền núi thanh bình ở miền Tây Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 130km.
Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, các di tích lịch sử độc đáo và nền văn hóa đặc sắc; hứa hẹn là điểm đến mới lạ, hấp dẫn du khách Việt trong thời gian tới.
Theo bà Supakan Yodchun – Giám đốc Văn phòng Cơ quan Du lịch Thái Lan (TAT) tại TP.HCM, Kanchanaburi là điểm đến tuyệt vời, sơn thủy hữu tình với chứng tích lịch sử, điểm hẹn văn hóa đang chờ khách du lịch Việt Nam khám phá.
Để chào mừng các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tìm hiểu thông tin và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tỉnh Kanchanaburi, phía TAT sẽ tổ chức chương trình famtrip Kanchanaburi vào ngày 3/7 tới, theo hành trình 5 ngày 4 đêm dành riêng cho 18 công ty lữ hành tại Hà Nội. Chuyến đi hứa hẹn mang đến trải nghiệm ấn tượng, đặc sắc về vùng đất lịch sử với vẻ đẹp hoang sơ, mới mẻ này.
Trong hành trình, đoàn sẽ khảo sát Làng cổ Mallika, nơi tái hiện sống động cuộc sống thường nhật của người dân Xiêm vào thế kỷ 19 với những ngôi nhà gỗ truyền thống, các gian hàng buôn bán sầm uất và các hoạt động văn hóa đặc sắc. Du khách sẽ có cảm giác như “ngược dòng thời gian” để đắm chìm trong không gian xưa cũ và cảm nhận nhịp sống chậm rãi, thanh bình.
Một trong những di tích nổi bật tại Kanchanaburi là Wat Tham Suea – ngôi chùa linh thiêng nằm trên đỉnh núi hiểm trở bao quanh bởi rừng rậm. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Kanchanaburi và dòng sông Kwai thơ mộng. Ngôi chùa linh thiêng bởi vẻ đẹp kiến trúc kỳ bí, nổi tiếng với các dấu chân hổ trong hang động, tượng Phật cao nguy nga tại đỉnh đồi và những ngọn tháp tôn nghiêm.
Video đang HOT
Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Kanchanaburi còn là vùng đất ghi dấu ấn lịch sử hào hùng của đất nước Thái Lan. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị như tham quan cầu Sông Kwai – cây cầu lịch sử nổi tiếng gắn liền với bộ phim “Cầu Sông Kwai” từng đoạt nhiều giải Oscar hay khám phá Đường sắt Tử thần – công trình chứa đựng những câu chuyện lịch sử bi tráng.
Ông Lê Công Năng, Tổng giám đốc Công ty Wonder Tour – đơn vị tổ chức famtrip lần này cho biết chương trình khảo sát Kanchanaburi và gặp gỡ, trao đổi, hợp tác với Cơ quan Du lịch Thái Lan giúp doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nâng tầm vị thế. Từ câu chuyện Thái Lan làm du lịch cũng sẽ truyền cảm hứng và giúp các công ty du lịch có thêm kinh nghiệm quý báu để phát triển doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lữ hành tham gia khảo sát Kanchanaburi cũng trở thành đơn vị tiên phong khai thác tiềm năng du lịch tỉnh Kanchanaburi, từ việc được trực tiếp trải nghiệm và lắng nghe những chia sẻ quý báu từ đại diện tỉnh Kanchanaburi, qua đó nắm bắt tiềm năng của địa phương và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, thu hút khách du lịch.
Trong bối cảnh thị trường du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, việc nắm bắt xu hướng và tiên phong khai thác điểm đến mới lạ là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp lữ hành. Bà Lê Mai Anh – đại diện Hà Nội BST Travel nhận định: “Tại thời điểm tuyến Bangkok – Pattaya đã trở nên phổ biến và có phần bão hòa thì chúng tôi hi vọng tuyến Kanchanaburi sẽ là một sản phẩm mới lạ, được đông đảo du khách Việt đón nhận”.
Theo Báo cáo Dự đoán Du lịch năm 2024 của một nền tảng du lịch trực tuyến, có tới 35% du khách Việt mong muốn có một chuyến du lịch quốc tế kéo dài từ 5 đêm trở lên trong năm nay. Trong đó, dẫn đầu danh sách tìm kiếm mùa hè này là Bangkok (Thái Lan). Vị trí địa lý thuận
lợi cùng nét đa dạng văn hóa và những món ăn đặc trưng đã khiến Thái Lan này trở thành điểm đến quốc tế được du khách Việt tìm kiếm rất nhiều trong mùa hè năm nay.
Tại sao du khách Thái Lan đến Huế ít vào tham quan Đại Nội?
Hơn một tháng trở lại đây, nhiều đoàn du khách Thái Lan khi đến Huế chỉ di chuyển đến phía Quảng trường Ngọ Môn Đại Nội Huế để chụp ảnh lưu niệm rồi rời đi, không vào bên trong tham quan.
Thời gian gần đây, nhiều đơn vị lữ hành đưa khách Thái Lan đến Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng lại không vào tham quan di sản Đại Nội mà chỉ đứng bên ngoài chụp ảnh lưu niệm. Thế mạnh của du lịch Huế là văn hóa - di sản và cung đình Huế. Cơ quan chức năng và cộng động doanh nghiệp du lịch lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm hình ảnh điểm đến cố đô Huế dần "mất điểm".
Hơn một tháng trở lại đây, nhiều đoàn du khách Thái Lan khi đến Huế chỉ di chuyển đến phía Quảng trường Ngọ Môn Đại Nội Huế để chụp ảnh lưu niệm rồi rời đi, không vào bên trong tham quan. Ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, khách du lịch Thái Lan đến Huế hiện nay khá ổn định nhưng lại không tham quan Đại Nội là một nỗi lo. Địa phương cần sớm triển khai các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách khi công trình di tích Điện Thái Hòa đang trùng tu. Theo ông Đỗ Ngọc Cơ, nếu không sớm có giải pháp và quảng bá tốt hơn, thương hiệu và hình ảnh mang tính biểu trưng như Đại Nội sẽ phai dần trong lòng du khách.
Khách du lịch đến tham quan Huế
Ông Cơ nói: "Về vấn đề khách Thái Lan đến Huế hiện nay, có đến 90% không vào Đại Nội, vì một số đơn vị lữ hành ở bên Thái Lan họ đưa ra thông tin là Đại Nội đang sửa, đi vào trong thì không có gì để tham quan nên khách Thái Lan đến chỉ có đứng ngoài chụp hình và đi xích lô một vòng quanh Đại Nội. Đối với khách hàng từ Thái Lan thì họ không biết, họ đi theo chương trình của các công ty Thái Lan bán từ bên kia thôi."
Vì sao khách Thái Lan đến Huế không vào tham quan Đại Nội ?. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, trước dịch Covid-19, nguồn khách Thái Lan đến Huế chủ yếu vào tham quan Điện Thái Hòa, chiêm ngưỡng ngai vàng ở đây rồi quay trở ra. Hiện nay, Điện Thái Hòa đang trùng tu và ngai vàng cũng được di chuyển đến bảo quản ở nơi khác nên không thu hút được khách tham quan. Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị quyết định phục chế ngai vàng theo bản gốc, dự kiến vài tháng nữa sẽ hoàn thành và cho đặt ở lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
Khách du lịch Thái Lan Tham quan cố đô Huế
Ông Trung cho biết: "Những hãng lữ hành lập ra những tour mà trong bối cảnh chi phí vận chuyển, chi phí giá đầu vào tăng lên thì chi phí có thu tiền cắt giảm bớt, giống như Đại Nội thì có đoàn khách Thái Lan vẫn vào, có đoàn đứng ngoài chụp ảnh xong đi. Tùy theo nhu cầu từng người và tùy theo tổ chức từng tour."
Hiện mỗi ngày có khoảng 1.000 du khách Thái Lan đến cố đô Huế tham quan du lịch, chiếm 70% thị phần khách quốc tế đến Huế. Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua có hiện tượng các đơn vị lữ hành khi đưa khách Thái Lan đến Huế chỉ chọn 1 hoặc 2 điểm đến tham quan. Một số đơn vị đang khai thác tour với mức giá khá thấp, có sự cạnh tranh về giá nên giảm dần các điểm tham quan. Ngành Du lịch Huế đang trao đổi thông tin với các đơn vị lữ hành để quảng bá thêm các công trình kiến trúc, chương trình nghệ thuật và dịch vụ đặc sắc bên trong Đại Nội. Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm, địa phương có nhiều chính sách miễn, giảm vé tham quan di tích thông qua các chuyến bay thẳng thuê bao Huế - Bangkok, Thái Lan để thu hút du khách.
Ông Phúc nói: "Bên lữ hành và cả du khách họ cũng thiếu thông tin, họ tưởng khu di tích đang bảo tồn và trùng tu nhiều nên họ cắt bớt lịch trình tham quan và đi tham quan lăng, hoặc họ sử dụng dịch vụ khác. Họ sử dụng phần đó để chi những dịch vụ như xích lô, tour ẩm thực. Và lượng khách vào di tích trong tháng 11 và đầu thàng 12 này tăng ổn định"./.
Du khách Nga tấp nập tới Thái Lan dịp nghỉ đông Mặc dù chịu tổn thất bởi thiếu vắng lượng lớn khách du lịch đến từ Trung Quốc nhưng Thái Lan vẫn đang là điểm đến thu hút sự chú ý của thị trường khách Nga tiềm năng. Trước Covid-19, khách du lịch Nga là một trong những thị trường nguồn hàng đầu của ngành du lịch Thái Lan. Tuy nhiên, kể từ tháng...