Mô tô, xe gắn máy trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải
Theo Thông tư 47 vừa được ban hành, Bộ GTVT quy định mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải định kỳ.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới ban hành Thông tư 47/2024, trong đó quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Thông tư 47 nêu rõ, đối với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất đến 5 năm, chu kỳ kiểm định khí thải là 60 tháng tính từ ngày xuất xưởng mô tô, xe gắn máy. Trường hợp mô tô, xe gắn máy trong cơ sở dữ liệu không có thông tin về ngày xuất xưởng thì tính từ ngày 31/12 của năm sản xuất xe.
Đối với mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm đến 12 năm, chu kỳ kiểm định khí thải định kỳ là 24 tháng; thời gian sản xuất trên 12 năm, chu kỳ kiểm định khí thải định kỳ là 12 tháng.
Cũng theo Thông tư 47, đối với các mô tô, xe gắn máy có thời gian tính từ năm sản xuất đến 5 năm, chủ xe không phải nộp hồ sơ kiểm định khí thải và không phải mang xe đến cơ sở đăng kiểm để kiểm định khí thải.
Thông tư 47/2024, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Video đang HOT
Theo thông tư 47, Bộ GTVT quy định xe máy trên 5 tuổi phải kiểm định khí thải (Ảnh: VGP).
Giấy chứng nhận kiểm định khí thải đối với các mô tô, xe gắn máy thuộc diện này sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện cấp trên phần mềm quản lý kiểm định trên cơ sở kết quả chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT & BVMT) xe mô tô, xe gắn máy trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu lấy từ dữ liệu lưu trữ của Cục Đăng kiểm Việt Nam kết hợp cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý xe cơ giới của Bộ Công an.
Đối với mô tô, xe gắn máy có thời gian tính từ năm sản xuất trên 5 năm thì chủ xe phải mang xe đến cơ sở đăng kiểm để kiểm định khí thải.
Theo đó, chủ xe xuất trình một trong các giấy tờ: Bản chính chứng nhận đăng ký xe; bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính chứng nhận đăng ký xe; bản chính giấy hẹn cấp chứng nhận đăng ký xe, để được cơ sở đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ kiểm định.
Cơ sở đăng kiểm sau đó thực hiện tra cứu thông tin của mô tô, xe gắn máy trên phần mềm quản lý kiểm định và đối chiếu chứng nhận đăng ký xe với mô tô, xe gắn máy thực tế.
Nếu không trùng khớp thông tin sẽ bị từ chối kiểm định, trường hợp không bị từ chối kiểm định, cơ sở đăng kiểm lập phiếu kiểm soát kiểm định và kiểm định khí thải cho phương tiện.
Đạt kiểm định khí thải, mô tô, xe gắn máy được cấp chứng nhận kiểm định khí thải cấp bản điện tử được tích hợp dữ liệu với tài khoản định danh điện tử của chủ xe.
Kiến nghị không tước bằng lái người vi phạm nồng độ cồn
Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ GTVT không tước giấy phép lái xe (GPLX - bằng lái) của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai về kiến nghị nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe và không tước giấy phép lái xe (GPLX) người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Theo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Nghị định 100/2019 quy định phạt người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn ngoài việc phạt tiền còn bị tước GPLX.
Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị không tước bằng lái của người vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Đình Hiếu
Tuy nhiên, quy định tước GPLX của người vi phạm là chưa phù hợp, gây thiệt hại cho người dân.
"Cơ quan chức năng cần nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng tăng nặng mức xử phạt để răn đe và không nên tước GPLX người vi phạm, như thế sẽ phù hợp hơn", cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị.
Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, tước quyền sử dụng GPLX (tước bằng lái xe) là hình thức xử phạt bổ sung dành cho cá nhân điều khiển phương tiện vi phạm các lỗi giao thông nghiêm trọng. Khi điều khiển phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm được đánh giá có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến an toàn của người điều khiển phương tiện cũng như an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông khác, cũng như vi phạm các quy định, yêu cầu đối với người sử dụng GPLX.
Bộ GTVT khẳng định, hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng GPLX đã được áp dụng thực hiện từ nhiều năm. Việc xử lý nghiêm minh của lực lượng chức năng, trong đó có tăng nặng chế tài xử phạt kết hợp với hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX đã tác động trực tiếp đến người tham gia giao thông, nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật về ATGT. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để hạn chế tai nạn giao thông, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tại Điểm h, khoản 11, Điều 5; Điểm g, Khoản 10, Điều 6 và Điểm e, Khoản 10, Điều 7, Nghị định 100/2019 quy định tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng với trường hợp:
Người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn như điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở;
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc liên quan đến việc sử dụng các chất ma túy.
Ngoài bị tước quyền sử dụng GPLX, người lái ô tô vi phạm các lỗi trên sẽ bị phạt từ 30-40 triệu đồng; Người lái mô tô, xe máy vi phạm các lỗi trên cũng bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng.
Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng Theo thông tin từ Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh), thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, từ 14 giờ ngày 4/10, đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của Quân khu 2 và tỉnh Phú Thọ vận hành thử nghiệm 2 phà cơ động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong thời gian tạm...