Mô tô “phượt” gây tai nạn chết người: Nạn nhân cũng vi phạm giao thông
Người điều khiển xe mô tô đâm vào a Lìn A S. có thể đã điều khiển xe vượt quá tốc độ tối đa quy định, vi phạm các quy định an toàn khi vượt đoàn xe mô tô bảo vệ. Tuy nhiên, anh S. cũng vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
Vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 1/3 khiến anh Lìn Mã S., thành viên của đoàn xe mô tô thể thao bảo vệ đoàn đua xe đạp Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương và một số thành viên khác bị thương, đang được dư luận hết sức quan tâm.
Tâm điểm của tranh cãi xung quanh việc, đoàn mô tô “phượt” phân khối lớn gây tai nạn sai hay thành viên trong đoàn mô tô bảo vệ đoàn đua sai. Và trách nhiệm của người gây tai nạn.
Hiện, cơ quan điều tra vẫn chưa có kết luận về vụ việc.
Trao đổi với PV, dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng luật sư Interla (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) đã có những phân tích sự việc. Để độc giả có góc nhìn đa chiều.
Nạn nhân cũng vi phạm luật giao thông
“Theo như những thông tin ban đầu và hình ảnh trong clip: Nếu có đầy đủ các tình tiết chứng minh, người điều khiển xe mô tô đâm vào a Lìn Mã S. đã có các hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật an toàn giao thông: điều khiển xe mô tô vượt quá tốc độ tối đa, vượt đoàn xe ưu tiên, không giữ khoảng cách an toàn khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông trên đường bộ, anh sẽ phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật hình sự. Hành vi của người đi xe mô tô còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: a Lìn Mã S. tử vong”, LS.Hòe cho biết.
Anh S. (ảnh trái) tử vong sau vụ tai nạn.
Tuy nhiên theo LS.Hòe, ở vụ việc này, cả hai bên đều vi phạm, anh Lìn Mã S. đã điều khiển xe mô tô đâm vào xe khác và ngã ra đường, vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Người điều khiển xe mô tô không cố ý đâm vào anh Lìn Mã S. nhưng do điều khiển xe với tốc độ quá cao, không giữ khoảng cách an toàn khi điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ đã không làm chủ được tốc độ và gây nên cái chết cho a Lìn Mã S.. Do đó, nếu có đủ các hành vi cấu thành tội phạm, người điều khiển xe mô tô sẽ cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo điều 202 Bộ luật hình sự.
Đoàn mô tô phân khối lớn vượt đoàn đua có đúng luật?
Cũng theo LS.Hòe, theo đoạn clip do camera hành trình của một thành viên trong nhóm đi xe mô tô phượt cho thấy, tốc độ trung bình khi điều khiển của người quay lại clip đều trên 90km/h. Do chưa biết cụ thể, đoạn đường xảy ra tai nạn thuộc loại đoạn đường được quy định như thế nào về tốc độ tối đa khi tham gia giao thông, nhưng với tốc độ quá cao như trên, đoàn xe này có thể đã vượt quá tốc độ tối đa cho phép.
Trong trường hợp đoàn đua di chuyển đến điểm xuất phát của chặng đua mà có xe cảnh sát dẫn đường thì được xem là đoàn xe ưu tiên theo quy định tại điều 22 Luật giao thông đường bộ.
Khi tham gia giao thông, chỉ được vượt khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật an toàn giao thông đường bộ. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải, không được vượt xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Tuyến đường xảy ra tai nạn là đường hai chiều, đoàn xe mô tô dẫn đoàn đua xe đạp là đoàn xe ưu tiên, nhưng đoàn xe mô tô đi phượt vẫn vượt với tốc độ cao, vượt khi đoàn xe ưu tiên vẫn đi ở sát bên trái làn đường đi cùng chiều. Như vậy, đoàn xe mô tô đi phượt đã vi phạm các quy định an toàn giao thông khi vượt xe, không được vượt đoàn xe ưu tiên theo Điều 14 Luật an toàn giao thông đường bộ.
Ngoài ra, theo Điều 7, 8, 9 Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT, tốc độ tối đa cho phép đối với xe mô tô tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư là 40km/h; ngoài khu vực đông dân cư là 60km/h. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển phải tuân thủ tốc độ tối đa, tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Theo Điều 12 Luật giao thông đường bộ, người lái xe cũng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.Theo đó, lái xe phải đảm bảo khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để đảm bảo xử lý tốt tình huống phát sinh, tránh được chướng ngại vật trên đường. Theo clip ghi lại, hai thành viên của đội môtô thể thao bảo vệ đoàn đua đã va chạm với nhau rồi ngã ra đường nhưng nếu các xe sau giữ đúng khoảng cách an toàn, làm chủ được tốc độ thì đoàn xe mô tô đi phượt đã không đâm vào anh Lìn Mã S..
Ông Hòe cho biết thêm, tất cả vẫn phải chờ kết luận cuối cùng từ cơ quan điều tra. Khi đó, mới có đủ căn cứ pháp luật để xác định chính xác trách nhiệm của người liên quan.
Sau vụ tai nạn, anh Lê Thống Sứ, thành viên nhóm “phượt” người chia sẻ đoạn video tai nạn lên mạng internet bày tỏ: “Mong anh em đừng đoán mò và nói anh em chạy mô tô phượt phân khối lớn làm quẹt xe hay có lỗi gì hết nhé”.
Anh Sứ cho biết thêm, trước khi các anh em mô tô trong đoàn vượt qua đoàn mô tô Tân Bình – TP. HCM đã xin phép anh Vinh trưởng đoàn và anh đã cho phép đoàn của anh Sứ được vượt lên. “Lúc vượt lên, anh em đã chấp hành nghiêm chỉnh, nhưng khi đó có một anh trong đoàn mô tô Tân Bình chạy cb1000hrc đã tông vào sau xe mô tô cùng đoàn phía trước nên xảy ra tai nạn. Mong anh em chia sẻ video này đến mọi người”.
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Điều 202 – Bộ Luật Hình sự. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Thuận Phong
Theo_Người Đưa Tin
Tai nạn mô tô chết người tại Đồng Nai: Trách nhiệm của ai?
Liên quan vụ tai nạn giao thông ngày 1-3 khiến một thành viên của đoàn xe mô tô thể thao bảo vệ đoàn đua xe đạp nữ và một số thành viên khác bị thương, cơ quan công an đang điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn và vi phạm của những người liên quan.
Đoàn mô tô phượt có vi phạm Luật giao thông?
Theo Tin tức mới nhất từ báo Tuổi trẻ, điều 9 của Luật giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu trên đường Quốc lộ có biển báo về tốc độ thì lái xe phải tuyệt đối tuân thủ, chạy xe đúng theo vận tốc quy định, dù xe có phân khối lớn cũng không được chạy quá tốc độ tối đa cho phép của đoạn đường tương ứng với loại xe đang điều khiển. Đoạn clip cho thấy nhóm phượt chạy môtô phân khối lớn với tốc độ rất nhanh.
Tại khoản 5 điều 14 Luật quy định 6 trường hợp không được vượt xe sau, trong đó có trường hợp: e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Theo điều 12 Luật giao thông đường bộ, người lái xe cũng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.
Theo quy định này thì lái xe phải đảm bảo khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để đảm bảo xử lý tốt tình huống phát sinh, tránh được chướng ngại vật trên đường. Theo clip ghi lại thì đúng là hai thành viên của đội môtô thể thao bảo vệ đoàn đua đã va chạm với nhau rồi ngã ra đường nhưng nếu các xe sau giữ đúng khoảng cách an toàn, làm chủ được tốc độ thì sẽ không xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý
Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (Đoàn Luật sư Tp.HCM) cho biết: "Theo thông tin do báo chí cung cấp và sau khi xem lại đoạn clip đã ghi lại toàn bộ diễn biến sự việc, có thể thấy có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến vụ tai nạn trên
Trước hết, người bị tai nạn trong vụ này là thành viên đang hộ tống và dẫn đoàn đua xe đạp nữ đến vị trí xuất phát để chuẩn bị vào cuộc đua. Như vậy, cần xác định rõ trong trường hợp này, đoàn đua xe đó có phải là đoàn xe ưu tiên hay không?
Hiện trường vụ tai nạn tại giải đua xe đạp ở Đồng Nai. Ảnh: Tuổi trẻ
Căn cứ vào qui định của điều 22 điểm b Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) là "Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường" là đoàn xe ưu tiên. Như vậy, nếu đoàn xe đó có xe cảnh sát dẫn đường là đoàn xe ưu tiên, khi đó các phương tiện lưu thông khác phải tuân thủ theo qui định của khoản 3 điều 22 Luật giao thông đường bộ.
Cụ thể, khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Cũng theo quy định của khoản 5 điều 14 Luật GTĐB thì "Không được vượt xe khi có trường hợp xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ". Do vậy, trong trường hợp vượt đoàn xe ưu tiên đang phát tín hiệu làm nhiệm vụ là sai qui định của pháp luật.
Nếu đoàn xe đó không có xe cảnh sát dẫn đường thì chưa phải là đoàn xe ưu tiên. Căn cứ vào diễn biến của các xe mô tô vượt lên đoàn xe đua thì có thể thấy trước hết là tốc độ của các xe mô tô này rất cao và chắc chắn sẽ vượt quá tốc độ cho phép đối với các phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy.
Điểm nữa là các xe này đã vượt không đúng qui định, lấn hết qua làn đường của các xe đi ngược chiều lại, gây nguy hiểm rất lớn đến tính mạng của các phường tiện đang lưu thông ngược chiều. Điều này vi phạm điều 9 Luật Giao thông đường bộ (GTĐB): "Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ".
Qua đoạn clip trên, có thể thấy nguyên nhân dẫn đến té ngã của người bị hại là do anh đã va chạm với xe mô tô phía trước dẫn đến té ngã xuống đường. Tuy nhiên, nếu tuân thủ đúng qui định về tốc độ cho phép, đi đúng làn đường qui định và giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền phía trước xe của mình theo qui định điều 12 luật GTĐB thì các xe mô tô phía sau có thể có được phương án tốt nhất để tránh tai nạn đáng tiếc này", VTC News đưa tin.
Theo NTD
Người đầu tiên trên thế giới bị bắt vì quá tốc độ Đó là câu chuyện năm 1899, khi Jacob German bị bắt vì lỗi chạy quá tốc độ tối đa cho phép, khi đó đang ở 19 km/h tại Mỹ. Nếu những giờ cao điểm tắc đường chỉ di chuyển được với tốc độ 20-30 km/h như hiện nay khiến người ta khó chịu thì vào năm 1899, đó lại là ngưỡng tốc độ...