Mô tô “giả cổ” Benelli Imperiale 400 chính thức được bán ra, giá không rẻ như mong đợi
Sở hữu kiểu dáng như một chiếc mô tô được sản xuất trong thập niên 70 của Thế kỷ XX, Benelli Imperiale 400 muốn cạnh tranh trực tiếp với các dòng xe Royal Enfield.
Tại triển lãm EICMA 2017, hãng xe Ý thuộc sở hữu của Trung Quốc Benelli đã giới thiệu một mẫu mô tô ý tưởng có tên gọi Imperiale 400. Sở hữu kiểu dáng như một chiếc mô tô được sản xuất trong thập niên 70 của Thế kỷ XX, Benelli Imperiale 400 đã được khách hàng hưởng ứng, dẫn tới việc mẫu xe này chính thức có bản thương mại ở EICMA 2018. Tuy nhiên phải tới tận hiện nay, mẫu xe hoài cổ này mới chính thức bán ra ở thị trường đầu tiên là Trung Quốc.
Vốn chỉ sản xuất những chiếc mô tô kiểu hiện đại kể từ khi được mua lại bởi tập đoàn Quinjiang của Trung Quốc, tuy nhiên Benelli đã có thể tạo ra một mẫu mô tô đậm chất cổ điển, thể hiện rõ ở các chi tiết như đèn pha chóa tròn lớn, bình xăng hình giọt nước hay yên tách rời. Cảm hứng để hãng thiết kế Imperiale 400 đã được lấy trực tiếp từ các dòng xe thuộc thương hiệu con MotoBi trong thập niên 50.
Video đang HOT
Dù được thiết kế và sản xuất trong Thế kỷ XXI, tuy nhiên những trang bị hiện đại duy nhất của Imperiale 400 chỉ là phanh ABS, hệ thống phun xăng điện tử và màn hình nhỏ trên bảng đồng hồ. Phần còn lại của chiếc xe đã được thiết kế và sử dụng công nghệ đúng như một chiếc mô tô cổ điển thực sự. Hệ thống phuộc trước của xe có dạng ống lồng truyền thống với đường kính ti trong 41mm và hành trình 110mm, trong khi phuộc sau dạng lò xo kép với hành trình 65mm.
Nằm giữa 2 cặp phuộc trước/sau của chiếc xe là cặp bánh niềng nhôm với đường kính lần lượt 19 và 18 inch, đi kèm lốp Pirelli Phantom SportComp bản 110/90 và 130/80. Hệ thống phanh trước sử dụng đĩa 300mm kèm heo 2 piston và phanh sau chỉ có đường kính 240mm, kèm phanh 1 piston. Do sử dụng cấu trúc khung thép ống kiểu cổ điển và những vật liệu truyền thống nên trọng lượng của chiếc Imperiale 400 khá nặng, lên tới 200kg.
Cung cấp sức mạnh cho Imperiale 400 là khối động cơ SOHC 2 van xi-lanh đơn có dung tích 373,5cc, làm mát bằng không khí, 5 cấp số, có phun nhiên liệu điện tử để tăng hiệu năng và đáp ứng tiêu chuẩn Euro 4. Dù sở hữu dung tích lớn nhưng động cơ này lại có công suất khá khiêm tốn, chỉ 19PS tại tua máy 5.500v/ph. Bù lại, mô-men xoắn cực đại đạt tới 28Nm tại 3.500v/ph. Động cơ này cũng có thiết kế đẹp mắt với bưởng máy tròn trịa như những mẫu xe cổ.
Tại thị trường Trung Quốc, Benelli Imperiale 400 được bán với 4 màu và có giá 23.800 NDT (tương đương 76,5 triệu đồng). Mức giá này được cho là khá đắt so với chiếc xe khi xét tới việc mẫu mô tô adventure TRK251 cùng hãng, nhưng có trang bị vượt trội hơn về mọi mặt chỉ có giá 22.600 NDT ở bản cao cấp nhất – dù TRK251 không sở hữu kiểu dáng “nhã” như Imperiale 400. Đối thủ trực tiếp của Imperiale 400 là các dòng Royal Enfield với động cơ xi-lanh đơn và Kawasaki W250.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
'Thần gió' Suzuki Hayabusa hết thời, sắp bị khai tử
Suzuki Hayabusa sẽ chính thức bị dừng sản xuất từ ngày 31/12/2018 do không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải Euro 4.
Từng được mệnh danh là thần gió và có tốc độ nhanh nhất làng xe hai bánh, tuy nhiên do không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải Euro 4 nên Suzuki Hayabusa sẽ bị khai tử vào cuối tháng này.
Với việc thắt chặt quy định về khí thải cho các mẫu mô tô, chắc chắn mẫu Suzuki Hayabusa GSX1300R sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn Euro 4 và phải dừng sản xuất. Sau khi ra mắt vào năm 1999 và bán được gần 2 thập kỷ, với nâng cấp cuối cùng dành cho mẫu xe này đã từ 10 năm trước, Hayabusa đã nắm giữ danh hiệu mô tô nhanh nhất thế giới cho đến khi Kawasaki H2 ra mắt.
Ngoài tiêu chuẩn khí thải Euro4, mẫu xe này cũng không đáp ứng được một số quy định an toàn khác theo EU Regulation 168/2013 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Tuy nhiên, Suzuki đã có khoảng thời gian 2 năm để bán nốt số xe đã sản xuất mà không đạt tiêu chuẩn. Mẫu xe này sẽ vẫn được bán ở Mỹ cho đến hết năm sau, còn việc sản xuất tại Nhật đã bị dừng.
Suzuki Hayabusa chính thức ra mắt vào tháng 10/1998, là mẫu mô-tô thương mại đầu tiên giới hạn tốc độ 322 km/h. Thiết kế khí động học của xe gần như không thay đổi trong suốt 20 năm qua. Xe được trang bị động cơ I4 dung tích 1340cc, làm mát bằng dung dịch, cho công suất 197 mã lực tại 9.500 vòng/phút và mô-men xoắn 155Nm tại 7.200 vòng/phút, kết hợp với hộp số 6 cấp. Xe có 3 chế độ lái khác nhau để người điều khiển có thể chủ động lựa chọn tuỳ theo địa hình.
Theo Thể Thao 247
Vì an toàn, mô tô đa địa hình KTM 1290 Super Adventure có "mặt lưỡi cày" kỳ dị Thế hệ tiếp theo của KTM 1290 Super Adventure sẽ được tích hợp các công nghệ an toàn sử dụng sóng radar như xe hơi, đổi lại là thiết kế phần đầu quái dị. Trong số những hãng xe mô tô lớn trên Thế giới, KTM là một trong những nhà sản xuất tích cực nghiên cứu và tích hợp các công nghệ...