Mở tiệc mừng con gái đỗ ĐH, cha nghèo đứng ngồi không yên vì dân trong làng toàn đến tay không, rồi ngã ngửa với bất ngờ vào cuối buổi
Bên cạnh niềm vui vì con gái đỗ đại học, người đàn ông này còn lo lắng không biết làm thế nào mới gom đủ tiền học phí cho con.
Con cái đỗ đạt là niềm tự hào và hạnh phúc của tất cả những bậc làm cha mẹ trên đời. Ông Vương Thuận Nghiêm đến từ một ngôi làng nghèo ở Hồ Nam (Trung Quốc) không phải ngoại lệ. Con gái ông đã đạt 678 điểm trong kỳ thi đại học vừa qua. Niềm vui này đối với gia đình ông thậm chí còn lớn so với người bình thường bởi gia cảnh nhà ông rất khó khăn, con gái ông – Vương Lệ đã phải cố gắng vô cùng mới có thể đạt được thành tích này.
Thế nhưng bên cạnh niềm vui, vợ chồng ông Vương Thuận Nghiêm cũng không giấu nổi những suy tư lo lắng. Cách đây 3 năm, ông phải trải qua một cuộc phẫu thuật lớn. Chi phí điều trị khổng lồ đã ngốn hết số tiền tiết kiệm của gia đình. Bản thân ông Vương Thuận Nghiêm giờ không làm được việc năng, gánh nặng gia đình dồn hết đôi vai của vợ ông. Để có thể chuẩn bị đủ tiền cho con gái nhập học đại học, vợ chồng ông đã phải làm thêm rất nhiều công việc nhưng vẫn chẳng thấm vào đâu.
Thấy cha mẹ vất vả, Vương Lệ rất buồn. Cô bé không muốn chỉ vì ước mơ vào đại học của mình mà cha mẹ phải chịu khổ. Chính vì vậy, cô bé đã cân nhắc đến việc nghỉ học để theo anh họ lên thành phố tìm việc làm. Tuy nhiên, suy nghĩ này của Vương Lệ ngay lập tức bị cha gạt phắt. Ông Vương Thuận Nghiêm quả quyết dù thế nào cũng phải cho con gái đi học đến nơi đến chốn, chỉ có học hành cho tốt mới có thể thay đổi vận mệnh, thoát khỏi vòng nghèo đói luẩn quẩn này.
Con gái đỗ đại học nhưng hoàn cảnh gia đình nghèo khó khiến cô bé có nguy cơ phải bỏ học.
Đang lúc rầu rĩ, một tin shock lại truyền đến tai Vương Thuận Nghiêm. Một ngày nọ, sau khi ông vừa bận bịu ngoài ruộng dưa dưới cái nắng như thiêu đốt về đến nhà, mới đến cổng thì đã bắt gặp trưởng làng đứng chờ mình từ bao giờ. Trưởng làng họ Lưu nói với ông: “Thuận này, con gái cậu thi được điểm cao thế mà chẳng thấy cậu ho he gì. Theo tục lệ của làng mình, cậu phải làm một bữa lớn mời mọi người đấy”.
Nghe xong, ông Vương Thuận Nghiêm chỉ biết cười gượng và đáp: “Nhà tôi chưa gom đủ học phí cho con bé nữa mà giờ còn phải bỏ tiền mở tiệc. Có thể để nhà tôi suy nghĩ 2 ngày được không?”, rồi cùng vợ thất thểu về nhà.
Làng ông từ xưa đến nay đã có luật bất thành văn, nhà nào có con đỗ đại học thì bắt buộc phải tổ chức tiệc để dân làng cùng ăn mừng. Điểm càng cao thì tiệc càng phải hoành tráng. Điểm thi của Vương Lệ thuộc diện nhất nhì làng trước giờ nên quy mô tiệc ít nhất phải 30 bàn. Nghĩ đến việc phải tiêu tốn một đống tiền, ông Vương Thuận Nghiêm vô cùng đau lòng.
Ông dự tính tiền bán dưa hấu 2 tháng qua cộng với bán một con lợn, chắc sẽ miễn cưỡng góp đủ tiền học phí cho Vương Lệ. Còn tiền làm tiệc, ông định lùi được ngày nào hay ngày nấy, nhưng hôm nay ông đã lỡ đưa ra con số 2 ngày nên không làm cũng phải làm, ông đành cắn răng lấy số tiền đó ra và tự nhủ sẽ nghĩ cách khác để kiếm học phí cho con gái.
Sáng sớm hôm sau, khi ông Vương Thuận Nghiêm đang ngồi trước cửa hút thuốc, mấy người trẻ tuổi trong làng tươi cười đi tới và nói muốn giúp đỡ ông chuẩn bị tiệc. Ông Vương Thuận Nghiêm suýt bị ngẹn khi nghe thấy câu đó. Sau một hồi đắn đo, ông mới run rẩy lấy từ trong túi ra một bọc vải nhỏ, cẩn thận mở ra và đếm số tiền ông kiếm được từ việc bán dưa hấu suốt thời gian qua, cuối cùng đưa hết 5.000 tệ (khoảng 17 triệu đồng) trong đó cho người phụ trách nấu nướng trong làng và các người trẻ. Trước khi rời đi, người này còn khuyên ông lên núi hái chút rau dại để tiết kiệm chi phí.
Không lâu sau, người phụ trách nấu bếp và những người trẻ đã trở lại. Trên tay họ là một đống túi lớn nhỏ. Họ báo với ông Vương Thuận Nghiêm rằng họ chỉ tiêu mất hơn 3.000 tệ (khoảng 10 triệu đồng). Người phụ trách cười khoe với ông, chủ quầy nguyên liệu đã bán đồ cho họ với giá gốc khi biết họ mua đồ để làm tiệc mừng đại học. Sau đó, người phụ trách gọi thêm một vài người dân trong làng tới và mọi người bắt đầu nấu nướng.
Video đang HOT
Bữa tiệc mừng diễn ra hết sức náo nhiệt.
12 giờ trưa, dân làng lần lượt kéo đến. Nhưng điều khiến ông Vương Thuận Nghiêm bức xúc là họ đều đến tay không. Ông ngẫm nghĩ, mãi mới có dịp để ăn mừng, không ngờ họ toàn đến tay không! Dẫu vậy, ông biết khách đến nhà thì nên tiếp đón, bởi vậy dù bực bội trong lòng thì ông vẫn mỉm cười tiếp đón mọi người.
Sau khi dân làng tới đầy đủ, bữa tiệc bắt đầu. Suốt bữa ăn, ai nấy đều cười nói vui vẻ, không khí vô cùng náo nhiệt. Chỉ riêng ông Vương Thuận Nghiêm ngồi một góc lặng lẽ uống rượu trắng, thỉnh thoảng mới gật gù khi có người hỏi han gì đó.
Thế rồi khi bữa tiệc sắp kết thúc, một điều bất ngờ đã xảy ra. Lúc này, trưởng làng chợt đứng dậy, ra hiệu cho mọi người im lặng và nói: “Gia đình anh Vương đây vừa có con đỗ đại học. Đây không chỉ là niềm vui của gia đình họ mà còn là niềm tự hào của cả làng ta. Hy vọng thế hệ trẻ trong làng có thể học hỏi thêm từ Vương Lệ”.
Trưởng thôn vừa dứt lời, một tràng pháo tay đã vang lên. Trưởng thôn hắng giọng rồi nói tiếp: “Nhưng mọi người cũng hiểu hoàn cảnh của gia đình anh Vương. Chúng ta đều là người cùng một làng, người làng thì phải giúp đỡ lẫn nhau. Rất nhiều người sau khi biết Vương Lệ đỗ đại học đã nhờ tôi gửi đến anh Vương chút lòng thành. Đây là 30.000 tệ (khoảng 105 triệu đồng) mọi người đã góp được, anh Vương đừng chê nhé!”.
Người cha nghèo vô cùng xúc động trước việc làm của dân trong làng.
Ông Vương Thuận Nghiêm run rẩy nhận lấy phong bì đỏ nặng trĩu, ông không biết nói gì chỉ biết rơi nước mắt không ngừng. Ngẩng đầu nhìn bầu trời, ông thấy một đàn chim đang bay vui vẻ, ông không ngờ rằng phía sau vẻ ngoài chất phác của những người cùng làng thân thuộc ấy, lại ẩn chứa một trái tim ấm áp và tốt bụng.
Nhờ số tiền này, Vương Lệ – con gái ông nhất định sẽ thuận lợi nhập học. Nhờ số tiền này, cô bé sẽ có cơ hội để thay đổi vận mệnh và chắc chắn sẽ quay trở lại để báo đáp dân làng sau này khi đã thành công.
Ly hôn phải để con gái ở với bố, ngày đến thăm thấy con không ngừng run rẩy, mẹ nhìn xuống chân thì tức giận òa khóc
Gặp lại con gái sau nhiều ngày xa cách, người mẹ nhìn thấy nhiều điểm bất thường trên người con.
Trẻ em sống trong gia đình tan vỡ là một thiệt thòi lớn. Cũng vì thế, nếu không thể cùng nhau tiếp tục đi chung một con đường, cha mẹ nên dành nhiều quan tâm cũng như nỗ lực chăm sóc con, giúp trẻ trưởng thành bình an và không chịu tác động tâm lý do sự chia tay của hai đấng sinh thành.
Mới đây, câu chuyện của một người phụ nữ sống ở Hà Nam (Trung Quốc) đã khiến nhiều cư dân mạng trăn trở và xót . Cô chia sẻ sau khi chia tay, quyền nuôi con thuộc về chồng cũ. Tuy nhiên, người phụ nữ này vẫn có thể gặp con hàng tuần và đó là một niềm an ủi đối với cô.
Trước khi chia tay, chồng cũ đã hứa với cô sẽ chăm sóc con gái thật tốt. Nhưng trong lần gặp con gái mới đây, khi nhìn thấy cô bé, người mẹ này đã bật khóc, sụp đổ niềm tin vào lời hứa của chồng cũ.
Gặp lại con gái, dù cô bé xinh xắn và cười tươi, nhưng người mẹ nhìn thấy nhiều điểm bất thường trên người con. Lúc này, cô bé mặt áo khoác đen, mặc quần cotton và đi đôi giày mỏng.
Người phụ nữ không hiểu tại sao chồng cũ lại cho con đi giày mỏng vào một ngày tiết trời giá buốt như thế. Hơn thế nên nhìn kỹ thì có thể thấy đôi giày đã lâu không được giặt sạch và trông khá bẩn.
Mẹ xót khi thấy chồng cũ cho con đi giày mỏng và bẩn giữa tiết trời giá lạnh
Bên cạnh đó, nếu nhìn kỹ bộ quần áo trên người con gái thì có thể phát hiện một vài chỗ rách, lộ cả lớp áo bông lót bên trong. Cô tự hỏi, con gái cô mặc quần áo và đi giày như thế thì liệu có thực sự thấy ấm không? Đứng cạnh mẹ, cô bé dường như đang run rẩy vì ăn mặc quá mỏng giữa tiết trời lạnh giá.
Lúc này, người mẹ đã bật khóc và cảm thấy có lỗi với con gái. Được biết, sau khi chia tay với chồng cũ, cô đã nhanh chóng lập gia đình riêng và sinh thêm một người con.
Cô vẫn duy trì đến thăm con hàng tuần, sau đó đưa con về ở với mình trong 2 ngày. Cô cho rằng, dù không thể ở bên con gái hàng ngày nhưng khoảng thời gian gặp mặt ngắn ngủi mỗi tuần có thể bù đắp được cho con.
Người phụ nữ cho rằng nếu chồng cũ không thể chăm sóc tốt cho con gái thì nên gửi đứa trẻ về cho cô. Dù cô và chồng cũ đã chia tay nhưng đứa trẻ không làm gì sai và con cần được chăm lo chu toàn nhất.
Đứa trẻ dường như run rẩy vì ăn mặc mỏng manh
Cha mẹ nên làm gì để con không bị tổn thương hậu chia tay?
1. Dành thời gian chăm sóc con cái
Đứa trẻ có cha mẹ chia tay thường dễ nảy sinh suy nghĩ chúng là người thừa và bị bỏ rơi. Do đó, cả hai bố mẹ nên nói chuyện thẳng thắn để cùng nhau lên kế hoach chăm sóc con cái tốt nhất. Cha mẹ nên dành cho con điều kiện vật chất đầy đủ, song hành với đó là thường xuyên nói chuyện, tâm sự để cùng trẻ vượt qua những chướng ngại tâm lý.
2. Nói với con rằng chia tay không phải lỗi của bé
Một trong những cảm giác chung của trẻ khi nghe tin bố mẹ chia tay là chúng có một phần lỗi trong việc này.
Sau khi cha mẹ chia tay, phụ huynh cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ và hỏi con về suy nghĩ, cảm xúc của chúng. Cha mẹ cần kiên trì cho đến khi trẻ hiểu rằng cuộc hôn nhân tan vỡ chỉ là chuyện của riêng bố và mẹ, hay nói cách khác, là vấn đề của người lớn với nhau mà thôi. Con không là người có lỗi, do đó con không cần mang mặc cảm tâm lý xuyên suốt quá trình trưởng thành của mình.
3. Đừng bao giờ nói xấu người cũ với con
Dẫu bạn có không thích đối phương đến đâu thì cần hiểu rằng, trẻ luôn yêu cả cha và mẹ. Nếu con nghe thấy cha hoặc mẹ nói xấu đối phương thì con sẽ bị tổn thương tâm lý và tự trách chính mình. Sau khi bước qua cuộc hôn tan vỡ, rất khó để bạn không nảy sinh xung đột với người cũ. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không được phép kéo trẻ vào tranh chấp này của mình.
4. Gìn giữ thói quen gia đình sau chia tay
Việc chia tay của cha mẹ có thể gây khó xử cho các hoạt động chung (như khi chưa chia tay) nhưng các bậc cha mẹ nên tuân thủ các thói quen và cấu trúc gia đình càng nhiều càng tốt.
Ví dụ, cha mẹ có thể đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động ở trường, đưa trẻ đi chơi cuối tuần...
Mẹ ruột dùng cần câu đánh con 6 tuổi tím người ở Hậu Giang: Tinh thần nạn nhân không ổn, rất sợ mẹ Thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, sức khỏe của cháu T. yếu, việc tự ngồi xuống hay đứng lên đều rất khó khăn. Vụ việc bà Nguyễn Thị K. (quê Kiên Giang, hiện đang sống ở TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) đánh bé gái là con ruột đang khiến dư luận phẫn nộ. Trên MXH, nhiều người bức xúc và lên...