Mở thêm cánh cửa vào nhạc Trịnh
Bằng sự thấm thía một cách giản dị, mộc mạc nhạc Trịnh, Giang Trang đã thổi vào giai điệu của ông luồng sinh khí trẻ chứa chan ước vọng
Suốt 60 năm qua, người nghe nhạc Trịnh tại miền Nam luôn nhận thấy ở giai điệu của ông những ưu tư, muộn phiền về cuộc đời, về thời cuộc. Nhất là từ khi những giai điệu ấy, những ca từ ấy được thốt lên qua giọng hát của Khánh Ly với đôi chân đất trên sàn diễn Đại học Văn Khoa, để rồi định hình trong băng cassette “Sơn ca 7″. Sau ngày đất nước thống nhất, cách nghe này cũng như cách yêu Trịnh Công Sơn cũng tự nhiên thấm vào những người mến mộ ông ở miền Bắc. Dường như tất cả đã mặc định một cánh cửa như thế để đi vào nhạc Trịnh. Những ca sĩ hát nhạc Trịnh sau đó cũng chọn cánh cửa này để đi vào.
Mọi việc tưởng chừng đã an bài cho tới cả thập kỷ đầu tiên của thế kỷ mới. Nhưng nhạc Trịnh bất tử là ở chỗ những giai điệu ấy, những ca từ ấy không chịu làm tù nhân của một kiểu hát nào. Nó có sự tự do đến vô cùng. Bởi vậy, bằng tình yêu nhạc Trịnh theo kiểu hát riêng của mình, năm 2012, cô bé Giang Trang đã thầm có “hôn thú” khác với nhạc Trịnh bằng việc xuất bản một CD nhạc Trịnh mang cái tên cũng rất lạ là “ Lênh đênh nhớ phố”.
Giang Trang và bìa đĩa than “Lênh đênh nhớ phố” được họa sĩ Lê Thiết Cương thực hiện
Giang Trang muốn người ta nghe nhạc Trịnh mà nhớ hơn phố Hà Nội của mình và ước vọng hơn nữa là Hà Nội sẽ có một phố Trịnh Công Sơn. Hóa ra, ước vọng này cũng thành hiện thực khi Hà Nội đã có phố Trịnh Công Sơn bên cạnh công viên nước. Nhìn con phố này mới thấy nó như mở ra từ cánh cửa mà Giang Trang đã mở hé để đi vào nhạc Trịnh theo một lối đi khác trước.
Dù chỉ nhận mình là một người chơi nhạc kiểu tài tử, Giang Trang đã cùng 2 người bạn là nghệ sĩ vĩ cầm Anh Tú và nghệ sĩ guitar Anh Hoàng tạo ra những bản tam tấu từ những ca khúc Trịnh Công Sơn. Gọi là tam tấu vì 3 nghệ sĩ mỗi người tự ngẫu hứng trên phân phổ của riêng mình. Ở đó, Giang Trang đảm nhiệm phân phổ là người tấu lên giai điệu Trịnh Công Sơn bằng giọng hát của mình. Không còn là câu chuyện một ca sĩ hát trên phần đệm thông thường nữa, ở tam tấu này, giọng hát cũng là một nhạc khí.
Bằng sự thấm thía một cách giản dị, mộc mạc nhạc Trịnh, Giang Trang đã thổi vào giai điệu của ông luồng sinh khí trẻ chứa chan ước vọng. Giang Trang cứ hồn nhiên khúc xạ nhạc Trịnh qua tâm hồn mình, không áp đặt, mở ra rất nhiều khoảng lặng để người nghe có chỗ nhận cảm, có chỗ để sẻ chia. Nhờ lối đi riêng biệt này qua CD “Lênh đênh nhớ phố”, Giang Trang đã được coi như một phát hiện mới trong việc thể hiện nhạc Trịnh, được nhiều người mến mộ nhạc Trịnh yêu mến. Cả gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng xem cô như người thân trong nhà.
Nhưng nếu chỉ đến thế thì “Lênh đênh nhớ phố” vẫn chưa đi đến tận cùng cuộc chơi. May mắn là đến nay, thói quen nghe đĩa than của nhiều người yêu nhạc đã được “phục sinh”. Chính sự “phục sinh” này đã đem đến cho Giang Trang và CD “Lênh đênh nhớ phố” cơ hội đi đến tận cùng cuộc chơi nhạc Trịnh.
Nhà sản xuất Trần Đức đã thốt lên: “Khi nghe CD “Lênh đênh nhớ phố”, tôi rất ngạc nhiên. Không chỉ hay, đây là bản thu âm rất tốt. Ở đó, sự hồn nhiên, thăng hoa, mới mẻ và rất bản năng trong cách hát nhạc Trịnh của Giang Trang đã mang đến cho tôi ý định biến thành phẩm này thành đĩa than”.
Từ ý nghĩa đó, dự án làm đĩa than “Lênh đênh nhớ phố” đã hình thành. Trần Đức đã liên hệ với nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ là Quality Record Pressing (QRP). Qua đó, hãng đĩa Sterling Sound đã được chọn làm master và bản lacquer cho đĩa than “Lênh đênh nhớ phố”. Sterling Sound là nhà sản xuất lừng danh với 137 đề cử và chiến thắng 35 lần ở hạng mục thu âm và master của giải Grammy danh giá cho các tên tuổi hàng đầu như Adele, Michael Bublé, Sam Smith…
Thật tình cờ, đĩa than “Lênh đênh nhớ phố” được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh Trịnh Công Sơn, ngày mà Google tôn vinh ông trên mạng xã hội toàn cầu. Dịp đó, đĩa than “Lênh đênh nhớ phố” cũng ra mắt người mến mộ ở quán ” 84″ Giang Trang tại Hà Nội. Còn đến ngày 1-4 tới, đĩa than “Lênh đênh nhớ phố” sẽ ra mắt tại Quán Trịnh (gần tư gia Trịnh Công Sơn) ở TP HCM nhân kỷ niệm 18 năm ngày mất của ông. Đấy cũng là một sự tôn vinh Trịnh Công Sơn mà hậu thế dành cho ông.
Theo NLĐ
Khánh Ly không còn trẻ, Lệ Quyên bị chê, vậy ai đang hát nhạc Trịnh?
Đời sống nhạc Trịnh hiện nay không thể không kể đóng góp của các giọng ca 9X hát ở quán cà phê, phòng trà hay những nghệ sĩ kiểu 'underground', coi âm nhạc như một cuộc rong chơi.
Trịnh Trí Anh hát nhạc 'Hoa vàng mấy độ' Giọng ca 9X hát ca khúc "Hoa vàng mấy độ" trong buổi tối 27/2, kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Mặc sơ-mi trắng, vest xám và chiếc quần jeans có vẻ hơi rộng, Trịnh Trí Anh bước lên sân khấu nhỏ trong một quán cà phê nhạc Trịnh trên phố Tô Hiệu, tối 27/2.
"Em đến nơi này vui buồn đi nhé/ Đời sẽ trôi xuôi qua ghềnh qua suối/ Một vết thương thôi riêng cho một người...", ca từ của Hoa vàng mấy độ - một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ họ Trịnh - được cất lên trong tiếng vỗ tay của những người mộ điệu.
Trịnh Trí Anh sinh năm 1996, vừa tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc nhưng đã gắn bó với nhạc Trịnh suốt 3 năm nay và trở thành giọng ca quen thuộc của nhiều quán cà phê với âm nhạc Trịnh Công Sơn ở Hà Nội.
Dù đã đi hát, lại được học hành bài bản, chàng trai trẻ chưa từng đăng ký tham gia game show hay bất cứ cuộc thi nào. Nhiều người quen nhận xét, Trịnh Trí Anh là một người rụt rè và như một "underground" của đời sống nhạc Trịnh.
Trịnh Trí Anh đã gắn bó với âm nhạc Trịnh Công Sơn 3 năm nay.
Giọng ca 9X và lời khuyên của danh ca Khánh Ly
Dịp kỷ niệm ngày sinh cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/2) năm nay, Hà Nội không có đêm nhạc lớn được tổ chức. Thay vào đó, nhiều đêm nhạc quy mô nhỏ đã được tổ chức trong một số quán cà phê nhạc Trịnh ở thủ đô và thu hút sự quan tâm của không ít người mộ điệu. Không gian đa phần tương đối nhỏ, nhưng mỗi đêm cũng có đến cả trăm khán giả.
Người biểu diễn, tất nhiên không phải là những ca sĩ nổi tiếng. Họ đa phần là những giọng ca "ẩn dật" và đến với nhạc Trịnh bằng tình yêu thực sự. Không ít người trong số họ có ngoại hình, có giọng hát, có tuổi trẻ, lại được học hành về âm nhạc, nhưng đã chọn gắn bó với âm nhạc của tác giả Diễm xưa.
Trịnh Trí Anh là một trường hợp tiêu biểu. Chia sẻ với Zing.vn, giọng ca 9X thành thật bản thân đến với nhạc Trịnh không vì bất cứ mưu cầu gì, do vậy cũng hát bằng sự chân phương, mộc mạc nhất có thể.
"Thời gian đầu mình còn hát miễn phí, chẳng cần thù lao gì cả, miễn là được hát thôi. Mỗi lần hát nhạc Trịnh như được sống với ký ức và kỷ niệm. Giờ thì mình đã ra trường, và cát-xê tuy không cao như các anh chị đã hát lâu năm nhưng cũng đủ để mình trang trải và lo cho cuộc sống", Trí Anh nói.
Trịnh Trí Anh cho biết mỗi tuần anh hát khoảng 3-4 buổi, chủ yếu là hát ở một quán cà phê cố định, nhưng các quán khác mời cũng sẽ thu xếp và nhận lời. Mỗi buổi tối, Trí Anh hát khoảng vài bài, nếu khán giả yêu cầu hát thêm, giọng ca trẻ cũng không từ chối.
Giọng ca trẻ cho biết từng được danh ca Khánh Ly động viện và dặn "hãy hát nhạc Trịnh giản dị nhất có thể".
Theo chia sẻ của Trịnh Trí Anh, cậu từng gặp danh ca Khánh Ly, người được cho là hát nhạc Trịnh hay nhất. Trí Anh từng hát cho danh ca nghe, và nhận được những lời khuyên tích cực.
"Cô bảo cô thích nghe mình hát, nhưng cô cũng đưa ra những lời khuyên để mình thể hiện tốt hơn. Cô dặn hát nhạc Trịnh phải hát thật giản dị, càng giản dị càng gần với nhạc Trịnh nhất, đó là lời khuyên rất đúng và mình nhớ mãi", giọng ca sinh năm 1996 tâm sự.
Chuyện về những ca sĩ hát nhạc Trịnh kiểu "underground"
Người hát nhạc Trịnh thành công nhất, tất nhiên, như nhiều thế hệ đã đồng tình, đó là danh ca Khánh Ly. Giọng hát liêu trai của Khánh Ly đã "thôi miên" biết bao người mộ điệu.
Sau Khánh Ly, Hồng Nhung là giọng ca được cho là đã mang "dương tính" vào nhạc Trịnh, được chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ghi nhận. "Bống" cũng là ca sĩ đã gắn bó với người nhạc sĩ tài hoa suốt 10 năm cuối đời.
Ngoài Khánh Ly, Hồng Nhung, nhạc Trịnh còn được nhiều ca sĩ thể hiện. Thế hệ Khánh Ly còn có Tuấn Ngọc, Lệ Thu. Thế hệ của Hồng Nhung còn có Cẩm Vân, Quang Dũng, Thanh Lam.
Sau đó, nhiều giọng ca nổi tiếng khác cũng hát nhạc Trịnh như Đức Tuấn, mới đây nam ca sĩ cũng ra mắt ca khúc Dã tràng ca. Gần đây, Lệ Quyên sau thời gian hát bolero cũng hát nhạc Trịnh, dù vậy nữ ca sĩ nhận một vài ý kiến trái chiều, bị cho là hát chưa thực phù hợp.
Giang Trang với chất giọng đầy sương khói đã được nhiều khán giả yêu nhạc Trịnh ở Hà Nội đón nhận.
Thế nhưng, đáng nói nhạc Trịnh không chỉ có những giọng ca chính thống (mainstream) thể hiện. Một bộ phận không nhỏ những giọng ca hoạt động theo kiểu "thế giới ngầm" (underground) cũng gắn bó với âm nhạc Trịnh Công Sơn, và có những đóng góp không nhỏ.
Giang Trang có thể được coi là một ví dụ. Giang Trang không nhận mình là ca sĩ nhưng lại được một bộ phận không nhỏ khán giả yêu nhạc Trịnh yêu thích. Những đêm nhạc tại Trung tâm Văn hóa Pháp đặc kín khán giả của chị là minh chứng cho điều ấy.
"Không kèn, không trống", chẳng có những chiến dịch quảng bá, nhưng Giang Trang đã ra tới 3 album chuyên nhạc Trịnh, trong đó Lênh đênh nhớ phố có cả phiên bản CD và đĩa than.
Và có lẽ, nữ ca sĩ vẫn chưa dừng lại, chị vẫn tiếp tục say mê với chất giọng đầy sương khói. Nếu một lần nghe Giang Trang hát, lại là vừa đàn guitar vừa hát, có lẽ mới hiểu người phụ nữ này đã thấu cảm âm nhạc Trịnh Công Sơn biết nhường nào.
Nhạc Trịnh có đóng góp không nhỏ của những giọng ca hoạt động kiểu "underground".
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, Giang Trang gọi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn theo cách đầy thân mật. Nữ ca sĩ cho biết chị hát nhạc Trịnh trước hết là hát cho chính mình.
Mà âm nhạc khi đã hát cho chính mình thì chẳng còn toan tính, thiệt hơn. Giang Trang bảo nhạc Trịnh đã thay đổi rất nhiều trong cách nghĩ, cách sống của chị.
Không có một giọng hát sương khói, ám ảnh như Giang Trang, nhưng Nguyệt Ca cũng mang những tình cảm như thể với nhạc Trịnh. Chị cũng hát nhạc Trịnh như một "định mệnh", gắn bó suốt nhiều năm và sẽ không dừng lại.
Nguyệt Ca cũng mới ra một album nhạc Trịnh, album còn "nóng hổi". Chị bảo ra album chẳng phải để bán, để khoe, ra album là để "cho mình, cho con, và cho kỷ niệm đẹp đẽ nơi này..."
Theo Zing
Nguyệt hạ 2' tôn vinh sự tối giản trong âm nhạc Trịnh Công Sơn Khởi đầu từ 'Lênh đênh nhớ phố' (2011), 'Hạ huyền 1' (2012), 'Hạ huyền 2' (2013), 'Nguyệt hạ 1' (2016), Giang Trang đã mang nhạc Trịnh đến với khán giả theo một cách tự nhiên, như một cuộc 'nói chuyện' giữa người nghệ sĩ và khán giả qua âm nhạc Trịnh Công Sơn. Và lần này, Nguyệt Hạ 2 sẽ kết thúc hành...