Mở rộng vùng tìm kiếm từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Nha Trang
Đó là chỉ đạo của Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật tại cuộc họp khẩn lúc 18h ngày 9/11 tại Nha Trang với các bên để triển khai công tác tìm kiếm 8 thuyền viên tàu Phúc Xuân 68 bị mất tích.
Cuộc họp có sự tham dự của các bên liên quan như: UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang, Đại diện Đài thông tin duyên hải Việt Nam, đại diện Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Hải đội 202 Vùng cảnh sát biển 3… Thông tin tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC), cho biết đến 18h cùng ngày, 8 thuyền viên của Phúc Xuân 68 bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Công tác tìm kiếm vẫn được triển khai trên vùng biển Nha Trang trong suốt đêm 9/11.
Quang cảnh buổi họp triển khai tìm kiếm 8 thuyền viên đang mất tích tối 9/11.
Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật đã đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cần thông báo đến tất cả các xã, phường ven biển của tỉnh để huy động sự tìm kiếm của người dân đang sinh sống và đánh bắt ở ven bờ. Ngoài ra, ông Nhật cho biết sẽ hỗ trợ kinh phí, vật chất để người dân vào cuộc tìm kiếm.
Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam cũng chỉ đạo trong sáng 10/11, Vietnam MRCC và các bên liên quan cần huy động tất cả mọi lực lượng, phương tiện, con người hiện có để tung ra biển tìm kiếm. Đề nghị Vietnam MRCC cần mở rộng vùng tìm kiếm từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Nha Trang vì thời tiết đang có gió mùa, nhiều khả năng các thuyền viên đang trôi dạt xuống phía Nam. Yêu cầu Hệ thống đài thông tin duyên hải phát thông báo cứu nạn trên tòan quốc cho đến khi tìm được thuyền viên mất tích cuối cùng.
Chiều 9/11, 3 thuyền viên được cứu sống trong tổng số 11 thuyền viên bị nạn của tàu Phúc Xuân 68 đã được đưa vào cảng Nha Trang để chăm sóc sức khỏe. Anh Hà Hồng Thái (SN 1977, quê Thái Bình), máy trưởng tàu Phúc Xuân 68 vẫn chưa chết bàng hoàng, cho biết, lúc xảy ra đâm va anh đang nằm ngủ trong phòng, nghe tiếng la hét anh lao ra khỏi phòng và nhảy xuống biển. Lúc này, tàu Phúc Xuân 68 đang cắm đầu xuống biển vì nước tràn vào khoang. Sau gần 1 giờ đồng hồ anh được tàu hàng Nam Vỹ 69 vớt lên trong tình trạng sức khỏe rất yếu.
“Tàu Phúc Xuân 68 bị đâm vào mạn phải hầm hàng, chỉ chưa đầy 1 phút thì con tàu đã chìm nghỉm xuống biển mà tôi chưa kịp nhìn thấy các đồng nghiệp của tôi”, anh Thái đau xót kể lại và cho biết hầu hết 11 thuyền viên của tàu Phúc Xuân 68 không ai mặc kịp áo phao cứu sinh.
Trước đó, vào lúc 1h15 ngày 9/11, Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) nhận được thông tin báo nạn khẩn cấp từ thuyền trưởng tàu Nam Vỹ 69 đang trên đường hành trình từ Phú Mỹ (Vũng Tàu) đi Quy Nhơn đâm va với tàu Phúc Xuân 68 hành trình từ Hải Phòng đi Vũng Tàu.
Thuyền viên trong vòng vây của báo chí.
Video đang HOT
Sau cú đâm va bất ngờ, tàu Phúc Xuân 68 đã bị chìm, trên tàu có 11 thuyền viên. Vị trí tàu bị nạn cách Nha Trang 15 hải lý, tại tọa độ 12003′N-109022′E. Sau khi nắm thông tin, Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật đã lập tức “lệnh” cho tàu SAR27-01 và Cano cao tốc CN01-TSA; CN02-TSA thuộc Nhatrang MRCC đóng tại Nha Trang khẩn trương ra hiện trường triển khai công tác cứu nạn. Đến lúc 3h40 ngày 9/11, 3 thuyền viên gồm: Nguyễn Văn Hậu (sĩ quan radio, SN 1983, Thanh Hóa); Hà Hồng Thái (máy trưởng, SN 1977, Thái Bình) và Lê Xuân Rự (thủy thủ, SN 1964, Thái Bình) đã được tìm thấy.Lúc này thuyền viên bị nạn đang trong tình trạng hoảng loạn, sức khỏe rất yếu và được thực hiện ngay công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Danh sách các thuyền viên mất tích:
1. Nguyễn Đức Khoa, thuyền trưởng, SN1970, quê Thanh Hóa
2. Phạm Văn Hội, thuyền phó, 1965, Thái Bình
3. Phạm Văn Nhân, sĩ quan máy, 1980, Thái Bình
4. Nguyễn Hồng Bản, thủy thủ, 1964, Thái Bình
5. Nguyễn Bá Kha, thủy thủ, 1988, Nghệ An
6. Quế, bếp trưởng, Hải Phòng
7. Mai Công Hiếu, thủy thủ, 1993, Hải Phòng
8. Chức, thủy thủ, Hải Phòng.
Viết Hảo
Theo Dantri
Lạ lẫm chợ đêm mở rộng trong lòng phố cổ Hà Nội
Dọc tuyến chợ đêm mở rộng trong lòng khu phố cổ Hà Nội, những địa điểm có công trình kiến trúc văn hóa và lịch sử giá trị như bừng tỉnh với hàng loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại và truyền thống. Tất cả đều miễn phí.
Hòa mình vào dòng người nhộn nhịp trên tuyến phố đi bộ mở rộng (nằm trong khu bảo tồn cấp I Khu phố cổ Hà Nội), gia đình chị Hoàng Nga không khỏi ngạc nhiên và bất ngờ. Sống ở trung tâm TPHCM, hai con chị không lạ lẫm với những hội chợ đêm hay những hội chợ theo mùa. Tuy nhiên, với họ, cảm nhận tại điểm du lịch đặc biệt của Hà Nội lần này hoàn toàn mới mẻ.
Băng qua tuyến phố chợ đêm quen thuộc Hàng Đào - Đồng Xuân với những mặt hàng thời trang chủ yếu dành cho giới trẻ, tuyến phố du lịch mới: Hàng Buồm - Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện thực sự khiến người đến Hà Nội hài lòng về những trải nghiệm rất riêng về văn hóa, đặc biệt là phong cách ẩm thực khu phố cổ.
Tuyến phố cổ đi bộ mở rộng thu hút đông đảo khách du lịch vào cuối tuần
Liên tục đi lại, kiểm tra nắm bắt từng hoạt động của từng tuyến phố vào 3 đêm cuối tuần, ông Hoàng Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Đồng Xuân cho biết, những địa điểm có công trình kiến trúc văn hóa và lịch sử giá trị như ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, các đền Bạch Mã, đình Quán Đế, đền Hương Tượng... đã được "đánh thức" không chỉ nhờ hệ thống chiếu sáng lung linh, huyền ảo, mà còn bằng các chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại và truyền thống. Tất cả đều miễn phí.
Cùng đó, các chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ hát xẩm, chầu văn, ca trù... không chỉ khiến khách nước ngoài thích thú mà cũng thu hút được rất đông đảo người dân Hà Nội. Giờ đây, những giai điệu cổ trong dân gian không còn xa lạ với người trẻ Hà Nội nữa. Nhịp đàn, lời phách trong bài hát chầu văn đã ngấm dần đến mê hoặc không ít người thành thị.
Ở một góc phố khác, không gian biểu diễn nhạc Jazz cũng được bố trí ngay trên hè phố. Các nhóm nghệ sĩ đường phố thả hồn phục vụ cho những ai yêu thích nghệ thuật đương đại.
Ẩm thực phố cổ luôn thu hút đông đảo bạn trẻ
Khi hòa mình trong không gian văn hóa, tận mắt chứng kiến những đám đông khán giả không phân biệt quốc gia, tuổi tác cùng đắm say theo làn điệu chầu văn trong một lễ giá đồng hay lắc lư và hát theo những bản rock rộn ràng, mới thấy hết sức quyến rũ của nghệ thuật khi gắn với du lịch.
Dọc phố Tạ Hiện lại luôn thu hút đông đảo khách quen người thành phố đến thưởng thức các món ăn nổi tiếng ở những quán hàng quen. Hình ảnh hàng nhóm "ông Tây, bà đầm" hồn nhiên ăn phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng, chè phố cổ... giờ cũng quen mắt người bán hàng. Theo ông Sơn, cùng với quá trình sắp xếp hàng quán gọn gàng, chọn lựa giới thiệu những tinh hoa ẩm thực của Hà Nội, yêu cầu đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đặt lên hàng đầu đối với các hộ kinh doanh.
Cùng đó, tại tuyến phố đi bộ mở rộng, ngoài các dãy phố ẩm thực, các cửa hàng bán đồ lưu niệm cũng được quan tâm đẩy mạnh. Khách du lịch lựa chọn cho mình những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, kim hoàn truyền thống tiêu biểu cho văn hóa đất nước Việt Nam và nét riêng của Hà Nội. Ngay cả việc nghỉ chân của khách cũng bước đầu được tính đếm bằng cách sắp xếp những chiếc ghế tại một số điểm phù hợp.
Với một vòng dịch vụ khép kín, giờ đây khách du lịch khi đến với phố cổ Hà Nội đã được thỏa nguyện "ngắm nhìn - nghe - mua sắm - thưởng thức" rất riêng.
Cũng gắn bó với nhiều năm với từng con phố, ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân - cho biết: Đề án "Mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I Khu phố cổ Hà Nội" của quận Hoàn Kiếm đã được UBND Thành phố phê duyệt thông qua ngày 30/12/2013. Không dễ dàng như những gì đã tính toán trên giấy, để có được kết quả như hiện nay, đơn vị này đã phải tháo gỡ rất nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.
"Hiện Công ty đã xây dựng 7 phương án chi tiết đảm bảo cho tuyến phố đi bộ mở rộng hoạt động ổn định gồm: Phương án đảm bảo an ninh trật tự; phòng chống cháy nổ; phân luồng giao thông và bố trí điểm giao thông tĩnh; tổ chức duy trì đảm bảo vệ sinh môi trường; đầu tư cơ sở vật chất; phương án tài chính và sắp xếp hộ kinh doanh. Đến nay các phương án nêu trên vẫn tiếp tục được hoàn thiện và tiếp thu ý kiến từ các cơ quan của quận và thành phố" - ông Thủy cho biết.
Đội xe điện hoạt động hết công xuất đưa, đón khách tham quan phố cổ Hà Nội.
Cùng đó, bài toán nan giải về giao thông tĩnh ở tuyến phố đi bộ đã được giải quyết, Quận đang thực hiện thí điểm tận dụng gầm cầu Chương Dương tổ chức trông giữ xe máy các tối cuối tuần; tăng cường kiểm tra xử lý các điểm trông giữ xe trái phép. Theo đó, hơn 2.000 xe máy của người dân trong khu vực phố đi bộ đã được dán tem để được đem ra bãi gửi miễn phí, nhường vỉa hè để các tổ chức các hoạt động kinh doanh khác. Cùng đó, các chốt giao thông được thiết lập nhằm chấn chỉnh một bước căn bản tình trạng lộn xộn trong trật tự giao thông, thiếu văn minh đô thị tại các tuyến phố.
Mọi việc còn đang bắt đầu, dù vậy, đằng sau kết quả Hà Nội đã có thêm điểm du lịch văn hóa đặc trưng là tấm lòng của những người yêu và gắn bó Hà Nội, cùng trăn trở với những quyết tâm đổi mới. Giống như câu chuyện người dân Cù Lao Chàm (Quảng Nam) quyết chung sức xây dựng hòn đảo du lịch không rác thải, người dân Hội An đồng lòng xây dựng thành phố không khói thuốc lá...
Theo thông báo từ TP Hà Nội, thời gian hoạt động của tuyến phố đi bộ trong khu bảo tồn cấp I khu phố cổ Hà Nội vào 3 tối cuối tuần (Thứ Sáu, Thứ Bẩy, Chủ Nhật). Giờ hoạt động: Mùa hè từ 19h - 24h. Mùa đông 18h - 24h.
Thanh Thanh
Theo Dantri
Mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh: Sẽ về đích sớm 1 năm Thông tin được Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết tại cuộc họp về công tác GPMB dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh vào sáng qua 15-9. Đây là 2 dự án cải tạo nâng cấp có quy mô lớn, vừa khai thác vừa thi công, tổng mức đầu tư khoảng 110.000 tỷ đồng. Các...