Mở rộng việc sử dụng bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS
Nhằm chuyển dần việc thanh toán chi trả cho điều trị HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình, dự án sang thanh toán từ Quỹ Bảo hiểm y tế, những năm qua, ngành y tế đã khuyến khích bệnh nhân HIV/AIDS sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Nhằm chuyển dần việc thanh toán chi trả cho điều trị HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình, dự án sang thanh toán từ Quỹ Bảo hiểm y tế, những năm qua, ngành y tế đã khuyến khích bệnh nhân HIV/AIDS sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới có 30% số bệnh nhân HIV có thẻ bảo hiểm y tế. Nhiều biện pháp, mô hình đang được các địa phương trong cả nước áp dụng nhằm tăng tỷ lệ người bệnh HIV sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Ngại trạm y tế phường, xã
Do các trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy, phòng khám ngoại trú thuộc y tế dự phòng quận, huyện không được thanh toán bảo hiểm y tế nên ngành y tế khuyến khích đưa bệnh nhân HIV về các trạm y tế và thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế cho họ tại các trạm y tế. Mặc dù vậy, số bệnh nhân HIV/AIDS chuyển về trạm y tế còn thấp và bệnh nhân HIV/AIDS có bảo hiểm y tế có tâm lý lo ngại khi đến các trạm y tế để khám chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Bắt đầu từ năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm phân cấp đưa số bệnh nhân HIV/AIDS đã ổn định sức khỏe về trạm y tế phường, xã (Quận 8 và Thủ Đức) để quản lý, theo dõi đồng thời để họ được thanh toán bảo hiểm y tế, song đến nay mới có 30 – 35% số người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế.
Theo bác sĩ Trần Hưng Phong – Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Quận 8: Quận 8 thí điểm đưa bệnh nhân HIV/AIDS về hai phường 16 và 9 nhưng số người nhiễm tự nguyện về trạm y tế phường xã rất thấp chỉ khoảng 10% vì họ ngại, sợ bị mọi người biết mình bị HIV/AIDS nên không muốn về phường, xã gần nơi cư trú để được theo dõi và khám chữa bệnh.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong số những người nhiễm được quản lý tại trạm y tế cũng chỉ có vài người có thẻ bảo hiểm y tế. Như trạm y tế phường 16 đang quản lý 16 bệnh nhân HIV/AIDS nhưng chỉ có 4 người có bảo hiểm y tế vì 4 người này vẫn còn đi làm được trong các công ty nên họ được mua bảo hiểm theo hợp đồng lao động.
Dù không đăng ký khám bảo hiểm y tế tại trạm y tế nhưng nếu họ tới đây khám vẫn được thanh toán 100%, trong đó 30% do trái tuyến của họ sẽ được quỹ hỗ trợ của thành phố chi trả. Thế nhưng, 4 người này chỉ đến trạm y tế để lấy thuốc ARV chứ không đến đây để khám chữa bệnh khi mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh, theo các trung tâm y tế dự phòng các tỉnh phía Nam, rất khó vận động bệnh nhân HIV/AIDS về trạm y tế xã, phường để nhận thuốc ARV và khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.
Ông Nguyễn Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An chia sẻ: Chúng tôi đã đi khảo sát và tập hợp người nhiễm để đưa họ về tuyến xã nhưng không thành công. Bệnh nhân HIV/AIDS vẫn chấp nhận việc hàng tháng họ phải vất vả lên Trung tâm y tế dự phòng tỉnh để lấy thuốc và lên Bệnh viện tỉnh để chữa bệnh thay vì về trạm y tế phường, xã dù thuận tiện hơn trong đi lại. Một khi người nhiễm HIV đã ngại về trạm y tế phường xã thì sẽ rất khó triển khai khám và chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS. Nếu cứ kéo dài như vậy, nguy cơ bỏ trị của người nhiễm HIV có thể xảy ra.
Đưa phòng khám ngoại trú vào hệ thống y tế công
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, để triển khai bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS thành công, ngành y tế nên triển khai thanh toán bảo hiểm y tế cho các phòng khám ngoại trú, các trung tâm tư vấn xét nghiệm HIV thuộc y tế dự phòng bởi phần lớn người nhiễm HIV/AIDS của các tỉnh đều tự nguyện về đây để được theo dõi và khám chữa bệnh. Trên thực tế, ở một số tỉnh như An Giang, Nghệ An… đã linh hoạt trong việc lồng ghép dịch vụ và sử dụng bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS.
Bác sĩ Dương Hoàng Dũng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang cho biết: Từ tháng 4/2012, huyện Tịnh Biên đã đưa phòng khám ngoại trú thành một phòng khám của bệnh viện đa khoa. Cụ thể, phòng khám ngoại trú được lồng ghép với các khoa của bệnh viện như khoa sản để dự phòng HIV từ mẹ sang con, lồng ghép với khoa xét nghiệm và khoa dược để điều trị các bệnh cơ hội cho bệnh nhân HIV/AIDS…
Cách làm này ngoài việc giúp phòng khám ngoại trú được đầu tư thêm cơ sở vật chất cũng như được các bác sĩ ở bệnh viện về hỗ trợ, còn giúp người nhiễm HIV/AIDS được thanh toán bảo hiểm y tế khi đến khám tại phòng khám ngoại trú. Song song đó, việc phòng khám ngoại trú trở thành một phòng khám của bệnh viện đã góp phần thúc đẩy sự tham gia bảo hiểm y tế của bệnh nhân HIV/AIDS.
Đến nay, huyện Tịnh Biên đã 415/542 bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế (chiếm 76,5%). Nhờ đó, bảo hiểm y tế đã góp phần giảm chi khoảng 60 triệu đồng từ các dự án quốc tế cho việc chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và khám cận lâm sàng cho người nhiễm HIV/AIDS.
Dựa trên kết quả thực hiện lồng ghép và sử dụng bảo hiểm y tế cho người bệnh HIV/AIDS tại một số tỉnh, ngành y tế đang đẩy mạnh chuyển đổi chức năng của các phòng khám ngoại trú.
Theo Thạc sĩ Võ Hải Sơn, chuyên viên Cục phòng, chống HIV/AIDS: Hiện vẫn còn khoảng 50% số phòng khám ngoại trú thuộc các dự án quốc tế hoặc trung tâm y tế huyện một chức năng (tức trung tâm y tế dự phòng), do đó hướng sắp tới sẽ chuyển các phòng khám này thành phòng khám HIV/AIDS thuộc khoa khám bệnh của các bệnh viện.
Như vậy, khi tới khám tại các phòng khám bằng bảo hiểm y tế, bệnh nhân HIV/AIDS sẽ được thanh toán 100%. Đồng thời để tăng tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế, ngành y tế sẽ huy động tối đa ngân sách Nhà nước (của cả trung ương và địa phương) để giúp người nhiễm tiếp cận được bảo hiểm y tế như sẽ hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo thuộc 62 huyện khó khăn hay mới thoát nghèo và hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ cho bệnh nhân hộ cận nghèo.
Với những cách làm này, ngành y tế sẽ từng bước tiếp quản bền vững việc điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS sau khi các dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế rút đi.
Theo NTD
Kiếm tiền tỷ từ nuôi thú "độc"
Từ thú vui thích nuôi những con vật "độc", lạ nhưng về sau chính chúng đã giúp những người chủ này trở thành đại gia, kiếm cả bạc tỷ mỗi năm.
Từ hai bàn tay trắng, sau 4 năm, Kiều Văn Hoàng đã gây dựng được hai mô hình trại chó ngao Tây Tạng tại Quảng Ninh với số lượng lên đến 30 con. Đây là loại chó được coi là đắt nhất hành tinh.
Là ông chủ của hai trại chó lớn, anh được biết đến là đại gia khi tuổi còn trẻ. Anh tâm sự những khó khăn trong nghề không phải ai cũng thấu hiểu: "Trong một năm có 3 tháng cuối năm phải nghỉ làm. Vì giống chó không sinh sản trong thời gian này. Trong 3 tháng mình phải nuôi chúng và duy trì chi phí trại chó khá cao".
Nguyễn Khánh Vi (27 tuổi, tốt nghiệp học viện PSB Academy, Singapore) hiện đang là chủ trại chó Chow Chow tại TP. HCM.
Hiện nay, trang trại của Vi rộng khoảng 300m2 ở huyện Bình Chánh đang có 4 con chó giống (2 đực, 2 cái). Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chó giống quốc tế (FCI), việc nuôi từ 2 cặp trở lên sẽ được gọi là trại. Vi cho biết một con chó giống được mua với giá 4.000 USD, với mỗi một con vừa đẻ ra được Vi định giá 2.500 USD.
Nguyễn Đình Quỳnh (Long Xuyên, Kinh Môn, Hải Dương) mới 30 tuổi nhưng rất thích nuôi những con vật như nhím, trĩ, ngỗng trời. Tổng số công trong trại của Quỳnh gồm 30 con bố mẹ, 40 con non, tính sơ sơ đã trị giá bạc tỷ. Đàn công đem lại cho Quỳnh mỗi năm khoảng 300-400 triệu lãi và không bao giờ đủ hàng để bán.
Trại công khá đơn giản, tường xây bằng gạch xi măng, mái lợp bờ lô, xung quanh vây lưới B40, diện tích tổng cộng không quá một sào Bắc bộ. Khách mua về chủ yếu là làm giống hoặc nuôi cảnh. Ảnh công non mới nở.
Trần Linh Huế là một trong những bạn trẻ đầu tiên chơi gà Serama tại Hà Nội. Qua một thời gian tìm tòi trên mạng internet, Huế bắt đầu nuôi những chú gà Serama để kiếm tiền. Đây là giống gà tre nhỏ và nhẹ nhất trên thế giới, chỉ khoảng 300-500g. Giá mỗi cặp chỉ từ 3 triệu đồng, tuy nhiên để mua được gà đẹp, dân mê gà phải bỏ ra ít nhất 5 - 20 triệu đồng/con. Với tiếng tăm trong giới chơi gà, Huế có thể kiếm được thu nhập cả chục triệu nhờ vào những con gà giống.
Đang là giáo viên dạy toán ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), anh Nguyễn Thế Thắng lên mạng internet để tìm hiểu cách nuôi dế. Thấy kỹ thuật nuôi đơn giản, anh liên hệ với một trại dế ở Hà Nội, đặt mua 300.000 đồng tiền trứng dế để nuôi thử. Anh cho biết, vốn ban đầu chỉ cần khoảng vài triệu đồng để đầu tư mua con giống và dụng cụ nuôi. Với số lượng con giống này, sau một tháng sẽ cho khoảng 50 - 60 kg dế thành phẩm, thu nhập khoảng 5,5 - 6 triệu đồng.
Ông Võ Văn Đở ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú nuôi gần 300 con rắn hổ hèo với chuồng đặt ngay trong nhà. Hiện đàn rắn nuôi trong nhà của gia đình ông Đỡ khoảng 600 con lớn nhỏ, mỗi năm bán rắn thịt và rắn giống thu về trên 150 triệu đồng.
Ông Chau Sóc Kim, người dân tộc Khmer, ở ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang là người đầu tiên nuôi rắn theo mô hình bán hoang dã, với 4 loại không nọc độc là hổ ngựa, hổ hèo, hổ hành và rắn lãi. Mỗi năm doanh thu từ nuôi rắn của gia đình ông Kim đạt trên 500 triệu đồng.
Với anh Phan Thanh Tuyền, ở xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ), do nhà ở phố đất chật, anh đã chọn cách nuôi rắn ri voi trong lu, hũ, thùng... Gần 100 con rắn ri voi được nuôi mỗi năm đem lại cho anh nguồn thu gần 200 triệu đồng.
Một số ít người có kinh nghiệm lâu năm "sống chung cùng rắn" đã chọn cách thả nuôi rắn cực độc như hổ mang chúa, vì loài này có giá trị rất cao. Anh Lê Văn Nhơn, ở xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên - An Giang đang nuôi 15 con rắn hổ mang chúa, bình quân nuôi 1,5 -2 năm, mỗi con sẽ đạt trọng lượng từ 1,3 - 1,7kg. Giá bán loài này được các nhà hàng thu mua từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg.
Tại TPHCM, ông Trần Văn Nga (còn gọi là Sáu Nga) có trang trại rộng 7 ha nuôi cá sấu. Hiện trang trại của ông Nga nuôi khoảng 2.000 con cá sấu bố mẹ 7-8 năm tuổi làm giống, hơn 10.000 con cá sấu con. Mỗi tháng, ông Nga "hóa kiếp" cho 300-500 con cá sấu tầm 2-3 tuổi, dài 1,2-1,5 m, nặng 10-20 kg. Những sản phẩm da của ông xuất sang nhiều nước trên thế giới, còn những sản phẩm làm từ da cá sấu thường tham gia nhiều hội chợ và được người tiêu dùng ưa chuộng. Với đàn cá sấu của mình, mỗi năm ông Nga thu về gần 10 tỷ đồng.
Theo Lan Dương
Gia đình & Xã hội
Những chợ "độc" vùng biên Ở miền Tây có nhiều chợ độc đáo "chẳng giống ai", phần lớn tập trung tại tỉnh An Giang, đặc biệt là vùng Bảy Núi, như chợ cỏ Ô Lâm, chợ "sung dược" Tịnh Biên, chợ chuột, chợ bò Tà Ngáo, chợ gánh núi Cấm... Chợ bò Tà Ngáo thuộc xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang. Chợ hoạt độngsôi động nhất...