Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thêm 8 ha từ đất quân sự
Theo quy hoạch được điều chỉnh đến năm 2020, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng để tăng gấp đôi số chỗ đỗ máy bay hiện nay, nâng công suất đạt 25 triệu hành khách mỗi năm.
Chiều 9/10, Bộ GTVT đã tổ chức công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Sân bay Tân Sơn Nhất được mở rộng thêm gần 8 ha từ đất quân sự (ảnh NLD)
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh, cảng HKQT Tân Sơn Nhất được sử dụng chung cho cả quân sự và dân dụng. Sử dụng hai đường cất hạ cánh hiện hữu có khả năng tiếp nhận các loại tàu bay code E. Phần đất mở rộng sân đỗ máy bay, đường lăn dùng chung là 7,63 ha từ đất quốc phòng. Nâng số vị trí đỗ máy bay lên 82 (hiện nay là 40), bao gồm 54 vị trí đỗ của hàng không dân dụng và 28 vị trí đỗ của hàng không lưỡng dụng.
Nhà ga hành khách sẽ được cải tạo để đáp ứng đạt công suất 25 triệu hành khách/năm (công suất thiết kế hiện nay là 20 triệu). Nhà ga hàng hóa được đầu tư, nâng cấp theo từng giai đoạn, công suất đến năm 2030 đạt 1 triệu tấn/năm.
Video đang HOT
Đối với hệ thống giao thông kết nối với sân bay thì đường Trường Sơn vẫn là trục chính, hai chiều 6 làn xe. Đường vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi cũng được hoàn thiện với 2 tuyến riêng biệt, mỗi tuyến có 3 làn. Quy hoạch bổ sung thêm một cầu vượt ở đường Bạch Đằng – Trường Sơn để tránh giao cắt giữa đường ra vào quốc tế và quốc nội. Sân đỗ ô tô trước nhà ga quốc tế và nội địa được quy hoạch dạng nhà xe nhiều tầng, đấu nối trực tiếp với trục đường ra/vào sân bay. Sân đỗ ô tô kho hàng sẽ tiếp giáp với đường Phan Thúc Duyện. Tổng vốn đầu tư nâng cấp sân bay dự kiến đến năm 2020 là 6.400 tỷ đồng.
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng HKQT Tân Sơn Nhất
Trong 9 tháng đầu năm 2015, sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua cảng HKQT Tân Sơn Nhất vẫn tăng trưởng cao, đạt hơn 19,5 triệu lượt hành khách và 317,6 nghìn tấn hàng hóa, tương ứng tăng trưởng 18,64% về hành khách và 6,6% về hàng hóa so với cùng kỳ năm 2014.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật lo ngại một số chỉ tiêu đã gần đạt được so với quy hoạch. Chẳng hạn, sản lượng hành khách năm 2015 dự báo sẽ đạt ngưỡng 25 triệu hành khách. Ông đề nghị các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm túc quy hoạch này để đáp ứng khả năng phục vụ hành khách, hàng hóa trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, sớm nhất thì đến năm 2018 sân bay Long Thành mới khởi công và đưa vào khai thác năm 2023. Như vậy áp lực đối với sân bay Tân Sơn Nhất là rất lớn. Ông đề nghị TPHCM cần có các giải pháp điều chỉnh quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông quanh khu vực sân bay để phù hợp với quy hoạch đã được điều chỉnh, đồng thời đáp ứng lượng hành khách đi đến ngày càng tăng.
Trước thực tế trên, Cuc trương Lai Xuân Thanh cho răng, du cho co nâng câp thi sân bay Tân Sơn Nhât vân se qua tai. Hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã quá tải so với thiết kế và dự báo lượng khách phục vụ đến năm 2020 có thể đạt 30 triệu/năm.
Quốc Anh
Theo Dantri
Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng thêm 8 ha
Diện tích Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ tăng thêm khoảng 8 ha, sử dụng 2 đường cất hạ cánh hiện hữu với 82 vị trí đỗ.
Chiều 9/10, tại TP HCM, Cục Hàng không Việt Nam công bố qui hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 2/1995. Đến năm 2020, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn được xác định là cảng hàng không lớn nhất của cả nước. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, ngày 7/9/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật phát biểu tại lễ công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Căn cứ vào quy hoạch chi tiết này, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến năm 2030 có diện tích 598 ha, tăng thêm khoảng 8 ha so với diện tích hiện hữu, công suất 25 triệu lượt hành khách và 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Tại đây, sân bay sử dụng 2 đường cất hạ cánh hiện hữu với 82 vị trí đỗ tàu bay. Đồng thời với quy hoạch cảng là qui hoạch giao thông đường trục từ công viên Hoàng Văn Thụ vào theo đường Trường Sơn, lưu thông 2 chiều với 6 làn xe, theo đường trục Tân Sơn Nhất- Bình Lợi với 2 tuyến riêng biệt, mỗi tuyến 3 làn xe.
Tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất có công suất 25 triệu lượt hành khách, do vậy phải có thông tin khảo sát để đảm bảo trong quy hoạch mở rộng đảm bảo phục vụ tất cả lượng khách tăng thêm hàng năm. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Tổng công ty quản lý bay Việt Nam tiến hành đầu tư, xây dựng đồng bộ các kết cấu hạ tầng sân bay, đảm bảo sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách khi sân bay Long Thành chưa xây dựng xong.
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là cảng hàng không lớn nhất, quan trọng nhất trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Đây là trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa tại khu vực phía Nam và là cửa ngõ giao lưu với quốc tế bằng đường hàng không lớn nhất cả nước.
Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt hơn 22 triệu lượt lượt hành khách và hơn 400.000 tấn hàng hóa. Trong 8 tháng đầu năm nay, sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt hơn 17,5 triệu lượt hành khách và 280.000 tấn hàng hóa, tương ứng tăng trưởng 18,5% về hành khách và 7,8% về hàng hóa so với cùng kỳ năm 2014./.
Hà Khánh
Theo_VOV
Sân bay Tân Sơn Nhất "lặc lè" chờ chi viện 17h ngày 30/5, từ phòng cách ly hành khách khu vực ga quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất nhìn xuống sân đỗ, đường băng, cuộc "rượt đuổi" của các chim sắt khổng lồ diễn ra sinh động... Trên đường lăn, 3 máy bay màu xanh đặc trưng của Vietnam Airlines nối đuôi nhau, xếp hàng chờ trước lối rẽ vào đường...