Mở rộng quan hệ với các tổ chức cho vay, nhóm từ thiện nhằm đẩy mạnh tiêm chủng
Nhăm thúc đây chiên dịch tiêm chủng vaccine ngưa COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi sẽ mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức cho vay và các nhóm từ thiện.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Khartoum, Sudan ngày 9/3/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát biêu tại buôi lê trưc tuyên ra măt quan hê đôi tác giưa Liên minh châu Phi (AU), CDC châu Phi và Quỹ Tài trơ Mastercard nhằm đẩy mạnh chiên dịch tiêm chủng tại châu Phi, Giám đôc CDC châu Phi John Nkengasong cho biêt khả năng châu lục này đạt đươc mục tiêu tiêm chủng cho 60% dân sô vào năm 2022 còn phụ thuôc vào viêc khai thác các nguôn lưc và chuyên môn tư khu vực tư nhân và quỹ tài trơ. Ông nhân mạnh các môi quan hê đôi tác sẽ giúp mơ rông khả năng tiêp cân vaccine ngưa COVID-19 ơ châu Phi.
Tại buôi lê, Quỹ Tài trơ Mastercard đã công bô sáng kiên trị giá 1,3 tỷ USD nhăm đây mạnh chiên dịch tiêm chủng vaccine ngưa COVID-19 ơ châu Phi thông qua quan hê đôi tác vơi CDC châu Phi. Chương trình này sẽ đảm bảo có đủ vaccine cho ít nhất 50 triệu người và đầu tư vào năng lực sản xuất vaccine tại châu Phi. Chiến dịch này nhằm giúp AU đạt được mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 60% dân số trên toàn châu lục vào cuối năm 2022.
Theo Giám đôc Nkengasong, sáng kiên trên sẽ giúp thu hẹp khoảng cách tiêm chủng giưa các nươc và khu vưc trong châu lục trong bôi cảnh nguôn cung vaccine toàn câu đang khan hiêm. Ông nhân mạnh quan hệ đối tác giữa các chính phủ châu Phi, khu vực tư nhân, các tổ chức cho vay và các quỹ tài trơ là cần thiết để giải quyết tình trạng tắc nghẽn nguôn cung hiên này, gây cản trơ cho chiên dịch tiêm chủng vaccine ngưa COVID-19 tại châu Phi.
Cho đến nay, chưa đến 2% người dân châu Phi đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Ngày 8/6, CDC châu Phi thông báo tính tơi chiêu cùng ngày, sô ca măc COVID-19 tại châu lục này đã tới 4.938.325 ca, trong khi sô ca tư vong do dịch bênh này hiên là 132.786 ca. Theo CDC, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập là những quốc gia có nhiều ca măc nhât tại “Lục địa Đen”. Xét theo khu vưc, khu vưc Nam Phi là nơi bị ảnh hương năng nê nhât, theo sau là Băc Phi và Đông Phi, trong khi Trung Phi là khu vưc ít bị ảnh hương nhât.
Trong một cuộc khảo sát vào tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biêt nhiều nước châu Phi đang thiêt hụt nghiêm trọng các cơ sở y tế và nhân sự, vôn là nhưng yếu tố quan trọng đối với bệnh nhân măc COVID-19 thê năng đòi hỏi phải được điều trị tại khu tích cực (ICU). Trong số 23 quốc gia được khảo sát, đa số các nươc không đạt tỷ lệ 1 giương bênh ICU/100.000 dân và chỉ có khoảng hơn 30% sô nươc trên có máy thơ. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước giàu như Đưc và Mỹ có là hơn 25/100.000 dân.
Mâu thuẫn giữa Tây Ban Nha và Maroc sau vụ hàng nghìn người vượt biển tới Ceuta
Quan hệ giữa Tây Ban Nha và Maroc tiếp tục leo thang căng thẳng khi hai nước lên tiếng chỉ trích và đổ lỗi cho nhau về vụ gần 8.000 người di cư từ quốc gia Bắc Phi trên vượt biên sang vùng Ceuta của Tây Ban Nha trong tuần này.
Người di cư trèo qua hàng rào biên giới tại Fnideq, Maroc, để sang vùng Ceuta của Tây Ban Nha ngày 18/5/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trả lời đài phát thanh RNE ngày 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles đã cáo buộc Maroc không chủ động ngăn chặn dòng người di cư đổ sang vùng Ceuta -vùng lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm bên bờ biển Bắc Phi. Theo Bộ trưởng Robles, bằng việc "tạo thuận lợi" cho hàng nghìn người di cư bơi vượt biển hoặc trèo qua hàng rào biên giới để sang vùng Ceuta, Maroc đã đẩy sinh mạng của những người này vào nguy hiểm.
Ceuta và Melilla - một vùng lãnh thổ khác của Tây Ban Nha ở Bắc Phi - là hai địa điểm có biên giới trên bộ duy nhất giữa Liên minh châu Âu (EU) với châu Phi. Đây cũng là điểm đến mà người di cư từ các nước Bắc Phi nghèo khó tìm tới với hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn tại châu Âu.
Trong khi đó, trả lời hãng thông tấn MAP của Maroc, Ngoại trưởng Maroc Nasser Bourita cho rằng Tây Ban Nha đã có hành động khiến quan hệ ngoại giao hai nước căng thẳng, đồng thời cho rằng làn sóng người di cư từ nước này tràn sang vùng Ceuta là do ảnh hưởng của thời tiết và lực lượng tuần tra biên giới lơ là cảnh giác sau giai đoạn tăng cường an ninh vào dịp lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Ngoại trưởng Bourita khẳng định chính quyền Rabat đang gánh vác cuộc chiến ngăn chăn dòng người di cư vào Tây Ban Nha với 20.000 nhân viên an ninh được triển khai để thực hiện nhiệm vụ này. Theo ông Bourita, đây không phải lần đầu tiên và sẽ không phải là lần cuối cùng xảy ra làn sóng hàng nghìn người di cư vượt biên sang Ceuta. Thời tiết tốt là yếu tố tạo thuận lợi cho người di cư bơi sang vùng lãnh thổ này.
Hôm 17/5, Tây Ban Nha ghi nhận số lượng người di cư đổ về cao kỷ lục, khi ít nhất 6.000 người - trong đó có khoảng 1.500 trẻ em - đã vượt biển từ Maroc sang Ceuta. Những người di cư trái phép đã tới Ceuta bằng cách sử dụng phao tự chế, xuồng cao su hoặc lội nước khi thủy triều xuống. Họ xuất phát từ các bãi biển tại quốc gia láng giềng Maroc chỉ cách vùng lãnh thổ này của Tây Ban Nha khoảng một vài km về phía Nam. Ước tính đã có 8.000 người di cư vượt biên sang Ceuta trong tuần này. Tình hình tại khu vực biên giới đã tạm lặng trong ngày 19/5 sau khi cảnh sát Maroc thiết chặt an ninh ở phía biên giới nước này. Các nguồn tin cho hay giới chức Maroc đã thuê xe buýt để đưa khoảng 3.000 người di cư nước này trở về các thành phố trong nước. Trong khi đó, phía Tây Ban Nha đã gửi trả về Maroc 6.000 trong tổng số 8.000 người di cư đã tới Ceuta trong những ngày qua. Cùng ngày, lực lượng Vệ binh dân sự Tây Ban Nha thông báo đã phát hiện thi thể của một người đàn ông trên bãi biển El Tarajal ở Ceuta nghi là một trong những hàng nghìn người di cư vượt biên vào vùng lãnh thổ này. Đây là lần thứ hai trong 1 tuần lực lượng này phát hiện thi thể trôi dạt vào bờ biển tại Ceuta.
Hải quân Hoàng gia Maroc giải cứu 165 người di cư bất hợp pháp Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi - Trung Đông, ngày 19/4, Hãng thông tấn Maroc (MAP) dẫn nguồn tin quân sự cho biết các đơn vị Hải quân Hoàng gia của nước này hoạt động ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương đã giải cứu 165 người di cư bất thường cuối tuần qua. Người di cư được cứu...