Mở rộng liên minh giúp Ukraine rà phá bom mìn
Hy Lạp sẽ tham gia liên minh do Litva và Iceland dẫn đầu để giúp Ukraine rà phá bom mìn. Thông tin này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anuauskas công bố sau cuộc gặp với người đồng cấp Hy Lạp Nikos Dendias ngày 16/3 ở Vilnius.
Một toà chung cư bị phá huỷ trong xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine ngày 20/2/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Bộ trưởng Anuauskas khẳng định cam kết của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ Ukraine. Ông bày tỏ cảm ơn Hy Lạp đã tham gia liên minh rà phá bom mìn cho Ukraine nói trên.
Ngoài ra, các bộ trưởng cũng thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương, tình hình an ninh và chương trình nghị sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Các bộ trưởng cũng đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Nam Âu.
Video đang HOT
Trong khi đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã có cuộc thảo luận với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken, nhấn mạnh nước này cần tiếp tục nhận được hỗ trợ từ Mỹ và các nước khác.
Trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Kuleba cảm ơn Mỹ về gói viện trợ quân sự gần đây. Ông lưu ý việc không tiếp tục hỗ trợ Ukraine sẽ làm suy yếu nghiêm trọng vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của nước này.
Theo Ukrinform, ngày 12/3 vừa qua, Mỹ công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trong đó sẽ bao gồm tên lửa phòng không Stinger, đạn cho HIMARS, đạn pháo 155 mm, bao gồm cả đạn nổ mạnh và đạn chùm, cũng như đạn 105 mm. Gói này cũng bao gồm 84 hệ thống chống tăng, đạn vũ khí nhỏ, đạn nổ để loại bỏ chướng ngại vật, cũng như các phụ tùng thay thế cho phần cứng quân sự và các thiết bị phụ trợ khác.
Ukraine nói không có 'kế hoạch B' thay thế nguồn viện trợ của Mỹ
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Kiev không có giải pháp thay thế nào ngoài việc đảm bảo nguồn viện trợ quân sự đang bị đình trệ của Washington cho cuộc chiến chống lại Nga.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: Pravda
"Chúng tôi không có kế hoạch B. Chúng tôi tin tưởng vào kế hoạch A. Ukraine sẽ luôn chiến đấu bằng những nguồn lực được viện trợ. Và những gì được trao cho Ukraine không phải từ thiện. Đó là một khoản đầu tư để bảo vệ NATO và sự thịnh vượng của người dân Mỹ", ông Kuleba nói với kênh CNN trong cuộc phỏng vấn hôm 3/1.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Ukraine tin tưởng Quốc hội Mỹ sẽ chấp thuận yêu cầu viện trợ của nước này. Ông cũng lưu ý nếu Nga chiếm ưu thế trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 22 tháng này, các nhà lãnh đạo khác sẽ đứng về phía Moskva. Khi đó, việc đảm bảo an ninh ở khu vực này và ngăn chặn kịch bản đó sẽ đòi hỏi Mỹ phải trả giá cao hơn rất nhiều.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hối thúc Quốc hội phê duyệt khoản viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên, phe Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ tới nay chưa thông qua đề xuất vì cho rằng chính quyền ông Biden đang ưu tiên hỗ trợ cho Ukraine hơn là giải quyết các vấn đề trong nước như an ninh tại khu vực biên giới.
Các nghị sĩ Cộng hòa đang đàm phán với phe Dân chủ và Nhà Trắng về thỏa thuận nhằm thắt chặt chính sách của những địa phương dọc theo biên giới Mỹ - Mexico để ngăn dòng người nhập cư, đổi lấy việc thông qua thêm viện trợ cho Ukraine và Israel.
Hôm 3/1, Thượng nghị sĩ độc lập Mỹ Kyrsten Sinema tại bang Arizona, một trong những bang giáp biên giới Mexico, cho biết các nhà đàm phán tại Thượng viện đang tiến gần đến một thỏa thuận an ninh biên giới lưỡng đảng mà Quốc hội có thể kết hợp với viện trợ khẩn cấp mới cho Ukraine và Israel.
Vào tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm Washington để thuyết phục Quốc hội đồng ý với gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD.
Song một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với tờ New York Times rằng ngay cả khi Quốc hội Mỹ bỏ chặn viện trợ cho Ukraine, sự ủng hộ ngày càng giảm của các đảng viên Cộng hòa đối với Ukraine và vị thế "ngày càng bấp bênh" của nước này chứng tỏ Kiev vẫn cần của một nguồn tài trợ thay thế.
G7 thảo luận về việc thiết lập lá chắn phòng không cho Ukraine Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức, các quốc gia G7 (Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản) có ý định hợp tác để tạo ra một lá chắn phòng không cho Ukraine. Ukraine đang có nhu cầu cao về phòng không trong xung đột với Nga. Ảnh: WSJ Theo báo Pravda châu Âu (Ukraine), cuộc xung đột ở Ukraine vẫn...