Mở rộng lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc 2.000 công nhân Công ty PouYuen Việt Nam
13h chiều hôm nay ngành y tế TP.HCM huy động các đội lấy mẫu xét nghiệm từ các bệnh viện khẩn trương lấy mẫu tầm soát COVID-19 cho khoảng 2.000 công nhân làm việc tại công ty PouYuen Việt Nam.
Sở Y tế TP.HCM ngày 10-6 cho biết vừa huy động lực lượng nhân viên y tế khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 cho khoảng 2.000 công nhân làm việc tại công ty Pouyuen Việt Nam (phường Tân Tạo, quận Bình Tân).
Đây là công ty mà ngành y tế TP.HCM vừa xác định có một công nhân làm việc dương tính với COVID-19. Hiện bệnh nhân cùng những người tiếp xúc gần đã được đưa đi cách ly điều trị.
Theo Sở Y tế TP.HCM từ khoảng 13h chiều nay (10-6) đơn vị huy động các đội lấy mẫu từ các bệnh viện như Truyền máu huyết học, Tai Mũi Họng, Phục hồi chức năng, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phối hợp với Trung tâm Y tế quận Bình Tân lấy mẫu. Dự kiến sẽ lấy 2.000 mẫu xét nghiệm.
Video đang HOT
Được biết đợt lấy mẫu này có yêu cầu cao hơn các đợt lấy mẫu xét nghiệm ở các khu vực trước đây, đòi hỏi hoàn tất việc lấy mẫu sớm và có kết quả sớm nhất có thể.
Trước đó ngày 9-6 Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết vừa phát hiện một trường hợp mắc COVID-19 làm việc tại công ty PouYuen (quận Bình Tân). Quá trình truy vết HCDC xác định đây là một chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây, hiện đã lây cho 8 người.
Theo HCDC chuỗi lây nhiễm này khởi đầu từ một cư dân ở chung cư Ehome 3 (phường An Lạc, quận Bình Tân) được xác định mắc COVID-19 từ ngày 6-6. Quá trình truy vết cơ quan y tế xác định có thêm một ca nhiễm khác cùng tòa nhà, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tiếp tục phát hiện thêm 5 trường hợp khác mắc COVID-19.
Ca nhiễm làm việc tại công ty PouYuen vừa được phát hiện là vợ của một trong 5 ca nhiễm nêu trên. Như vậy tính đến thời điểm này, chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn này đã phát triển sang chu lỳ thứ 3 (F3 lây bệnh).
Bình Định: 9.000 ha đất được làm sạch bom mìn còn sót lại sau chiến tranh
Tỉnh Bình Định vừa nhận bàn giao từ các đối tác quốc tế bản đồ và tài liệu liên quan đến hơn 9.000 ha đất được khảo sát và rà phá bom mìn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
Ngày 26/10, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, mới đây, lãnh đạo Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), và UNDP đã chính thức bàn giao bản đồ và tài liệu liên quan đến 9.000 hecta đất đã được khảo sát kỹ thuật - rà phá bom mìn tại tỉnh Bình Định trong khuôn khổ dự án Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Đại diện VNMAC, KOICA và UNDP chia vui với người dân ở Bình Định.
Tại lễ bàn giao, ông Cho Han-Deog, Giám đốc quốc gia KOICA, và Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP, đánh gia cao nỗ lực của các đội khảo sát kỹ thuật và rà phá, đã hoàn thành công việc một cách an toàn, chất lượng cao và theo đúng kế hoạch, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức do dịch Covid-19 và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
"Bản đồ này là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các bên trong suốt hai năm qua. Mục đích cuối cùng của dự án không chỉ là xử lý làm sạch đất khỏi bị ô nhiễm bom mìn. Đất sạch và an toàn là khởi đầu của quá trình phát triển. Vì vậy, các ưu tiên rà phát bom mìn phải nằm trong kế hoạch phát triển rộng hơn. Và chúng tôi mong rằng đất sau khảo sát kỹ thuật - rà phá bom mìn vừa được bàn giao cho tỉnh sẽ được ưu tiên sử dụng cho phát triển kinh tế xã hội", ông Cho Han-Deog, Giám đốc quốc gia KOICA tại Việt Nam, nhấn mạnh.
Bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện thường trú của UNDP cùng với đội rà phá bom mìn.
Bình Định là một trong những địa phương bị ô nhiễm bom mìn nặng nhất ở Việt Nam. Hơn bốn thập kỷ sau chiến tranh, tại Bình Định vẫn còn hơn 40% (gần 250,000 hecta) diện tích đất ô nhiễm bởi bom mìn còn sót lại. Bắt đầu triển khai từ năm 2018, dự án "Việt Nam - Hàn Quốc Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh" do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua KOICA dưới sự điều phối của UNDP cho hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định với kinh phí khoảng 20 triệu USD, nhằm mục tiêu khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh, đảm bảo an toàn cho người dân khi tiếp cận các công trình xã hội cơ bản như trạm y tế, trường học và đất sản xuất.
Một kết quả nổi bật từ dự án, là trước mùa lũ năm nay, 29 hộ gia đình ở vùng đất thấp dễ lụt lội được chuyển đến vùng đất cao hơn và không còn ô nhiễm bom mìn ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát. Mỗi gia đình được Chính quyền cấp hơn 200 mét vuông và 20 triệu đồng để xây nhà, kịp thời hoàn thành và chuyển đến trước khi mùa lụt năm nay bắt đầu.
Ba tháng trước, bà Nguyễn Thị Sen được cấp đất và hỗ trợ tiền xây nhà. Bà vừa xây xong nhà và kịp chuyển đến cùng với các con trước mùa lụt bão. Bà Sen cho biết: "Trước tôi ở miền đồng lụt trũng, cứ đến mùa lụt, nước vào nhà, tôi phải kê đồ đạc lên cao, rồi dắt ba đứa con và con bò đến ở nhờ nhà họ hàng ở vùng cao hơn. Thường phải mất một tháng, nước rút mới dám quay về. Năm nay, tôi không còn phải lo lắng khi mùa lụt tới nữa".
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cho biết: "Sau khi dự án được triển khai đã mang đến cho địa phương một diện tích đất sạch rất lớn, phục vụ cho địa phương, cho bà con nhân dân phát triển sản xuất, đặc biệt là phục vụ cho xây dựng các công trình hạ tầng xã hội như trạm y tế, trường học...".
Dự án tập trung vào các lĩnh vực khảo sát rà phá; quản lý thông tin; giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ bom mìn; hỗ trợ nạn nhân bom mìn; nâng cao năng lực.
Thêm 8 ca COVID-19 nhập cảnh vào Việt Nam 18h ngày 25/10, Bộ Y tế công bố thêm 8 ca COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 tại nước ta lên 1.168. Theo Bộ Y tế, tất cả 8 trường hợp mắc COVID-19 mới đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Cụ thể: BN1161: nữ, 42 tuổi, có địa chỉ...