Mở rộng khu công nghiệp khiến nhiều diện tích lúa của dân thiếu nước
Lúa đang trong thời kỳ làm đòng, trong khi đó toàn bộ hệ thống kênh tưới tiêu đã bị đổ, vỡ nứt nẻ khiến hàng chục ha lúa của người dân xã Dân Quyền, huyện Tam Nông (Phú Thọ) có nguy cơ mất trắng do thiếu nước.
Hệ thống kênh tưới tiêu bị đổ, vỡ.
Điều đáng nói, toàn bộ hệ thống kênh này đã bị đổ vỡ do Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ trong quá trình thi công san lấp mặt bằng khu vực mở rộng dự án khu công nghiệp Trung Hà đã tự ý phá nhưng chưa có biện pháp hợp lý để xử lý dẫn đến nhiều người dân bức xúc.
Ông Nguyễn Quyết Thắng, ở khu 14, xã Dân Quyền cho hay, việc xây dựng dự án mở rộng khu công nghiệp Trung Hà là chủ trương của Nhà nước, người dân không phản đối. Tuy nhiên, việc san lấp của Ban quản lý dự án khu công nghiệp đã làm hàng trăm mét kênh phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ha lúa dân thiếu nước là không thể chấp nhận được.
“Nhà tôi đã nhượng lại hơn 1 sào (360 m2) và nhận 92 triệu đồng bồi thường. Còn 4 sào ở khu vực phía dưới đang trong thời kỳ làm đòng, chuẩn bị trổ bông, rất cần đủ nguồn nước để đảm bảo sinh trưởng, phát triển cho cây lúa. Thế nhưng, hiện nay nước đang thiếu nghiêm trọng, nếu không được khắc phục kịp thời, đặc biệt là thời điểm nắng gắt kéo dài như hiện nay thì nguy cơ mất trắng là điều khó tránh”, ông Nguyễn Quyết Thắng chia sẻ.
Người dân xã Dân Quyền bức xúc vì kênh mương cấp nước bị phá hỏng.
Bà Chu Thị Vượng, khu 14, xã Dân Quyền bức xúc, toàn bộ ruộng đất nông nghiệp của người dân khu 12, 13, 14 và 15 xã Dân Quyền canh tác từ xưa đến nay phụ thuộc vào nguồn nước tưới tiêu của kênh thủy lợi xứ đồng Hồng Đà. Hiện nay, chỉ có một phần nhỏ diện tích đất lúa ở cánh đồng Hồng Đà bị thu hồi để làm dự án mở rộng khu công nghiệp Trung Hà, số nhiều còn lại bà con vẫn sản xuất trồng lúa hàng năm…
Video đang HOT
“Công trình thủy lợi là kênh tưới tiêu duy nhất phục vụ sản xuất nông nghiệp xứ đồng Hồng Đà, do đó người dân yêu cầu Ban quản lý khu công nghiệp Trung Hà dừng toàn bộ việc phá hủy, san lấp kênh tưới tiêu. Những đoạn kênh bị phá hủy cần khẩn trương trả lại nguyên hiện trạng để nhanh chóng bơm nước “cấp cứu” cho cánh đồng lúa đang có nguy cơ chết yểu”, bà Chu Thị Vượng chia sẻ.
Người dân xã Dân Quyền cho biết, họ đã kiến nghị lên các cấp thẩm quyền về việc kênh mương cấp nước bị phá hỏng, tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa được phản hồi, xử lý một cách hợp lý để người dân yên tâm sản xuất, ổn định đời sống.
Ông Phan Công Nguyên, Trưởng khu 15, xã Dân Quyền cho biết, mong muốn cấp bách của người dân khu 15 nói riêng và khu 12, 13 và khu 14 nói chung là các cấp thẩm quyền xử lý kịp thời cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân; trong đó, đảm bảo đủ nước cho vụ mùa tới để người dân yên tâm sản xuất.
Hệ thống kênh tưới tiêu bị đổ, vỡ.
Để làm rõ hơn về trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư, cũng như giải pháp khắc phục trong việc tự ý phá hủy hệ thống kênh cấp nước ở xứ Hồng Đà, phóng viên đã nhiều lần liên lạc với ông Phạm Quang Huy, Giám đốc Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ nhưng đến nay, ông Huy vẫn chưa thông tin cho phóng viên về phương án xử lý vấn đề này.
Trước nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp do vỡ hệ thống kênh tưới tiêu ở xứ đồng Hồng Đà, Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ báo cáo về việc tự ý phá hủy công trình thủy lợi gây ảnh hưởng lớn đến phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc xã Dân Quyền, huyện Tam Nông.
Văn bản nêu rõ, hiện nay Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (đơn vị chủ đầu tư) đang triển khai thi công san lấp mặt bằng thuộc các dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật Trung Hà (giai đoạn mở rộng và giai đoạn 2); trong đó, có hạng mục san lấp mặt bằng tại xứ đồng Hồng Đà, thuộc xã Hồng Đà cũ (nay thuộc xã Dân Quyền), huyện Tam Nông. Tại các khu vực san lấp, Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ đang phục vụ tưới nước cho khoảng 60 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc xứ đồng trên, nguồn cấp từ trạm bơm Thượng Nông và trạm bơm dã chiến.
Ngày 29/7, kiểm tra thực tế tại hiện trạng khu vực đang san lấp mặt bằng cho thấy, đơn vị thi công đã tự ý phá hủy hoàn toàn tuyến kênh cấp 1 bằng gạch xây với chiều dài khoảng 400 m gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện san lấp, công ty không được chủ đầu tư thông báo thu hồi hay phối hợp để có phương án cấp nước thay thế. Do diện tích phục vụ lớn, nguồn điện xa nên công ty đang rất khó khăn trong việc tìm nguồn cấp nước cho xứ đồng trên.
Ngoài ra, văn bản của Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ cũng đề nghị tỉnh Phú Thọ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xem xét trách nhiệm của các đơn vị liên quan để công ty có biện pháp cấp nước kịp thời cho nhân dân.
Quá trình thi công dự án mở rộng khu công nghiệp Trung Hà đã làm hư hỏng hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ông Trần Quốc Bình, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ cho biết, việc tự ý phá dỡ công trình thủy lợi ở xứ Hồng Đà, xã Dân Quyền đã vi phạm khoản 3 Điều 8 Luật Thủy Lợi. Do đó, Sở do đó yêu cầu huyện Tam Nông thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều.
Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ chỉ đạo chủ đầu tư trong quá trình thi công dự án mở rộng khu công nghiệp Trung Hà không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi trong khu vực dự án khi chưa hoàn thành phương án thay thế các công trình sẵn có; không làm ảnh hưởng việc cấp nước phục vụ sản xuất và tiêu thoát nước trong khu vực.
Đối với tuyến kênh bị phá hủy trong quá trình thi công dự án mở rộng khu công nghiệp, trước mắt để đảm bảo việc cấp nước phục vụ sản xuất 60 ha diện tích đất nông nghiệp tuyến kênh đang phục vụ, chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị liên quan khắc phục ngay bằng kênh đất.
Đồng thời, trải bạt trong lòng kênh đảm bảo vận chuyển nước, không để thất thoát nước ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất trong khu vực trên cơ sở có hướng dẫn, phối hợp của công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ. Đồng thời, có phương án xây dựng tuyến kênh thay thế và được sự chấp thuận của Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ, thời gian hoàn thành xong trước ngày 31/10/2022.
Thêm 12 tuyến xe buýt mới tại TP.HCM
UBND TP.HCM vừa có quyết định bổ sung 12 tuyến xe buýt mới, trong đó có 4 tuyến xe buýt nhỏ, 4 tuyến chất lượng cao và 4 tuyến liên tỉnh giúp tăng cường kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận.
Việc bổ sung các tuyến xe buýt sẽ góp phần phát triển mật độ xe buýt tại thành phố và kết nối vùng - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo đó, 4 tuyến xe buýt nhỏ gồm: ga tàu thủy Bình An - bến xe buýt Sài Gòn (19,5km), ga tàu thủy Bình An - đường Liên Phường (18km), khu dân cư ấp 5 Phong Phú - UBND quận 7 (16,5km), khu dân cư T30 - Trường đại học Marketing (14km).
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đánh giá các tuyến xe buýt nhỏ này có thể hoạt động trên các tuyến đường đặc thù hẹp, kết nối đến các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đầu mối giao thông. Đồng thời kết nối với các tuyến vận tải hành khách có khối lượng lớn và các phương thức vận tải khác.
Còn 4 tuyến xe buýt chất lượng cao gồm: khu dân cư T30 - Trường đại học Marketing (14km), An Lạc - Rạch Chiếc (21,3km), An Lạc - Bến Thành (14,4km), Chợ Lớn - Rạch Chiếc (15,7km), Bến Thành - Rạch Chiếc (10,8km).
Ngoài ra, 4 tuyến xe buýt liên tỉnh sẽ bổ sung đi các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gồm: bến xe An Sương - bến xe Biên Hòa (37,4km), bến xe Tân Phú - bến xe Tây Ninh (91km), bến xe buýt Tân Phú - bến xe Tiền Giang (85km), bến xe Tân Phú - bến xe Biên Hòa (47km).
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, việc bổ sung các tuyến xe này không chỉ góp phần phát triển mật độ xe buýt tại thành phố mà còn tăng cường kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Nội dung trong đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng, kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2021 - 2030, có nêu rõ: "TP sẽ mở rộng mạng lưới xe buýt, đảm bảo kết nối đến các vùng đô thị, đầu mối giao thông, hoàn thiện các dự án có khối lượng vận tải lớn như metro, xe buýt nhanh".
Giảm diện tích lúa Thu Đông 2022 vùng Đồng bằng sông Cửu Long Cục Trồng trọt cho biết, vụ Thu Đông 2022, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 700 nghìn ha lúa, giảm 3,5 nghìn ha so với cùng kỳ. Cánh đồng mẫu lớn ở An Giang. Ảnh minh họa: Trọng Đạt/TTXVN Tại Hội nghị "Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2022; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông,...