Mở rộng đối tượng thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo gỡ vướng việc quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà Nước.
Theo thông tin vừa được Văn phòng Chính phủ cho biết chiều 17/3. Theo đó, nhằm phù hợp chính sách về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiện hành và đặc thù của hoạt động đối ngoại, ngày 6/10/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 56/2014/QĐ-TTg về việc quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
Bộ Ngoại giao được xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc cho các đối tượng không thuộc quy định ại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 56/2014/QĐ-TTg được tạm thời thuê các cơ sở nhà, đất… Ảnh Minh họa
Sau gần 2 năm thực hiện, Quyết định trên đã gặp một số khó khăn. Để tháo gỡ những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc cho các đối tượng không thuộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 56/2014/QĐ-TTg được tạm thời thuê các cơ sở nhà, đất đang trong quá trình lập phương án bố trí sử dụng hoặc giới thiệu và đàm phán để Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê.
Bộ Ngoại giao ban hành quy định về điều kiện và phương thức cho thuê, trong đó có quy định cụ thể nội dung về điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong trường hợp bên cho thuê lấy lại nhà để phục vụ mục đích đối ngoại.
Hàng năm, Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện việc cho thuê nhà đối với các đối tượng không thuộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 56/2014/QĐ-TTg ngày 6/10/2014.
Video đang HOT
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 56/2014/QĐ-TTg, đối tượng được thuê các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước phục vụ hoạt động đối ngoại là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (gồm: Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự nước ngoài, Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức quốc tế Liên chính phủ); Văn phòng nước ngoài (gồm: Văn phòng đại diện của các tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài, Văn phòng đại diện của các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình, Văn phòng đại diện và Văn phòng dự án của các Tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài).
Đinh Bách
Theo_VnMedia
Tiết lộ quy trình đỡ trẻ, trao con không thể nhầm ở BV phụ sản
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc quản lý bằng số cả mẹ và con, đồng thời giao trách nhiệm từ nhân viên y đến và bảo vệ bệnh viện, nên việc trao nhầm con rất khó xảy ra.
Trong những ngày gần đây, liên tiếp các sự việc trao nhầm con tại các nhà hộ sinh cách đây 42 năm và sau đó là 29 năm khiến dư luận rất hoang mang lo lắng, nhiều ý kiến cho rằng, nến không kiểm soát chặt chẽ thì ngay tại các bệnh viện hiện nay cũng rất dễ xảy ra trường hợp trao nhầm con cho các bà mẹ.
Để hiểu rõ hơn về quy trình sinh con, tiếp nhận, chăm sóc từ khi sản phụ vào nhập viện cho đến khi "mẹ tròn, con vuông", phóng viên đã có mặt tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nơi mỗi năm có khoảng 40.000 em bé ra đời.
Sản phụ và trẻ sơ sinh cùng mã số (Ảnh: Nam Nguyễn)
Trao đổi với phóng viên, bà Trương Thị Mỹ Hà (Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) khẳng định: "Hơn 20 năm làm việc tại bệnh viện, tôi chưa thấy có một ca nào trao nhầm con cho sản phụ cả, ở đây chúng tôi có những quy định rất cụ thể và chặt chẽ giữa việc giao, nhận trẻ sơ sinh cũng như giữa bà mẹ và nhân viên y tế.
Không chỉ có vậy, chúng tôi còn gắn tránh nhiệm của từng cá nhân, người có trách nhiệm từ nhân viên y tế cho đến bảo vệ bệnh viện".
Theo bà Hà, để tránh việc trao nhầm trẻ, các nhân viên y tế phải chuẩn bị đầy đủ các cặp số đánh dấu sơ sinh cho mẹ và con, các số đánh dấu đó phải giống nhau. Số đeo không trùng nhau giữa các trẻ và các mẹ và phải theo thứ tự liên tục.
Những số này phải được công khai và đeo theo từng cặp ngay tại bàn đẻ, bàn đón mổ. Đồng thời, việc thực hiện đeo số, kiểm tra để đánh dấu trẻ và ghi vào hồ sơ bệnh án phải do một người thực hiện, còn người đỡ đẻ có tránh nhiệm đọc to giờ sinh, ngày sinh, công khai giới tính của trẻ ngay tại bàn mổ.
Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Phụ sản Trung ương Trương Thị Mỹ Hà đang ân cần hỏi thăm, kiểm tra mã số của sản phụ và trẻ sơ sinh
Bài liên quan:
Còn người làm hồ sơ bệnh án có trách nhiệm nhìn, kiểm tra lại giới tính, số mẹ, số con trước khi ghi vào hồ sơ bệnh án. Đồng thời trong ca trực cần phải thường xuyên đi kiểm tra để đảm bảo việc chăm sóc trẻ, hướng dẫn sản phụ và gia đình phối hợp chăm sóc, theo dõi, kịp thời phát hiện và cảnh giác với những hiện tượng nghi ngờ, mất an ninh để có biện pháp xử lý.
Cũng theo vị điều dưỡng trưởng này, khi bàn giao trẻ tại giường bệnh, nhân viên y tế chỉ bàn giao con cho bà mẹ, không giao cho bất kỳ ai, đối chiếu số mẹ, số con trùng khớp và kiểm tra thêm giới tính của trẻ. Các trường hợp đặc biệt khác phải do cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, khi sản phụ chưa đủ sức khỏe để nhận biết trẻ thì không được bàn giao cho con cho sản phụ.
Còn khi nhân viên y tế nhận trẻ từ mẹ, cần phải thông báo cho sản phụ biết lý do đón trẻ tách mẹ như: cho đi tắm, tiêm hoặc điều trị bệnh lý. Đồng thời, đối chiếu hồ sơ bệnh án tên mẹ, tên con, mã số con và số mẹ đeo khớp với bệnh án sơ sinh...
Để tránh tình trạng nhầm lẫn và sử dụng lại số, khi ra viện bệnh viện yêu cầu sản phụ tự giữ lại số để không có tình trạng người khác lấy nhầm. Thậm chí, ngay cả lực lượng bảo vệ cũng có trách nhiệm trong việc kiểm soát này, đó là kiểm soát giấy ra viện, giấy chứng sinh cũng như số trẻ ra viện...
"Bằng tất cả những biện pháp trên, tôi khẳng định khó có thể xảy ra trường hợp trao nhầm trẻ cho sản phụ. Còn riêng về việc tráo đổi thì với lương tâm người thầy thuốc, các nhân viên bệnh viện phụ sản Hà Nội sẽ không bao giờ làm như vậy", bà Hà nói.
Cũng theo bà Hà, hiện nay bệnh viện vẫn đang áp dụng số đeo đánh dấu theo thứ tự và ép bằng nhựa mica, nên việc nhòe hoặc mờ số là không thể xảy ra. Hơn nữa, việc đeo dây giữ số vào cổ trẻ và đeo vào cổ tay sản phụ cũng khó có thể xảy ra tình trạng tuột, vì trẻ sơ sinh và sản phụ là những người cần được nâng niu, chăm sóc đặc biệt nhẹ nhàng.
"Hiện chúng tôi cũng đang áp dụng số đeo tay cho mẹ và con bằng cách bấm cố định, không thể tháo ra được (sau khi ra viện sẽ cắt). Nếu thấy phù hợp chúng tôi sẽ áp dụng trong toàn viện trong thời gian tới, phương pháp này sẽ an toàn tuyệt đối và không bao giờ có chuyện nhầm lẫn", điều dưỡng trưởng Hà cho biết.
Theo_Eva
"Khó đỡ" với những ám hiệu lạ lùng của chân dài 1m7 và độc kế bẫy trai Tây Mỗi khi trai Tây vào nhà nghỉ, họ thường có sở thích chụp hình khỏa thân, quay video làm kỷ niệm. Lúc đó, hầu hết khách đều mất cảnh giác nên không ít lần tài sản của khách bị chân dài "thổi" bay. Những cô gái "nghiện thác loạn" Trong tuyến bài này, nhờ sự giới thiệu của Kim Thoa - nhân vật...