Mở rộng đối tượng khen thưởng, khắc phục tình trạng “cộng dồn thành tích”
Đề xuất danh hiệu “ Gia đình tiêu biểu”, mở rộng đối tượng khen thưởng người nước ngoài có nhiều đóng góp cho Việt Nam và nhiều quy định nhằm khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích”.
Dự thảo Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Dự thảo đã đưa các nội dung về thi đua; khen thưởng; các quy định về thẩm quyền; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng cùng nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng.
“Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa giúp người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, tạo chuyển biến căn bản trong giải quyết các thủ tục giữa cơ quan nhà nước và người dân”- cơ quan soạn thảo cho hay.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Nguyễn Văn Lượng -Quyền Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Biên chế (Ảnh: BNV).
Sẽ có danh hiệu “Gia đình tiêu biểu”
Dự thảo luật đã quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đơn vị, cơ sở trong tổ chức triển khai phong trào thi đua, để việc phát động, triển khai các phong trào thi đua trong thời gian tới phải thực sự thiết thực, hướng về cơ sở; gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua.
Bổ sung danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” cho tập thể khi tham gia các phong trào thi đua theo chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ phát động từ 5 năm trở lên và danh hiệu “Cờ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh” cho tập thể khi tham gia phong trào thi đua theo chuyên đề do bộ, ngành, địa phương phát động từ 3 năm trở lên để phát huy tác dụng khích lệ, động viên phong trào.
Cùng với đó, xuất phát từ thực tiễn triển khai các phong trào thi đua thời gian qua, ban soạn thảo đã nghiên cứu, thống nhất đề nghị bổ sung danh hiệu “Xã tiêu biểu”, “Phường, Thị trấn tiêu biểu”, là những danh hiệu tổng hợp kết quả phong trào thi đua ở cấp xã.
Đổi tên, điều chỉnh một số tiêu chuẩn danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa” thành danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu”, “Gia đình tiêu biểu” để thống nhất hệ thống danh hiệu thi đua ở cơ sở và cho gia đình. Đây là những điểm mới của dự án luật.
Video đang HOT
Đảm bảo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó
Dự thảo Luật Thi đua, Khen thưởng đã sửa đổi, bổ sung với nhiều nội dung mới để đảm bảo bao quát hết các đối tượng khen thưởng, phù hợp với vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền công tác khen thưởng trong hệ thống chính trị; cân đối khen thưởng khu vực cơ quan dân cử và khu vực ngoài nhà nước.
Trong đó đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, đảm bảo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” trước đây.
Sắp xếp lại thứ tự các loại hình khen thưởng gồm: Khen thưởng theo công trạng; khen thưởng đột xuất; khen thưởng phong trào thi đua; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng niên hạn; khen thưởng đối ngoại.
Đồng thời bổ sung nguyên tắc “quan tâm khen thưởng cho người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu và địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo”; mở rộng đối tượng khen thưởng người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam trong điều kiện chủ động hội nhập.
Quy định rõ hơn đối tượng khen thưởng “doanh nhân, trí thức, nhà khoa học”, “doanh nghiệp” trong các loại hình khen thưởng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước, kinh tế tư nhân.
Dự thảo quy định rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội được tặng Kỷ niệm chương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tặng huy hiệu để phù hợp với thực tiễn và thống nhất hình thức khen thưởng.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (Ảnh: TTXVN).
Cụ thể đối tượng xét tặng, tặng thưởng Huân chương
Quy định cụ thể đối tượng xét tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh là bộ, ban, ngành, tỉnh, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, “hệ lực lượng” thuộc Bộ Công an.
Đối tượng xét tặng Huân chương Độc lập hạng các hạng là bộ, ban, ngành, tỉnh, các tập thể thuộc và trực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh để thực hiện nguyên tắc khen thưởng là “Bảo đảm thống nhất giữa thành tích, hình thức và đối tượng khen thưởng”. Bổ sung quy định tiêu chuẩn tặng thưởng Huân chương Độc lập các hạng cho bộ, ban, ngành, tỉnh nhân dịp kỷ niệm năm tròn, Huân chương Quân công các hạng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm năm tròn để phù hợp quá trình triển khai thực hiện.
Quy định cụ thể đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh cho đối tượng là nông dân, công nhân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học để thực hiện chủ trương của Đảng về chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác.
Đáng chú ý, dự thảo còn bổ sung tiêu chuẩn tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba” cho cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong phong trào thi đua do bộ, ban, ngành, tỉnh phát động từ 5 năm trở lên. Bổ sung tiêu chuẩn tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba” cho tập thể có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động; hoặc do bộ, ban, ngành, tỉnh phát động khi tổng kết 5 năm trở lên hoặc theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.
Bổ sung tiêu chuẩn phong tặng và truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất và bỏ quy định về thời gian 5 năm 1 lần xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” và danh hiệu “Anh hùng Lao động”, để đảm bảo nguyên tắc khen thưởng kịp thời động viên tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước tiếp tục xem xét và thực hiện việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến cho những cá nhân, tập thể, gia đình, địa phương và cơ sở có công lao, thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc. Chính phủ hướng dẫn thể thức và thời hạn kết thúc việc khen thưởng tổng kết thành tích các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc để khen thưởng cho cá nhân, tập thể, nhân dân có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc.
Kiểm tra các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu ngành thuế cần tiếp tục đẩy mạnh việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, triển khai các ứng dụng nộp thuế qua điện thoại thông minh để các tổ chức, cá nhân có thể nộp thuế mọi lúc, mọi nơi, 24/7, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Cán bộ ngành thuế Ninh Bình tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Thùy Dung/TTXVN
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, cơ quan thuế các cấp cần đẩy nhanh việc triển khai hóa đơn điện tử có mã xác thực, qua đó kiểm soát được dòng tiền, dòng hàng, hạn chế được gian lận thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng.
Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thanh, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế; tiếp tục triển khai việc thu thuế qua các sàn thương mại điện tử; tăng cường giáo dục đào tạo cán bộ; đẩy tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế vì mục tiêu cao nhất phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách được giao.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn, nhiệm vụ thu năm 2021 được Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành thuế là 1.167.400 tỷ đồng. Nghĩa là trong quý IV, ngành thuế phải thu tối thiểu 260.400 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng phải thu hơn 86.800 tỷ đồng. "Đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp", Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn nói.
Do đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục Thuế tiếp tục bám sát diễn biến thu ngân sách nhà nước theo từng khoản thu, sắc thuế, tích cực đôn đốc các tổ chức nộp các khoản thuế đã hết thời gian gia hạn khoảng 42.300 tỷ đồng; tăng cường đôn đốc thu hồi nợ thuế.
Song song với đó, Tổng cục Thuế sẽ phối hợp với các vụ, đơn vị thuộc Bộ Tài chính để đôn đốc thu các khoản thuộc ngân sách trung ương như tiền sử dụng đất, thu phí, lệ phí trung ương, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, thu chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, trong thời gian tới, ngành thuế sẽ đẩy mạnh việc triển khai hóa đơn điện tử; tiếp tục triển khai các giải pháp thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại qua các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, qua đó phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.
Theo Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn, số thu ngân sách liên tục có xu hướng giảm qua các tháng, quý và so với thực hiện cùng kỳ. Cụ thể, số thu quý I đạt 369.688 tỷ đồng, quý II chỉ còn 289.717 tỷ đồng, sang quý III/2021 thu chỉ đạt 245.989 tỷ đồng. Số thu quý III chỉ bằng 64% quý I và bằng 71,9% quý II. Nhiều tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách đạt rất thấp và thấp hơn rất nhiều so với bình quân thu ngân sách 7 tháng của năm. Riêng Tp. Hồ Chí Minh thu ngân sách 9 tháng giảm gần 6.000 tỷ đồng so với tháng 8/2021.
Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho rằng, dịch bệnh diễn biến phức tạp từ tháng 4 và lan rộng ra các tỉnh phía Nam từ tháng 7 đã ảnh hưởng lớn đến quản lý thuế, đặc biệt là thanh tra kiểm tra và quản lý nợ.
Trong tháng 9, ngành thuế chỉ thực hiện được 3.397 cuộc thanh, kiểm tra, đạt 3,28% kế hoạch. Lũy kế 9 tháng thực hiện được 46.752 cuộc thanh, kiểm tra, bằng 51,1% kế hoạch. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra là 34.040 tỷ đồng.
Về thu nợ thuế 9 tháng, toàn ngành thực hiện thu hồi 22.000 tỷ đồng tiền thuế nợ đọng, bằng 73,1% kế hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên số thu nợ giảm mạnh qua từng tháng. Tháng 8 thu đạt 2.090 tỷ đồng; tháng 9, chỉ ước đạt 1.100 tỷ đồng, giảm trên 1.500 tỷ đồng so với bình quân 7 tháng.
Không chỉ có vậy, để tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế trong năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về việc thực hiện gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cho trong năm 2021.
Tổng cục Thuế nhận định, những giải pháp này đã phát huy hiệu quả giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhưng việc này cũng đã tác động đến tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách.
Tính đến cuối tháng 9/2021, đã có tổng số 138.984 đơn đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất; trong đó, có 119.508 doanh nghiệp và 19.476 hộ, cá nhân kinh doanh. Tổng số tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn là 78.108 tỷ đồng.
Chủ động phương án đón người dân trở về từ nơi có dịch COVID-19 Chiều 2/10, khoảng 2.000 công dân của tỉnh Ninh Thuận đang công tác, làm việc tại tỉnh Đồng Nai đã về đến địa phương. Người dân từ Đồng Nai về được tập trung theo khu vực của mỗi địa phương trước kiểm tra dịch bệnh và đưa đi cách ly. Ảnh: Công Thử/TTXVN Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch, tỉnh...